Phương pháp điều trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các loại thuốc xịt hen suyễn cũng như các phương pháp điều trị hen suyễn khác ở trẻ sơ sinh. Nếu mẹ không chắc chắn liệu con có bị hen suyễn hay không, hãy tìm hiểu một cách kỹ lưỡng các dấu hiệu và triệu chứng cần chú ý, nguyên nhân gây ra bệnh và cách chẩn đoán qua bài viết dưới đây về bệnh hen suyễn của trẻ.

Điều trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Nếu các triệu chứng hen suyễn của bé nhẹ và không tái phát vài lần một tuần, bác sĩ đa khoa hoặc chuyên gia hen suyễn sẽ kê cho bé thuốc dạng xịt. Mẹ có thể sử dụng thuốc này bất cứ khi nào bé xuất hiện triệu chứng để giúp bé giảm đau một cách nhanh chóng.

Thuốc dạng xịt thường có màu xanh, có thành phần là một loại thuốc được gọi là thuốc vận chủ beta-2 tác dụng ngắn (SABA). Thuốc sẽ nhanh chóng làm giãn các cơ xung quanh đường dẫn khí hẹp của bé, giúp cho đường dẫn khí của bé mở rộng và giúp bé thở dễ dàng hơn.

Bác sĩ đa khoa hoặc chuyên gia về hen suyễn sẽ chỉ cho mẹ thời điểm và cách cho bé dùng thuốc dạng xịt. Mẹ sẽ cần sử dụng một thiết bị đặc biệt gọi là miếng đệm (một ống nhỏ hoặc buồng chúa thuốc được xịt ra từ ống xịt).

Thuốc thường được gắn mặt nạ để giúp bé sử dụng một cách dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc dạng xịt này bất cứ khi nào bé xuất hiện triệu chứng.

Thuốc xịt hen suyễn dành cho trẻ sơ sinh

Thuốc xịt hen suyễn dành cho trẻ sơ sinh

Một số bé có thể gặp phải tác dụng phụ nhẹ sau khi sử dụng ống xịt. Con hơi run hoặc không tỉnh táo sau khi sử dụng thuốc. Mẹ cũng có thể nhận thấy tim bé đập nhanh hơn. Những tác dụng phụ này thường không gây hại cho trẻ, con sẽ trở lại bình thường trong vòng vài phút.

Nếu mẹ đưa bé đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo, hãy dặn dò riêng với cô giáo chăm sóc bé. Hãy cho cô giáo biết bé bị hen suyễn và dặn dò cô những điều cần làm nếu bé phát bệnh khi đến lớp.

Mẹ có thể liên hệ bác sĩ để mua thêm thuốc dạng xịt, như vậy mẹ có thể để một cái ở nhà, một cái trong xe và một cái đưa cho cô giáo ở nhà trẻ hoặc người giữ trẻ nếu thích hợp. Như thế, mẹ sẽ có thể cảm thấy an tâm bé sẽ có thuốc để sử dụng ngay lập tức khi có dấu hiệu bị hen.

Bé sẽ được điều trị như thế nào khi con bị hen suyễn nhẹ?

Đôi khi, chỉ sử dụng thuốc hen suyễn dạng xịt là không đủ để kiểm soát các triệu chứng của bé. Bé có thể cần điều trị bổ sung nếu:

  • Có triệu chứng bệnh xấu xuất hiện ít nhất ba lần một tuần
  • Con từng phải nhập viện vì một cơn hen suyễn nặng
  • Con được kê đơn steroid lỏng để điều trị cơn hen suyễn

Nếu bé thuộc những trường hợp nêu trên, bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng một loại thuốc dạng xịt khác, đây là thuốc xịt dự phòng. 

Thuốc xịt dự phòng thường có màu nâu. Thuốc có chứa thành phần corticosteroid (như beclomethasone, budesonide hoặc flnomasone) giúp ngăn ngừa các triệu chứng phát triển nặng thêm. Mẹ cần cho bé dùng thuốc mỗi ngày theo khuyến cáo của bác sĩ (thường là vào buổi sáng và buổi tối), để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.

Thuốc dự phòng đôi khi có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như gây ra tưa miệng, đau họng hoặc làm khàn giọng. Sử dụng một ống nhựa (miếng đệm) với mặt nạ để xịt thuốc sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ. Ngoài ra mẹ có thể dùng khăn lau xung quanh miệng bé và đánh răng nhẹ nhàng sau khi sử dụng.

Nên làm gì nếu các triệu chứng của con vẫn không được cải thiện?

Mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ nếu:

  • Con chỉ cần sử dụng thuốc xịt thường để cắt cơn và sử dụng ít hơn ba lần một tuần.
  • Con đã sử dụng thuốc thuốc xịt dự phòng ít nhất tám lần một tuần nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.

Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất khó chẩn đoán. Nếu thuốc không có tác dụng mặc dù mẹ đã cho bé sử dụng theo đúng cách, bác sĩ sẽ xem xét các nguyên nhân khác gây ra dị ứng của bé. Có thể con không phải đang bị hen suyễn.

Nếu bác sĩ vẫn cho rằng con bị hen suyễn, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng một loại thuốc khác gọi là thuốc kháng thụ thể leukotrien (LTRAs). Tương tự như thuốc dự phòng, thuốc này cũng có tác dụng sau khi dùng thuốc một lúc, giúp ngăn ngừa các triệu chứng phát triển ngay từ đầu. Thuốc LTRAs là thuốc dạng bột nên mẹ có thể rắc vào miệng bé hoặc rắc lên đồ ăn của bé.

Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với LTRAs và thuốc có thể gây tác dụng phụ như nôn mửa và gặp ác mộng khi ngủ. Vì vậy. bé chỉ được sử dụng thuốc này khi các loại thuốc hen suyễn khác không có hiệu quả.

Nếu các bác sĩ vẫn chẩn đoán bé bị hen suyễn và dùng LTRAs mà không đỡ bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ đến các chuyên gia về hen suyễn. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị để đảm bảo con được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất.

Nên làm gì nếu con bị lên cơn suyễn nặng?

Nếu con khó thở và thuốc xịt không có hiệu quả với bé (hoặc con không mang theo thuốc bên người), mẹ hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu mẹ đem theo thuốc cắt cơn, hãy cho bé dùng cứ sau 30 đến 60 giây trong khi chờ xe cứu thương, có thể cho bé dùng thuốc cắt cơn đến 10 lần. Mẹ hãy giữ con ở tư thế thẳng đứng để giúp con có thể thở dễ dàng hơn. 

Sơ cứu và gọi cấp cứu khi trẻ lên cơn hen suyễn

Sơ cứu và gọi cấp cứu ngay khi trẻ lên cơn hen suyễn

Nếu con không cần phải đi viện, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ cho bé thở oxy qua mặt nạ để giúp bé dễ thở hơn. Bác sĩ cũng sẽ cho bé uống một viên thuốc steroid dạng hòa tan (prednison) trong ba ngày để kiểm soát tốt các triệu chứng của bé.

Khi bé bị lên cơn suyễn nặng, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ ngay lập tức. Nếu con cần phải điều trị tại bệnh viện, bé sẽ ở lại viện để theo dõi ít nhất hai ngày. Nếu con không cần đi viện, mẹ cần luôn theo sát bé để đảm bảo an toàn. Bác sĩ sẽ xem xét tình hình và kê thuốc để điều trị các cơn hen lần sau.

Có thể ngăn ngừa các cơn hen suyễn không?

Hiện nay chưa có cách điều trị giúp khỏi bệnh hen suyễn hoàn toàn và cũng không có cách nào dễ dàng để ngăn chặn các cơn hen. Tuy nhiên, mẹ có thể áp dụng rất nhiều phương pháp để làm giảm nguy cơ bé bị lên cơn hen nặng cũng như giúp bé có một cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn.

  • Điều quan trọng nhất là mẹ cần phải đảm bảo bé có đầy đủ các loại thuốc cần thiết. Nếu mẹ nhận thấy sử dụng thuốc hen dạng xịt không phải cách tốt nhất để điều trị cho bé, hoặc mẹ có bất kỳ thắc mắc nào khác về bệnh, hãy đề cập luôn với bác sĩ hoặc chuyên gia về các bệnh đường hô hấp để nhận tư vấn kỹ hơn.
  • Nhiều người mắc bệnh hen suyễn sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố như khói, vật nuôi hoặc các chất gây dị ứng khác Mẹ cần xác định các yếu tố làm bé lên cơn hen và tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân đó để có thể làm giảm nguy cơ triệu chứng hen của con bùng phát. Ví dụ, nếu mẹ nhận thấy rằng bé có hiện tượng lên cơn hen khi mẹ và bé đến thăm một người bạn có thú cưng, mẹ nên thử để bé tránh xa động vật trong một thời gian và xem điều đó có giúp cải thiện tình trạng phát bệnh của con không. Ngoài ra, mẹ có thể nhận các lời khuyên từ bác sĩ về những cách để tránh các chất gây dị ứng phổ biến.
  • Cảm lạnh thông thường cũng là một trong các tác nhân chính kích thích hen suyễn. Bởi vì hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang trong quá trình phát triển, việc bé bị cảm lạnh từ tám lần trở lên mỗi năm là điều bình thường. 
  • Nếu mẹ không cho bé sử dụng thuốc cắt cơn màu xanh thường xuyên có thể thuốc sẽ nhanh chóng hết hạn. Mẹ cần kiểm tra ngày hết hạn được ghi trên bao bì và đặt lời nhắc hoặc ghi chú trên điện thoại của mẹ khi mẹ cần mua thuốc mới. Thuốc cắt cơn dạng xịt cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, vì vậy mẹ cần lưu trữ và bảo quản thuốc ở nhiệt độ thường, không quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thuốc được ghi rõ trên bao bì.
  • Ba mẹ không được hút thuốc và cũng đừng để bất kì ai trong nhà hút thuốc xung quanh em bé. Khói thuốc có thể làm bệnh của bé nặng hơn và dễ làm bé lên cơn suyễn. 
  • Không khí lạnh làm cho bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn, vì vậy hãy giữ ấm cho bé khi đưa bé ra ngoài trong thời tiết lạnh. Đảm bảo rằng phòng của bé ở mức nhiệt độ khiến trẻ thoải mái.
  • Đảm bảo rằng con đã được tiêm phòng đầy đủ, bao gồm cả mũi tiêm chống cúm hàng năm nếu bé được hơn sáu tháng.
  • Một số loại thuốc thông thường có thể sẽ không phù hợp với người bị hen suyễn. Trước khi cho bé sử dụng sang một loại thuốc khác (bao gồm cả thuốc không trong đơn được kê), hãy luôn đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc hỏi ý kiến dược sĩ để xem thuốc có an toàn cho con không. 
  • Đưa bé đi kiểm tra định kỳ với bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa về bệnh đường hô hấp.

Một số người cho rằng sử dụng máy tạo ẩm (khi không khí khô) hoặc máy hút ẩm (khi không khí ẩm) sẽ giúp làm giảm các triệu chứng hen suyễn. Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể chứng minh điều này. Nếu mẹ muốn thử sử dụng máy tạo ẩm hoặc máy hút ẩm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Những lưu ý khác về hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh lâu dài (mãn tính). Mặc dù hen suyễn không thể được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn có thể kiểm soát.

Nhiều trẻ sơ sinh may mắn có thể khỏi bệnh hen,nhưng rất nhiều trả phải sống cùng với hen suyễn và học cách kiểm soát các cơn hen để có thể hoạt động bình thường như các bạn. Mẹ hãy yên tâm vì hầu hết trẻ em bị hen suyễn đều lớn lên khỏe mạnh, miễn là bệnh hen của trẻ được kiểm soát đúng cách.

Vì hen suyễn là một tình trạng lâu dài nên mẹ cần phải thường xuyên liên lạc với bác sĩ. Liên lạc thường xuyên với bác sĩ giúp mẹ dễ dàng thảo luận về các triệu chứng bệnh của con. Bác sĩ càng biết chi tiết và hiểu rõ về tình hình bệnh của con thì càng hỗ trợ bé tốt hơn.

Bác sĩ sẽ giúp mẹ lên những lưu ý cần thiết về bệnh hen suyễn của con, bao gồm thông tin về các triệu chứng, yếu tố khởi phát, phương pháp điều trị và những việc cần làm trong trường hợp bé bị lên cơn hen.

Nếu bé đi nhà trẻ, mẹ cần dặn dò con những điều cần lưu ý để các cô có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo