Khó vào giấc ngủ, khó ngủ ngon giấc là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều này không chỉ làm đảo lộn giờ giấc sinh hoạt của cả gia đình mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con trẻ.
Và không phải chỉ có trẻ sơ sinh mà bố mẹ còn rất dễ bắt gặp trẻ 3 tuổi khó ngủ về đêm, trẻ 5 tuổi khó ngủ hay trẻ 8 tuổi khó ngủ. Điều này cho thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc đang trở thành vấn đề chung của rất nhiều gia đình.
Để biết được nguyên nhân khiến bé khó ngủ và các cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho con yêu, mời bố mẹ cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết hôm nay của POH nhé!
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của trẻ
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh là sự nối tiếp của một loạt các chu kỳ ngủ nông REM và ngủ sâu NREM.
Khi trẻ ở chu kỳ ngủ sâu NREM, cơ thể con sẽ rơi vào trạng thái vô thức, trí não, cơ bắp và hầu hết các cơ quan trong cơ thể con đều sẽ nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày dài.
Khác với chu kỳ NREM, ở chu kỳ ngủ nông REM tuy cơ thể của con vẫn ở trạng thái ngủ, mắt bé vẫn nhắm nhưng sóng não của con lại hoạt động rất mạnh, gần như lúc con tỉnh táo và tập trung cao độ.
Thời gian ngủ nông có ý nghĩa rất lớn đối với việc sản sinh tế bào não, nhân bản tế bào thần kinh và giúp con luyện tập các kĩ năng mới.
Trong khi con ngủ say, cơ thể bé còn sản sinh ra hormone tăng trưởng GH giúp phát triển các đầu mô sụn và giúp con phát triển chiều cao tối ưu.
Vậy nên nếu bé khó ngủ, ngủ không ngon giấc thì con sẽ bỏ lỡ những lợi ích mà giấc ngủ mang lại.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, thể chất của bé mà còn khiến tinh thần con lúc nào cũng trong tình trạng cáu gắt, mệt mỏi vì không được ngủ đủ giấc.
Nếu bố mẹ không hỗ trợ, giúp con tìm lại giấc ngủ ngon thì đến khi con lớn, con vẫn khó có thể ngủ ngon giấc và việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt, học tập của con khi bé bắt đầu đến tuổi đi học.
Nhiều trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm thường mệt mỏi vào ban ngày, không hứng thú với việc học tập và vui chơi như các bạn cùng trang lứa.
Nguyên nhân khiến bé khó ngủ
Trẻ sơ sinh khó ngủ hay bé 1 tuổi khó ngủ ban đêm có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý hoặc do môi trường, nếp sinh hoạt không phù hợp.
Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ hỗ trợ giấc ngủ của con yêu tốt hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây tập trung vào việc trẻ sơ sinh khó ngủ, mời ba mẹ cùng theo dõi.
Môi trường ngủ không lý tưởng
Nhiều bé được bố mẹ bế ru thì ngủ say nhưng khi đặt xuống giường được một lúc là con tỉnh dậy và không sao ngủ tiếp được.
Đó là vì môi trường ngủ của con không nhất quán, lúc chuẩn bị ngủ con đang ở vòng tay của bố mẹ mà lúc chuyển giấc con lại thấy mình đang nằm một mình nên bé tỉnh giấc và tìm kiếm lại môi trường ngủ quen thuộc trước đó của mình.
Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến cho trẻ khó ngủ. Bố mẹ hãy nhớ rằng thân nhiệt trẻ luôn cao hơn bố mẹ một chút, vì thế khi nào bố mẹ thấy hơi lạnh thì con mới thấy thoải mái.
Bố mẹ nên kiểm tra vùng lưng, bụng và sau gáy của con để biết con đang nóng hay lạnh và điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp với bé.
Một vấn đề nữa cũng có thể khiến con khó ngủ đó là ánh sáng trong phòng. Khoa học đã chứng minh, trong môi trường ngủ tối và mát thì cơ thể sẽ sản sinh ra hormone melatonin giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn.
Vì thế khi cho bé ngủ, bố mẹ nên tắt bớt đèn, giảm độ sáng trong phòng để giúp con dễ ngủ hơn.
Môi trường ngủ an toàn không chỉ giúp bé ngủ ngon mà còn giúp hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh cho con yêu
Lịch sinh hoạt không phù hợp
Nhiều mẹ cứ thấy con ngủ không ngon là lại băn khoăn bé khó ngủ thiếu chất gì mà không biết rằng, nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé khó ngủ đó là do lịch sinh hoạt của con không phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ như đối với các em bé theo lịch sinh hoạt EASY 3, con sẽ có tổng thời gian thức trong ngày khoảng 5-6 tiếng, có 4 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và thời gian ngủ đêm kéo dài khoảng 12 tiếng.
Thế nhưng, lịch sinh hoạt thế này chỉ dành cho các bé dưới 12 tuần tuổi, nếu bố mẹ thấy con theo lịch tốt và không chủ động chuyển lịch mà vẫn giữ nếp sinh hoạt này cho con thì đến khoảng 4 tháng tuổi con sẽ gặp rất nhiều vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là khó ngủ, gắt ngủ, ngủ không ngon giấc.
Vào giai đoạn 4 tháng tuổi, con sẽ đáp ứng tốt hơn với lịch sinh hoạt EASY 3.5 hoặc EASY 4 với thời gian thức trong ngày dài hơn, thời gian ngủ ban ngày rút ngắn lại để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ đêm của bé.
Cứ như vậy, mỗi giai đoạn phát triển con sẽ cần một lịch sinh hoạt ăn, ngủ, chơi khác nhau. Bố mẹ nên tìm hiểu và điều chỉnh giúp con để bé luôn được ăn no, ngủ đủ nhé!
Con không có trình tự ngủ đêm nhất quán
Trình tự ngủ đêm hiểu đơn giản là một loạt các hoạt động được thực hiện theo thứ tự cố định, và nên được thực hiện nhất quán vào trước tất cả giấc ngủ đêm của con.
Tùy thuộc vào số lượng cũng như thời lượng của các hoạt động mà mẹ sẽ căn thời gian để bắt đầu thực hiện trình tự ngủ, sao cho khi kết thúc hoạt động cuối cùng và đặt con nằm xuống giường ngủ thì cũng gần giờ ngủ đêm của bé.
Ý nghĩa của việc thiết lập và tuân thủ theo trình tự ngủ đêm là để thông báo và giúp con hiểu là sắp đến giờ đi ngủ, nhờ đó con sẽ nhận thức được điều này và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Con chưa biết tự ngủ và không thể tự chuyển giấc
Vào giai đoạn con mới sinh, việc bế ru con ngủ có thể rất dễ dàng, tuy nhiên con càng lớn thì bé càng khó ngủ, bố mẹ càng mất nhiều thời gian và công sức để có thể ru con ngủ, cá biệt có những bé đã quen với việc được bế ru thì đòi bế cả đêm mới có được giấc ngủ trọn vẹn.
Đó là lý do các chuyên gia thường khuyên bố mẹ hãy cố gắng tập cho con biết cách tự đưa mình vào giấc ngủ vì chỉ khi đó, con mới có được giấc ngủ chất lượng để phát triển tối ưu tiềm năng trí não, thể chất và tinh thần.
Bố mẹ hãy vỗ ợ hơi cho con thật kĩ mỗi khi bé ăn xong và trước khi con đi ngủ để tránh đầy hơi, chướng bụng cho bé
Con cảm thấy đói hoặc đã ăn quá no
Quá đói hoặc quá no đều có thể khiến con khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Vì thế, bố mẹ nên đặt thời gian cho con ăn cữ sữa cuối cùng trong ngày vào thời điểm hợp lý, không quá xa giờ ngủ và cũng không nên nhét cho con ăn no bụng ngay trước khi đặt bé xuống giường.
Bố mẹ có thể cho con ăn cữ cuối cùng khi thực hiện trình tự ngủ cho bé, hoạt động ăn có thể ở giữa trình tự ngủ, nghĩa là sau khi ăn, con sẽ được vỗ ợ thật kĩ và thực hiện thêm một vài hoạt động tĩnh nữa rồi mới đi ngủ.
Con bị đầy hơi
Đôi khi nguyên nhân khiến con khó ngủ đơn giản chỉ là con đang bị đầy hơi và con muốn ợ một cái cho dễ chịu.
Bố mẹ hãy quan sát các dấu hiệu đầy hơi của con như ưỡn người, khóc ré lên khi đang ngủ, chân co về phía bụng, gồng mình rất khó chịu,... và vỗ ợ thật kỹ cho bé, giúp con đưa hết hơi thừa ra ngoài để con có giấc ngủ ngon hơn.
Con chịu quá nhiều kích thích
Hệ thần kinh của con còn rất non nớt, vì thế nếu ban ngày con phải chịu quá nhiều kích thích thì ban đêm con có thể sẽ rất khó có thể ngủ ngon.
Có những hoạt động bố mẹ tưởng là bình thường lại có thể là yếu tố kích thích đến thần kinh của trẻ, ví dụ như chơi đùa quá sức, cười quá nhiều, gặp gỡ nhiều người lạ, đến một môi trường mới...
Vì thế bố mẹ nên chú ý và giúp con tránh các kích thích vào ban ngày để bé có thể ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm.
Con đang ở tuần khủng hoảng
Trẻ sơ sinh sẽ trải qua rất nhiều tuần khủng hoảng - wonder week. Đó là những giai đoạn con có các bước phát triển nhảy vọt về kỹ năng và trí tuệ của bé trong 2 năm đầu đời.
Sau mỗi tuần khủng hoảng, con thường sẽ học được một kỹ năng mới hoặc nhận thức được một điều gì mới.
Biểu hiện chung của các bé khi ở tuần khủng hoảng này là quấy khóc vô cớ, biếng ăn sinh lý, bám mẹ hoặc người chăm sóc không rời và đặc biệt là chất lượng giấc ngủ bị giảm sút nghiêm trọng.
Vì thế nếu tự nhiên con đang ăn ngủ rất nề nếp mà bỗng nhiên khó ngủ, ngủ không ngon thì mẹ hãy thử kiểm tra xem giai đoạn này có trùng với mốc wonder week nào không.
Một số nguyên nhân bệnh lý
Dù là trẻ sơ sinh, trẻ 3 tuổi khó ngủ về đêm hay ở bất kì độ tuổi nào của con, bố mẹ cũng nên kiểm tra xem con có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không.
Một chút cảm cúm nhẹ, nghẹt mũi hay mọc răng đều có thể là nguyên nhân khiến con khó ngủ.
Nhiều mẹ có quan niệm rằng con khó ngủ là vì thiếu chất, ngay cả với trẻ lớn cũng vậy, ví dụ như cứ thấy con 4 tuổi ngủ không ngon là mẹ lại băn khoăn không biết trẻ 4 tuổi khó ngủ thiếu chất gì và tự ý tìm mua các loại thực phẩm chức năng cho con sử dụng.
Nếu nghi ngờ bé khó ngủ do thiếu chất, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý bổ sung vi chất cho trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Cách khắc phục tình trạng khó ngủ cho trẻ
Khi đã xác định được nguyên nhân khiến con khó ngủ, bố mẹ sẽ có thể tìm ra cách chữa trẻ khó ngủ về đêm và sớm trả lại giấc ngủ cho bé. Nhìn chung, để con có thể ngủ tròn giấc và hưởng tối đa lợi ích mà giấc ngủ ngon mang lại, bố mẹ nên:
- Kiểm tra sức khỏe của con để chắc chắn bé không gặp vấn đề gì về bệnh lý khiến con khó chịu
- Nếu con đang ở tuần khủng hoảng thì bố mẹ hãy hỗ trợ để con “vượt bão” một cách nhẹ nhàng nhất
- Hạn chế các kích thích ban ngày của con
- Xây dựng cho con nếp sinh hoạt phù hợp với giai đoạn phát triển của bé
- Rèn cho con kỹ năng tự ngủ, tự chuyển giấc và cho con làm quen với một trình tự ngủ khoa học, nhất quán
- Thiết lập môi trường ngủ an toàn, lý tưởng cho bé
- Cho con ăn đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng
- Tham gia POH Easy (0-1 tuổi) để được tư vấn 1-1 giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo