Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có thực sự nguy hiểm không?

đăng bởi Tiên Tiên

Bệnh sởi là gì? Trẻ em hiện nay có nguy cơ mắc bệnh sởi như thế nào? Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là gì? Bệnh sởi có gây ra biến chứng nào không? Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ sơ sinh như thế nào? Mời ba mẹ cùng xem nhé!

Liệu trẻ có nguy cơ mắc bệnh sởi khi đã tiêm vắc-xin không?

Theo chương trình tiêm thông thường (tiêm chủng mở rộng), vắc-xin sởi, quai bị và rubella ( MMR) được tiêm khi con 1 tuổi. Vắc-xin sởi, quai bị và rubella có hiệu quả lên đến khoảng 90% trong việc bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella.

Con sẽ tiêm mũi tiêm thứ hai (mũi tăng cường) khi con được 40 tháng tuổi hoặc sau đó không lâu. Sau mũi tiêm tăng cường ở giai đoạn mầm non, 95% trẻ em được bảo vệ không mắc bệnh sởi.

Bệnh sởi lây lan như thế nào?

Bệnh sởi gây ra do vi-rút sởi, có khả năng truyền nhiễm cao. Khi người mắc bệnh sởi hắt hơi hoặc ho, những giọt nước nhỏ chứa vi-rút sẽ bắn vào không khí. Các giọt chứa vi-rút này tồn tại vài giờ trong không khí hoặc trên các bề mặt. Nếu con tiếp xúc với những giọt chứa vi-rút này, con có thể bị nhiễm bệnh.

Bệnh sởi dễ lây lan qua đường hô hấp

Bệnh sởi dễ lây lan qua đường hô hấp

Trẻ có nguy cơ nhiễm vi-rút sởi nếu con ở trong cùng một phòng với người mắc bệnh ít nhất 15 phút hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Trong một vài trường hợp, mẹ không thể nhận ra có người mắc bệnh sởi ở xung quanh, chẳng hạn như khu vực chờ phẫu thuật hay phòng cấp cứu của bệnh viện.

Nếu con chưa được tiêm phòng cũng chưa từng mắc bệnh sởi, con dễ có khả năng bị nhiễm sởi nếu con tiếp xúc với vi-rút gây bệnh. 9/10 em bé tiếp xúc với sởi sẽ bị nhiễm bệnh nếu chưa được tiêm chủng.

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi tương tự như một cơn cảm lạnh thông thường:

  • Sổ mũi
  • Sốt
  • Ho
  • Mắt bị đau, đỏ, sưng 

Một triệu chứng sớm khá rõ của bệnh sởi là xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng xám trong miệng con. Những đốm nhỏ trông giống như những hạt cát hoặc hạt muối.

Sau khoảng 2-4 ngày kể từ khi các triệu chứng sớm xuất hiện, ban sởi màu nâu đỏ mọc lên. Phát ban sẽ xuất hiện đầu tiên trên đầu hoặc phía trên cổ con trước khi lan sang phần còn lại trên cơ thể con. Khi phát ban xuất hiện, con có thể sốt đến 40 độ C.

Các ban sởi sẽ lan rộng trên cơ thể con và tạo thành mảng gồ ghề (ban sần). Phát ban có thể làm con bị ngứa và sẽ kéo dài trong khoảng năm ngày. Khi ban mờ dần sẽ chuyển sang màu nâu và khiến da con bị khô và bong tróc.

Cùng với phát ban, con cũng có thể bị:

  • Mệt mỏi, cáu kỉnh
  • Cơ bắp bị đau nhức
  • Mất cảm giác ngon miệng khiến con biếng ăn
  • Ho nặng hơn có thể làm con tỉnh giấc vào ban đêm

Mẹ cần làm gì nếu trẻ tiếp xúc với bệnh trước khi được tiêm phòng?

Mẹ hãy gọi cho bác sĩ nếu con vẫn chưa được tiêm phòng vắc-xin sởi, quai bị và rubella, nhưng đã tiếp xúc với bệnh sởi hoặc sống trong khu vực nơi có dịch sởi bùng phát. 

Việc điều trị sẽ có hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn đầu của thời kỳ ủ bệnh, vì vậy mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ trong vòng 3 ngày (72 giờ) sau khi con tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

Bác sĩ đảm bảo con sẽ được ưu tiên nếu mẹ đặt hẹn trước. Phòng khám bệnh sẽ cần lên kế hoạch trước cho việc khám bệnh của con để giảm thiểu khả năng lây lan bệnh sởi.

Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ đợi ở phòng bên cạnh để gặp bác sĩ hoặc mẹ có thể hẹn gặp bác sĩ vào cuối ngày. Để giảm thiểu khả năng lây lan bệnh sởi, mẹ không nên đưa con đến các phòng khám đa khoa. Bác sĩ sẽ đề xuất các phương án điều trị tùy thuộc vào độ tuổi của con.

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sởi:

Bác sĩ có thể tiêm immunoglobin có nguồn gốc từ người (kháng thể) cho con. Immunoglobin giúp con tăng cường kháng thể sởi trong thời gian ngắn làm các triệu chứng của con bớt nghiêm trọng hơn.

Em bé dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để tiêm phòng vắc-xin sởi, quai bị và rubella. Con đã có sẵn một số kháng thể sởi của mẹ trong hệ thống miễn dịch từ khi con còn ở trong bụng mẹ (tử cung).

Những kháng thể di truyền từ mẹ không đủ mạnh để ngăn con khỏi bệnh sởi nhưng có thể can thiệp vào việc vắc-xin sởi, quai bị và rubella bảo vệ con tốt như thế nào.

Nếu trẻ 6-8 tháng tuổi bị sởi:

Phương pháp điều trị này phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc của con với vi-rút gây bệnh:

  • Con nên được bổ sung kháng thể globulin nếu con ở cùng phòng với người mắc bệnh sởi. Dùng kháng thể globulin là một phương pháp điều trị tốt hơn cho con khi con đang ở độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Con nên được tiêm phòng vắc-xin sởi, quai bị và rubella nếu sống trong khu vực có dịch sởi nhưng không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Nếu trẻ 9 tháng tuổi trở lên mắc bệnh sởi

Bác sĩ có thể tiêm phòng vắc-xin sởi, quai bị và rubella tiêu chuẩn cho con trong vòng 3 ngày sau khi con tiếp xúc với sởi.

Nếu con bị sinh non, con vẫn có thể bổ sung thêm kháng thể globulin trước sáu tháng tuổi hoặc tiêm phòng vắc-xin sởi, quai bị và rubella sau sáu tháng tuổi.

Ngay cả khi con đã từng mắc bệnh sởi hoặc sớm đã tiêm phòng vắc-xin sởi, quai bị và rubella, con vẫn cần được tiêm phòng khi con 13 tháng với chương trình tiêm chủng cho trẻ em.

Vắc-xin sởi, quai bị và rubella hoạt động tốt nhất nếu con được tiêm phòng khi con khoảng 13 tháng, bởi vì sau 13 tháng tuổi các kháng thể mà con nhận được từ khi còn trong bụng mẹ sẽ biến mất khỏi cơ thể con.

Mời ba mẹ tham khảo thêm:

 

Cách điều trị bệnh sởi 

Khi con có các triệu chứng của bệnh sởi, điều tốt nhất mẹ có thể làm là giữ cho con luôn thoải mái. Bệnh sởi là do vi-rút gây ra, vì vậy không thể được điều trị bằng kháng sinh. Con sẽ tiến triển tốt hơn trong vòng một tuần hoặc lâu hơn.

Những điều mẹ nên làm để giúp con thoải mái hơn và phục hồi nhanh hơn:

  • Cho con nghỉ ngơi nhiều.
  • Không để con đến gần nhà trẻ, nơi trông trẻ và các em bé khác ít nhất bốn ngày sau khi con bị phát ban.
  • Cố gắng giữ cho con không bị mất nước. Cho con ăn nhiều sữa mẹ, hoặc nếu bé uống sữa bột, mẹ hãy cho con ăn thức thường và uống bổ sung thêm nước đun sôi để nguội. Cho con uống paracetamol hoặc ibuprofen loại dành cho trẻ em để giảm sốt và đau nhức. Paracetamol dùng cho con từ 2 tháng tuổi nếu mẹ mang thai con ít nhất là 37 tuần và con nặng hơn sinh 4kg. Ibuprofen chỉ được dùng khi con từ ba tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg.
  • Để làm dịu cơn ho của con, mẹ hãy đặt một chậu nước trong phòng con để tạo độ ẩm. Thuốc ho sẽ không giúp giảm tình trạng ho mà thậm chí có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn chẳng hạn như dị ứng thuốc. Nếu con từ một tuổi trở lên, mẹ có thể cho con uống mật ong chanh bằng cách trộn một muỗng cà phê nước chanh với hai muỗng cà phê mật ong vào một cốc nước ấm.
  • Nếu tắc mũi làm con gặp khó khăn khi ăn uống, mẹ có thể nhỏ mũi cho con bằng nước muối. Nước muối có thể có làm lỏng lớp dịch nhầy trong mũi con. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên nhỏ nước muối nếu con có thể chịu được, không nên nhỏ nước muối nếu điều này làm con cảm thấy không thoải mái. 

Bệnh sởi có thể gây ra biến chứng không?

Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều khỏi bệnh sởi mà không có bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh sởi phát triển thành biến chứng cũng khá phổ biến. Một em bé 15 tuổi mắc bệnh sởi sẽ biểu hiện các biến chứng và những em bé dưới một tuổi đặc biệt nguy hiểm.

Mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ nếu bé biểu hiện bất kỳ biến chứng thường gặp nào của bệnh sởi, bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Nôn
  • Nhiễm trùng tai
  • Nhiễm trùng mắt
  • Cổ họng sưng (viêm thanh quản)
  • Nhiễm trùng ngực và đường thở (hệ hô hấp) chẳng hạn như viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phổi

Các biến chứng thông thường đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng, vì vậy mẹ hãy theo dõi con chặt chẽ. Nếu con trông có vẻ đau khi hít thở, khó thở, hoặc ho ra máu, mẹ hãy gọi xe cứu thương hoặc đưa con đến khoa tai nạn và cấp cứu (A&E) của bệnh viện gần nhất.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh sởi cũng thường bị co giật do sốt hoặc động kinh. Nếu con gặp phải tình trạng này dù con không bị co giật trước đó,mẹ hãy gọi xe cứu thương hoặc đưa  con đến khoa tai nạn và cấp cứu (A&E)

Trong những trường hợp hiếm hơn, virus bệnh sởi cũng có thể lây nhiễm vào hệ thống thần kinh, đặc biệt là:

  • Các dây thần kinh và cơ bắp trong mắt
  • Màng não và tủy sống, dẫn đến viêm màng não
  • Não, dẫn đến viêm não

Nhiễm trùng hệ thần kinh là trường hợp y tế khẩn cấp. Nếu con bị phát ban mà những ban sởi không mờ đi, con trông có vẻ yếu ớt và không giống như bình thường, mẹ hãy gọi xe cứu thương hoặc đưa trẻ đến viện ngay lập tức.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo