Ráy tai của trẻ sơ sinh: Dấu hiệu bình thường và bất thường

đăng bởi Tiên Tiên

Ráy tai giúp bảo vệ tai của trẻ. Tuy nhiên có trường hợp bé bị ráy tai nhiều. Vậy lúc này có nên lấy ráy tai cho trẻ không? Lấy ráy tai cho trẻ bằng cách nào? Không lấy ráy tai có sao không? Đâu là dấu hiệu bình thường và bất thường với tình trạng ráy tai của trẻ? Cách vệ sinh tai cho trẻ đúng là như thế nào? Mời ba mẹ tham khảo bài viết sau!

Nguyên nhân tích tụ ráy tai ở trẻ sơ sinh

Ráy tai là một chất tự nhiên giúp giữ cho tai sạch sẽ và khỏe mạnh. Nó giữ lại bụi bẩn, ngăn nước vào tai và thậm chí có đặc tính kháng khuẩn để giúp bảo vệ ống tai của bé.

Thông thường ráy tai sẽ tích tụ, sau đó khô và di chuyển đến tai ngoài của bé rồi rơi ra. Tuy nhiên, đôi khi ráy tai tích tụ nhanh hơn khả năng đào thải của cơ thể và bị tích tụ lại trong tai bé.

Ráy tai trẻ sơ sinh: Dấu hiệu bình thường và bất thường

Ráy tai trẻ sơ sinh: Dấu hiệu bình thường và bất thường

Điều này không có nghĩa là tai của trẻ bị bẩn hoặc mẹ không làm sạch tai chúng đúng cách. Sự tích tụ ráy tai có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, một số người có cơ địa tiết ra nhiều ráy tai hơn những người khác.

Nếu có một lượng lớn ráy tai mẹ có thể nhận ra bằng mắt thường khi nhìn vào tai con. Đôi khi mẹ sẽ thấy một chất dịch màu vàng chảy ra từ tai bé.

Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh là vấn đề bố mẹ đặc biệt quan tâm khi quan sát thấy ráy tai hoặc dịch chảy ra từ tai bé. Nhưng bố mẹ không nên tự ý chọc sâu vào tai của trẻ, chỉ cần vệ sinh phía bên ngoài vành tai nhẹ nhàng là được.

Dấu hiệu bất thường của ráy tai

Nếu ống tai của bé có quá nhiều ráy tai, bé có thể gặp các vấn đề như:

  • Thính lực kém
  • Đau tai
  • Ngứa tai
  • Ù tai

Trẻ chưa thể nói cho mẹ biết rằng con bị đau tai hoặc bị ù tai. Mẹ chỉ có thể nhận thấy con kéo tai hoặc lắc đầu. Trẻ sẽ trở nên cáu kỉnh và khó chịu.

Những em bé dễ gặp các vấn đề với ráy tai bao gồm:

  • Trẻ hay bị viêm tai ngoài
  • Dùng bông ngoáy tai cotton để làm sạch tai cho trẻ
  • Con phải sử dụng máy trợ thính hoặc ống nút tai

Các vấn đề về ráy tai cũng phổ biến hơn ở những trẻ bị có vấn đề về nhận thức hoặc mắc hội chứng Down .

Nếu em bé dường như bị đau và không thể nghe thấy gì, hoặc con có các dấu hiệu nhiễm trùng tai (chẳng hạn như sốt) mẹ hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay.

Có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh tại nhà không?

Vấn đề có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh, hoặc có nên lấy ráy tai cho trẻ 3 tháng tuổi hay không thì còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Cơ địa của mỗi bé khác nhau, có những bé ít ráy tai thì mẹ không cần phải lo lắng. Nhưng cũng có những bé nhiều ráy tai hay ráy tai khô bịt kín lỗ tai bé thì có thể cần phải lấy ráy tai và vệ sinh sạch sẽ cho bé.

Tuy nhiên bố mẹ không nên tự ý dùng cách lấy ráy tai sâu bên trong cho trẻ. Bởi vì bố mẹ không hiểu rõ cấu tạo tai của bé, không có dụng cụ chuyên dụng đảm bảo vệ sinh và cũng không có chuyên môn. Việc chọc sâu vào tai có thể khiến bé bị đau, tổn thương bên trong tai, ảnh hưởng đến thính lực của bé mà còn đẩy ráy tai vào sâu bên trong và khó lấy ra hơn.

Thay vào đó, khi ráy tai bé quá nhiều, mẹ có thể tham khảo dịch vụ lấy ráy tai cho bé ở các cơ sở nhi khoa uy tín. Các bác sĩ có chuyên môn về tai - mũi - họng cho bé sẽ tư vấn cách làm sạch tai phù hợp nhất cho bé.

Đôi khi mẹ có thể thấy ráy tai ướt màu vàng ở trẻ sơ sinh bám ở ngoài lỗ tai của bé, điều này không có gì đáng lo. Mẹ chỉ cần lấy khăn sạch và nước muối lau nhẹ nhàng cho bé là được.

Tuy nhiên, nếu ráy tai trẻ sơ sinh có mùi hôi, hoặc tai trẻ sơ sinh chảy nước vàng có mùi hôi thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm ở phía trong tai của bé. Lúc này mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để con được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.

Vệ sinh tai cho trẻ đúng cách

Ráy tai bình thường giúp bảo vệ tai của trẻ, vì vậy mẹ không cần phải vệ sinh quá thường xuyên trừ khi ráy tai tích tụ gây ra các vấn đề cho bé. Mẹ hãy làm sạch tai ngoài của bé một cách nhẹ nhàng bằng khăn ẩm, đủ để giữ cho tai sạch sẽ và khỏe mạnh.

Nếu mẹ nhận thấy có ráy tai tích tụ nhưng trẻ không có bất kỳ triệu chứng nào khác mẹ có thể hỏi dược sĩ để mua thuốc nhỏ tai. Thuốc nhỏ tai có thể giúp làm mềm ráy tai để nó rơi ra dễ dàng hơn.

Dược sĩ có thể mách mẹ cho hai đến ba giọt dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân vào tai của bé, khoảng ba đến bốn lần một ngày. Hãy thử điều này trong ít nhất một vài ngày, để xem có hiệu quả loại bỏ ráy tai hay không. Nếu không sử dụng các loại dầu đó mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt bình thường.

Đừng chọc bất cứ thứ gì vào tai của bé để cố gắng loại bỏ lớp ráy tai đó, vì điều này có thể đẩy các mảng ráy tai vào sâu hơn. Trẻ cũng sẽ không thoải mái khi mẹ đưa những vật lạ vào tai con. Dùng bông ngoáy tai không có tác dụng gì mà còn gây nguy hiểm cho trẻ vì có thể làm hỏng tai của con và dẫn tới nhiễm trùng tai.

Thuốc nhỏ tai thường rất hiệu quả trong việc loại bỏ ráy tai dư thừa. Tuy nhiên, nếu ráy tai của bé không rơi ra sau một vài ngày điều trị bằng thuốc nhỏ tai, mẹ phải đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ. Nếu không có gì nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khuyên mẹ cho trẻ tiếp tục dùng thuốc nhỏ tai hoặc sử dụng một loại thuốc nước khác.

Nếu ráy tai rất đặc và thuốc nhỏ tai không hiệu quả, bác sĩ có thể đề mẹ đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn cách điều trị tốt nhất cho bé.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo