Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Ban đỏ nhiễm khuẩn (hay còn gọi là ban dị ứng nhiễm trùng/ hội chứng má bị tát) ở trẻ nhỏ là bệnh phổ biến. Triệu chứng ban đỏ nhiễm khuẩn rất rõ ràng, bệnh dễ lây lan và không quá nguy hiểm với trẻ. Để tìm hiểu thêm thông tin và cách điều trị ban đỏ nhiễm trùng mời ba mẹ tìm hiểu bài viết!

Tại sao má của trẻ nhỏ lại đột nhiên đỏ ửng?

Má bé đỏ ửng bất thường có thể là do em bé bị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn, đây là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. 

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn được gây ra bởi 1 loại virus có tên là parvovirus B19. Và tên gọi "Ban đỏ nhiễm khuẩn" xuất phát từ những vết phát ban đỏ rực xuất hiện trên má của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu mắc phải.

 Triệu chứng ban đỏ nhiễm khuẩn là hai má bé đỏ ửng

Triệu chứng ban đỏ nhiễm khuẩn là hai má bé đỏ ửng

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn còn được gọi là căn bệnh thứ năm vì đây là căn bệnh phát ban đứng thứ 5 trong một nhóm năm bệnh phát ban đỏ bao gồm:

Tương tự với các loại virus khác, chẳng hạn như cảm lạnh hay cảm cúm, parvovirus rất dễ lây lan. Ngoài ra, ban đỏ nhiễm khuẩn bị lây nhiễm trước khi các vết phát ban xuất hiện, vì vậy rất khó để biết ai mắc bệnh, ai không mắc bệnh.

Trẻ nhỏ có thể mắc bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn khi một người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi gần đó. Kể cả khi em bé chạm vào thứ gì đó bị nhiễm vi-rút rồi đưa ngón tay lên mũi hoặc trong miệng, bé cũng sẽ bị lây nhiễm.

Kể từ khi em bé bị nhiễm bệnh, thông thường phải mất từ 4 ngày đến 14 ngày để các triệu chứng xuất hiện. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 21 ngày.

Các triệu chứng của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Đầu tiên mẹ có thể nhận thấy bé bị sốt, sổ mũi, dễ cáu gắt và có vẻ không tỉnh táo. Bé cũng có thể bị đau họng, vì vậy bé thường khóc mỗi khi mẹ cho bé ăn.

Hai đến năm ngày sau khi các triệu chứng này xuất hiện, má của bé sẽ đỏ ửng. Các nốt phát ban đỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể và tay chân của bé vài ngày sau đó. Phát ban khiến bé cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.

Một số bệnh trạng dễ bị nhầm lẫn với bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn như sốt phát banphát ban do nhiệt, trẻ bị bệnh chàm hay trẻ bị nổi mề đay. Mẹ hãy tham khảo ngay các bài viết đó để phân biệt với bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, một số em bé sẽ không xuất hiện tất cả các triệu chứng của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn mà chỉ bị nổi mẩn đỏ ở một hoặc cả hai má mà thôi.

Các nốt phát ban trên mặt bé sẽ mờ dần sau 1 hoặc 2 tuần. Các nốt phát ban trên người bé có thể xuất hiện trở lại trong vài tuần nếu bé ở ngoài nắng hoặc nóng, hoặc sau khi tắm hay hoạt động nhiều. Tuy nhiên, xuất hiện các nốt phát ban này không có nghĩa là bé đã bị nhiễm trùng hay mắc ban đỏ nhiễm khuẩn lại.

Mẹ có nên đưa bé đi khám nếu bé bị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn không?

Không cần thiết phải đưa bé đi bác sĩ khi bé bị ban đỏ nhiễm khuẩn vì đây là một bệnh nhẹ.  Mẹ chỉ cần chăm sóc tốt cho bé đến khi bé trở nên khoẻ hơn. Mẹ có thể xin lời khuyên từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc các dược sĩ về việc điều trị cho bé ngay tại nhà.

Tuy nhiên, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu:

  • Mẹ không chắc liệu phát ban của bé có phải do bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn hay không.
  • Bé bị sốt lên tới 38 độ C hoặc cao hơn nếu bé dưới 6 tháng tuổi, hoặc trên 39 độ C nếu bé dưới 6 tháng.
  • Bé bị sốt kéo dài hơn 5 ngày. Rất có thể bé đã bị một nhiễm trùng khác
  • Bé không khỏe và biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, ví dụ bé không khỏi ốm, không ăn và trông yếu ớt.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn sẽ nghiêm trọng hơn đối với những bé bị bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

Bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh tan máu bẩm sinh khiến trẻ có lượng hồng cầu thấp (thiếu máu). Và hội chứng má tát có thể làm cho tình trạng thiếu máu ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bé có một trong những loại rối loạn về máu và mẹ cho rằng bé đang bị ban đỏ nhiễm khuẩn

Phương pháp điều trị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn được gây ra bởi 1 loại vi-rút, vì vậy không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh được. Mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà theo một vài chỉ dẫn dưới đây:

  • Hãy đảm bảo bé được nghỉ ngơi nhiều
  • Khuyến khích bé bú sữa mẹ và ăn sữa công thức như thường ngày. Nếu bé đang ăn sữa công thức hoặc đang ăn dặm, bé sẽ cần được bổ sung nhiều nước hơn để tránh tình trạng trẻ bị mất nước.
  • Sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé hạ sốt. Mẹ hãy cho bé dùng paracetamol đối với trẻ sơ sinh từ 2 tháng nếu bé được sinh sau 37 tuần và nặng hơn 4kg. Và cho bé dùng Ibuprofen nếu bé được 3 tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5kg. Mẹ nên kiểm tra thông tin liều lượng trên gói thuốc hoặc hỏi bác sĩ hay dược sĩ để được hướng dẫn.

Một khi bé bị phát ban, bé sẽ không còn bị truyền nhiễm nữa. Khi bé đã khỏe hơn, mẹ có thể đưa bé quay trở lại nhà trẻ.

Bé có thể lây bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn sang cho mẹ được không?

Nếu mẹ đã từng bị ban đỏ nhiễm khuẩn trước đó thì rất ít khả năng mẹ sẽ bị lây bệnh từ bé. Khoảng 60% người trưởng thành miễn dịch với bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn và các bệnh nhiễm trùng khác do Parvovirus B19.

Nếu mẹ bị mắc bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn, mẹ có thể bị cứng khớp và đau ở tay, chân, đầu gối và mắt cá chân. Đau khớp có thể tái phát một vài tuần sau đó.

Đối với người lớn thường không bị nổi mẩn đỏ ở mặt, vì vậy mẹ có thể chỉ có các triệu chứng giống như cúm. Hoặc mẹ sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào, do đó mẹ thậm chí còn không nhận ra là mình bị mắc bệnh.

Thai nhi có bị ảnh hưởng nếu mẹ mắc bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai hay không?

Để đảm bảo an toàn, mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu mẹ có tiếp xúc với những người mắc ban đỏ nhiễm khuẩn.

Hầu hết những phụ nữ mắc bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn lần đầu tiên trong khi mang thai đều sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp rất hiếm, bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu cho mẹ để kiểm tra xem mẹ có đang mắc bệnh hay đã mắc bệnh trước đó hay không.

Nếu mẹ mắc bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn trong 20 tuần đầu của thai kỳ thì nguy cơ sảy thai cũng rất nhỏ.

Mặc dù rất hiếm nhưng bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn có thể gây ra một tình trạng gọi là phù thai nhi nếu mẹ mắc bệnh trong khoảng thời gian từ 9 tuần đến 20 tuần đầu của thai kỳ. Phù thai nhi xảy ra khi một lượng chất lỏng bất thường tích tụ trong các mô và cơ quan của em bé đang phát triển.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo