Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị

đăng bởi Tiên Tiên

Viêm tai ngoài ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài là gì? Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài là gì? Viêm tai ngoài có gây nguy hiểm không? Viêm tai ngoài có tự khỏi không? Viêm tai ngoài có nên uống thuốc gì? Hay cách điều trị viêm tai ngoài như thế nào? MỜi ba mẹ cùng tìm hiểu các thông tin trên với bài viết sau đây!

Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là tình trạng xảy ra khi khu vực ngay bên trong tai của bé (ống tai ngoài) bị viêm. Thuật ngữ y khoa là viêm tai ngoài external ear canal. Những người đi bơi thường xuyên có nguy cơ bị viêm tai ngoài rất cao.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài

Nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài

Tình trạng viêm tai ngoài  thường do nhiễm vi khuẩn, đôi khi do nhiễm nấm, dị ứng hoặc nhiễm trùng da. 

Trẻ có nguy cơ bị viêm tai ngoài cao hơn nếu:

  • Trẻ hay bị nước vào tai, thường là do bơi lội .
  • Trẻ có quá nhiều hoặc quá ít ráy tai
  • Có vật lạ đặt vào tai trẻ như là tăm bông hoặc một phần đồ chơi
  • Phần da phía trong bị rách do các tình trạng da của con lan vào, chẳng hạn như bệnh chàm hoặc vảy nến.
  • Do thời tiết ấm hoặc quá nóng.

Các triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài

Bởi vì trẻ không thể nói cho mẹ biết con cảm thấy thế nào nên thật khó để xác định trẻ có bị viêm tai hay không.  

Nhưng mẹ hãy quan sát các triệu chứng của trẻ như:

  • Em bé bị ngứa, giật mạnh tai, hoặc con có các dấu hiệu đau nhức khác, đặc biệt là khi cử động hàm.
  • Có dịch chảy ra từ tai của trẻ
  • Trẻ không phản ứng lại với âm thanh
  • Con nổi mụn hoặc nhọt ngay bên trong tai (mẹ nhìn kỹ bằng mắt thường cũng có thể thấy được)
  • Tai con đỏ, sưng và xung quanh lỗ tai của con bị bong vảy da
  • Sưng các tuyến quanh cổ và tai

Điều trị viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Nếu nhiễm trùng tai của bé nhẹ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Mẹ chỉ cần chăm sóc và an ủi con nhiều hơn. Mẹ hãy xoa dịu trẻ bằng cách:

  • Giữ phần bên ngoài tai của bé sạch sẽ và khô ráo. Tránh đi bơi ít nhất một tuần đến 10 ngày.
  • Nếu có dịch chảy ra từ tai của bé, mẹ hãy nhẹ nhàng làm sạch nó bằng cách dùng bông gòn chấm nhẹ bên ngoài tai của con.
  • Nếu em bé dường như bị đau, mẹ hãy thử dùng paracetamol cho trẻ sơ sinh hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh nếu con đã đủ tháng và đủ cân. Mẹ lưu ý luôn đọc hướng dẫn về liều lượng trên bao bì và kiểm tra lại với dược sĩ nếu mẹ không chắc chắn về liều lượng .
  • Mẹ cũng có thể chườm một mảnh vải ấm vào tai con

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Các triệu chứng của viêm tai ngoài rất dễ nhầm lẫn với viêm tai giữa. Mẹ hãy đưa trẻ tới khám bác sĩ nếu: 

  • Trẻ dưới ba tháng tuổi bị viêm tai ngoài
  • Các triệu chứng không đỡ hơn sau hai đến ba ngày
  • Trẻ dường như rất đau đớn
  • Có dịch tiết ra từ tai của con
  • Trẻ từ ba đến sáu tháng tuổi sốt trên 39 độ C
  • Trẻ mắc thêm các tình trạng sức khỏe khác
  • Trẻ bị viêm tai ngoài ở cả hai tai

Nếu trẻ bị viêm tai ngoài bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ tai kháng sinh cho trẻ để điều trị nhiễm trùng. Hoặc trẻ cũng có thể được chỉ định điều trị bằng corticosteroid kê đơn để giảm sưng.

Những phương pháp điều trị này sẽ làm sạch tai của bé bị viêm tai ngoài trong vòng một hoặc hai tuần. Mẹ lưu ý luôn luôn làm theo hướng dẫn trên toa thuốc. 

Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, viêm tai ngoài có thể lan ra đến tai trong và các mô xung quanh. Trong trường hợp này mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện gần nhất nếu bé đột nhiên có một bên mặt bất thường. 

Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Nếu mẹ chăm sóc và điều trị đúng cách, viêm tai ngoài sẽ khỏi hoàn toàn và không có biến chứng.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo