Nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm và cách chữa khóc đêm hiệu quả

đăng bởi Thanh Thanh

Giấc ngủ đêm đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Nếu để trẻ quấy khóc đêm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và sự phát triển của con, đồng thời cũng khiến bố mẹ vô cũng mệt mỏi.


Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc đêm

Tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm là điều rất thường gặp. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

1. Trẻ đói bụng

Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ, nên con cần được ăn nhiều cữ trong ngày. Ban đêm, trẻ sơ sinh thường đói và con chỉ có thể biểu đạt nhu cầu của mình bằng cách khóc. Dấu hiệu trẻ đói bao gồm: trẻ tém môi, đưa tay vào miệng… 

2. Bỉm của con bị bẩn

Trẻ sơ sinh chưa kiểm soát được tiểu/đại tiện, nên bỉm có thể bẩn sau một thời gian ngắn, ngay cả khi con đang ngủ. Tã bần sẽ khiến trẻ bị khó chịu, và sẽ khóc để báo cho mẹ rằng con cần thay tã. 

 

 

3. Trẻ khó chịu hoặc đau ở đâu đó

Nếu ban ngày trẻ vui đùa và vận động nhiều, ban đêm con có thể bị mệt mỏi và quấy khóc. Tuy nhiên, nếu mẹ vỗ về mà con vẫn không ngừng khóc thì có thể đây là vấn đề bệnh lý nào đó. Mẹ nên kiểm tra các vấn đề như: rối loạn tiêu hóa, ngứa, dị ứng da, đầy hơi.. 

4. Trẻ khóc đêm do lo sợ

Điều này thường xảy ra khi mẹ bế ru con ngủ, sau đó đặt con xuống khi con đã ngủ say. Khi tỉnh dậy trẻ thấy môi trường thay đổi. Lúc này trẻ sẽ thấy hụt hẫng nên sợ hãi, gào khóc.

5. Do thay đổi môi trường sống

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt là lạnh. Vì vậy, môi trường ngủ của trẻ cần có nhiệt độ phù hợp để trẻ cảm thấy thoải mái. Nếu quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến trẻ khó chịu và khóc.

6. Lịch sinh hoạt không phù hợp

Nếu lịch trình ngủ và thức không ổn định, trẻ không thể điều chỉnh nhịp sinh học của mình, dẫn đến khó ngủ và quấy khóc vào ban đêm. Ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến trẻ không đủ mệt để ngủ đêm, đêm trẻ sẽ ngủ không sâu giấc và tỉnh dậy nhiều lần. Còn nếu để trẻ thức quá nhiều vào ban ngày, trẻ sẽ bị căng thẳng và khó ngủ đêm sâu giấc.

Các yếu tố như thời gian ăn uống không đều đặn, giờ ngủ thay đổi thất thường, hoặc không có thói quen thư giãn trước khi đi ngủ cũng khiến trẻ cảm thấy bất an và khó chịu. Hơn nữa, nếu môi trường ngủ của trẻ không thoải mái như: ánh sáng quá mạnh, tiếng ồn, hoặc nhiệt độ không phù hợp… cũng sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

7. Những nguyên nhân khác

Nếu không thuộc các nguyên nhân trên, mẹ có thể kiểm tra một số nguyên nhân khác như: côn trùng đốt, côn trùng chui vào tai….

Trẻ quấy khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng trẻ quấy khóc đêm thường xuyên có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ cũng như sức khỏe của mẹ và những người chăm sóc.

Ảnh hưởng đến trẻ:

Chậm phát triển trí tuệ và giảm khả năng nhận thức, học tập:

Trẻ khóc đêm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, làm gián đoạn quá trình phát triển trí não. Giấc ngủ không đủ và không sâu khiến trẻ khó có thể tập trung và học hỏi, từ đó giảm khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức. Trẻ thiếu ngủ thường xuyên có thể trở nên mệt mỏi, cáu kỉnh và thiếu linh hoạt trong các hoạt động hằng ngày, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Hormone tăng trưởng bị giảm, khiến trẻ chậm tăng cân và chiều cao:

Giấc ngủ đủ và chất lượng là điều kiện quan trọng để hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất, hỗ trợ quá trình phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Khi trẻ khóc đêm và giấc ngủ bị gián đoạn, lượng hormone này bị giảm sút, khiến trẻ không phát triển tối ưu về thể chất. Trẻ có thể trở nên nhẹ cân, chiều cao không đạt chuẩn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ quấy khóc đêm

Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị suy giảm:

Thiếu ngủ kéo dài sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm. Đồng thời, hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy. Trẻ khóc đêm và không ngủ đủ còn khiến cơ thể không có thời gian để phục hồi và tái tạo, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Tăng áp lực máu não, dẫn đến huyết áp cao:

Khi trẻ khóc đêm và không được ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone stress như cortisol, dẫn đến tình trạng tăng áp lực máu não. Huyết áp cao kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ, thậm chí là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong tương lai.

Tăng áp lực lên tim, làm tim đập nhanh:

Khóc đêm và thiếu ngủ làm tăng áp lực lên hệ tim mạch của trẻ, khiến tim đập nhanh và không đều. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mệt mỏi, căng thẳng cho cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch. Trẻ sẽ dễ gặp các vấn đề như tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sau này. Việc đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng giúp giảm áp lực lên tim và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ.

Ảnh hưởng đến mẹ:

Thần chú trị trẻ khóc đêm

Stress, có thể khiến mẹ mắc trầm cảm sau sinh:

Việc phải chăm sóc con khóc đêm và không ngủ đủ giấc làm mẹ bị căng thẳng và mệt mỏi, dẫn đến stress kéo dài. Nếu không được hỗ trợ và giải quyết kịp thời, có thể sẽ dẫn đến trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của mẹ. Trầm cảm sau sinh còn làm giảm khả năng chăm sóc và tương tác với con, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ mẹ con và sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Mất sữa do stress và thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ:

Stress và thiếu ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất sữa mẹ, có thể  khiến lượng sữa giảm đi đáng kể. Việc phải thức đêm chăm con cũng làm mẹ kiệt sức, không có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Mất sữa không chỉ ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ mà còn làm mẹ thêm căng thẳng và lo lắng. 

Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh

Các mẹo chữa trẻ khóc đêm theo tâm linh được các bà hay sử dụng có thể kể đến như:

  • Đốt giấy phong long (giấy giải vía) cho trẻ
  • Đắp lá trà xanh lên rốn của trẻ
  • Đặt tỏi ở cửa sổ hoặc đầu giường của trẻ
  • Đốt lá trầu không và hơ quanh rốn trẻ
  • Hơ lửa đốt vía để giải trừ tình trạng khóc đêm cho trẻ
  • Đặt thân cây trúc gần chỗ trẻ ngủ
  • Sử dụng một cành dâu hoặc xương rồng để ở đầu giường của trẻ
  • Để dao kéo dưới nệm hoặc dưới chiếu của trẻ
  • Đốt quả bồ kết để hơ phòng
  • Khi đưa trẻ đi tiêm, mẹ nên dùng chỉ đỏ đánh dấu hoặc mang theo tỏi để bảo vệ trẻ

Cách chữa khóc đêm cho trẻ theo khoa học

Những cách bên trên nghiêng về tâm linh khá nhiều, có mẹ sẽ tin, cũng có mẹ không tin. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng các phương pháp khoa học sau:

Tiếp xúc da kề da với trẻ:

Tiếp xúc da kề da giúp xoa dịu cơn khó chịu, ổn định nhiệt độ cơ thể và làm trẻ cảm thấy an toàn. Khi mẹ và trẻ tiếp xúc da kề da, cơ thể của mẹ sẽ kích thích cơ thể của con giải phóng oxytocin – hormone tăng cường tình cảm và sự gắn kết giữa mẹ và bé. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương, mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tạo ra âm thanh quen thuộc:

Trẻ sơ sinh có khả năng ghi nhớ những âm thanh mà con đã nghe khi còn trong bụng mẹ. Sau khi sinh, nếu trẻ được nghe lại những âm thanh này sẽ dễ dàng thư giãn và buồn ngủ hơn. Mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng, tiếng ru… để tạo ra môi trường quen thuộc cho con, giúp trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn khi đi vào giấc ngủ.

Massage cho trẻ:

Massage không chỉ giúp trẻ ít quấy khóc mà còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Mẹ có thể nhẹ nhàng massage bụng, tay và chân của trẻ, giúp kích thích tuần hoàn máu và thư giãn cơ thể. Hoạt động này cũng tạo ra sự kết nối giữa mẹ và con, giúp con cảm thấy an toàn và được yêu thương. Điều này có thể giúp trẻ giảm căng thẳng và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Trò chuyện với trẻ:

Khi trẻ quấy khóc, mẹ có thể trò chuyện nhẹ nhàng cùng con để giúp con cảm thấy được an ủi và yêu thương. Âm thanh giọng nói của mẹ sẽ giúp trẻ tập trung và quên đi cơn khó chịu. Mẹ có thể kể chuyện, hát ru hoặc đơn giản là nói những lời yêu thương để giúp trẻ cảm thấy yên tâm. Sự hiện diện và giọng nói ấm áp của mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.

Vỗ ợ hơi cho trẻ:

Khi khóc và ăn sữa, trẻ thường hít vào bụng nhiều không khí, dễ gây đầy hơi và khó chịu. Để xoa dịu trẻ, mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ. Tư thế tốt nhất là ẵm đứng, để cằm bé dựa vào vai mẹ. Vỗ nhẹ nhàng vào lưng để giúp trẻ ợ hơi và giảm cảm giác đầy bụng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Việc này cũng giúp trẻ thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, giảm thiểu tình trạng khóc đêm.

Thay tã cho trẻ:

Nếu trẻ khóc đêm do tã ướt, mẹ nên thay tã mới cho trẻ ngay lập tức. Mẹ nên chọn loại tã có khả năng thấm hút tốt và mềm mại để trẻ cảm thấy thoải mái suốt đêm. Việc thường xuyên kiểm tra và thay tã đúng lúc không chỉ giúp trẻ có giấc ngủ ngon mà còn ngăn ngừa các vấn đề về da như hăm tã, giữ cho trẻ luôn khô ráo và thoải mái.

Phương pháp tối ưu nhất chắc chắn là cho con theo nếp sinh hoạt EASY. Bởi một nếp sinh hoạt EASY phù hợp chắc chắn sẽ giúp con có giấc đêm tuyệt vời 11-12 tiếng. Thế nên muốn giải quyết vấn đề này triệt để, mẹ hãy cho con theo EASY nhé!

 

 

Tham gia POH EASY, mẹ sẽ được hướng dẫn để xây dựng lịch sinh hoạt khoa học cho con.

Ban ngày bé sẽ ngủ 3 giấc dài 1.5-2h, bé sẽ có 1 giấc ngủ ngắn cuối ngày từ 30-45 phút. Sau đó bé sẽ đi ngủ tối từ 19h đến khoảng 7h sáng, chỉ dậy ăn 2-3 lần, ăn xong là ngủ lại ngay.

Với bé dưới 12 tuần, mẹ mất khoảng 3-7 ngày là bé cơ bản có thể sinh hoạt theo lịch này.

Đến khi bé khoảng 8 tuần và trên 5 - 6kg mẹ đã có thể CÂN NHẮC việc cắt ăn đêm hoàn toàn cho bé. 12h liên tục bé ngủ ngon cho mẹ nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, mẹ sẽ được hướng dẫn cách giúp bé tự ngủ, thông qua 4-5 bước hỗ trợ, trấn an để bé có thể tự ngủ ạ. Mẹ sẽ cần từ 1-2 tuần để bé có thể tự ngủ được.

Việc thành công nhanh hay muộn, phụ thuộc vào việc mẹ có làm đúng theo những gì chuyên gia hướng dẫn không, và lặp đi lặp lại hàng ngày.

Trong quá trình tham gia POH EASY, mẹ sẽ được giảng viên tư vấn chuyên sâu 1-1. Áp dụng càng sớm Easy - Tự ngủ thì càng dễ dàng và nhanh thành công.

Mẹ đăng ký ngay tại POH EASY nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo