Nhiều ba mẹ thắc mắc không biết rèn trẻ sơ sinh tự ngủ bắt đầu từ đâu? Luyện ngủ cho con làm thế nào cho đúng? Mời ba mẹ tham khảo bài viết sau của POH!
"Gần đây, rất nhiều mẹ hỏi mình về CIO và về tự ngủ từ rất nhỏ, mà không có công cụ hỗ trợ.
Mình xin trả lời là từ 0-4 tháng, con không thể học được kĩ năng tự ngủ nếu không có hỗ trợ và không có routine đi ngủ các mẹ nhé.
Các mẹ cần đọc thật kĩ những điểm sau, và cần dành thời gian đi từng bước, đừng sáng đọc về tự ngủ chiều áp dụng ngay.
Tự ngủ áp dụng từ giấc ngủ đầu ngày là dễ thành công nhất!
Bước 1: Xác định thời gian thức tối ưu
Đừng nói con em 3 tháng, đang ăn cách 2h nhưng giờ em muốn thiết lập lại easy, em cho easy 3 trước (?!??) Không!!!! Thời gian thức cần chuẩn gần với độ tuổi để giảm thời gian khóc một cách tối thiểu, và ăn sẽ giãn dần theo thời gian thức dài này mà từ đó cách xa nhau ra. Hãy cho sinh hoạt easy phút hợp với tuổi, easy không có level!!!!!
Bước 2: Thiết lập trình tự ngủ
Thủ tục đi ngủ, trình tự ngủ đêm hay còn gọi là Sleep routine - Bedtime routine.
Dù bạn áp dụng phương pháp nào, trình tự đi ngủ là không thể thiếu và không thể bỏ qua! Xin đừng đặt bịch con xuống mà mong con ngủ, mọi thứ đều có sự chuyển giao của nó!
Đừng bao giờ quên Winddow (10-15' tính vào thời gian thức, với bé mới thực hành thì hãy để ra 20 phút cho hoạt động winddown)
Nếu bé bị lẫn lộn ngày đêm hoặc khó ngủ đêm, việc tắm gần giờ đi ngủ sẽ giúp bé ngủ đêm tốt. Nếu bé đang ngủ đêm tốt, mẹ thích tắm con lúc nào cũng được, 2 lần một ngày cũng được luôn.
Sleep routine cho giấc ngày + đêm xem ở đây:
Bước 3: Phương pháp khuyến khích bé tự ngủ
Ở mốc dưới 4 tháng, tự ngủ cần nút chờ và hỗ trợ. Các phương pháp phổ biến khi tự ngủ từ đầu là 5S và no-cry (tự ngủ không tiếng khóc)
Nếu quyết định sử dụng công cụ hỗ trợ, hãy sử dụng trọn bộ 5S. Nếu chỉ sử dụng 2-3 công cụ mà không thành công, đừng hỏi tại sao mà hãy thử lại đầy đủ trọn bộ nhé. 5S = quấn + ồn trắng + nằm nghiêng + đung đưa + ti giả.
Swing (đung đưa) và side/stomach (nằm nghiêng) có thể được thay đổi và chuyển thể thành shhh/pat khi con nằm trên giường cho trẻ từ 9 -19 tuần hoặc sớm hơn, video kĩ thuật shhh/pat mình làm nhiều rồi, nhưng sẽ post video thực tế các mẹ tây làm cho các mẹ thích.
? Phương pháp tự ngủ không tiếng khóc, (ba mẹ hãy xem thật kỹ hướng dẫn) có thể áp dụng cho mọi độ tuổi.
Kể cả tự ngủ gọi là không tiếng khóc, thì nút chờ vẫn phải được thực hiện trước khi vào phòng bé. Các mẹ xem kĩ thật là KĨ ạ. Trong tự ngủ không tiếng khóc, con vẫn cần hỗ trợ quấn và ti giả, các mẹ lưu ý kĩ điểm này.
???? CIO kiểm soát không nên làm nếu con chưa có routine, không có công cụ hỗ trợ hoặc dưới 6m. Video CIO ở dưới, nếu cân nhắc và quyết định theo phương pháp, hãy xem hết video và ghi chép. Sợ nhất quả xem nửa video tưởng hiểu rồi, con khóc banh nhà. Em xin các mẹ luôn
Khi có kĩ năng tự ngủ, thì các con sẽ đi vào giấc ngủ như thế này:
Và chuyển giấc, nếu không thành công, các mẹ có thể dùng phương pháp khuyến khích tự ngủ để giúp con ngủ lại mà không cần phải bế bé lên, để bé hiểu và học nối giấc.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, muốn bé ngủ nhanh và dễ ngủ, hãy duy trì môi trường ngủ tối ưu: Tối - ồn trắng - lạnh (nhiệt độ phòng dưới 24 độ, lý tưởng là 20-22), hoặc thấp hơn ở mốc tối ưu nhất cho môi trường ngủ: 18-20 (nếu thấy con khó ngủ hoặc bạn thấy con vẫn ra mồ hôi). Khi bé ngủ say bạn có thể tăng nhiệt độ lên một chút, nếu muốn.
>> Tất tần tật về 5 phương pháp "luyện tự ngủ" cho trẻ sơ sinh
>> 5 lỗi sai kinh điển khi hướng dẫn bé tự ngủ (Phần I)
Tại sao phải phòng lạnh?
Khi trẻ còn nhỏ, sự phát triển của các cơ quan nội tạng - bài tiết của con chưa nhuần nhuyễn và sự thải nhiệt con chưa đạt mức hiệu quả, cha mẹ cần có sự lựa chọn thông thái để giúp con thoải mái dễ chịu và giảm gánh nặng môi trường lên con bằng những cách sau:
1. Đảm bảo môi trường dễ chịu, nhiệt độ phòng tối ưu cho đến khi con có khả năng thải nhiệt tốt hơn (cho đến 4-6 tháng)
2. Ra mồ hôi ở đầu là tín hiệu trẻ bị nóng và đang thực hiện thoát nhiệt gia tăng (khi thoát nhiệt bức xạ không hiệu quả). Nóng mà không thải được nhiệt, con sẽ bị tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn, tăng trao đổi chất để nỗ lực thải nhiệt. Khi việc này không hiệu quả, con sẽ bị mất nước và kiệt sức (shock-nóng).
Hãy mặc ít quần áo cho trẻ, hoặc tăng luân chuyển không khí mát, và nếu có thể, giảm nhiệt độ phòng! Tuyệt đối không che đầu, cản trở thải nhiệt của trẻ khi sống trong môi trường trên 18 độ C. Ra mồ hôi khi ngủ không phải là tín hiệu thiếu canxi, đây là cách con nói với gia đình rằng con đang bị nóng!
3. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết và nhiệt độ phòng.
>> Mẹ tìm hiểu thêm tại: Chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ sơ sinh tự ngủ
4. Ở tuần 6-8 ứng với giai đoạn thay đổi hormone ở trẻ, thay đổi trao đổi chất nhanh hơn, bé quấy khóc cũng làm tăng gánh nặng thải nhiệt cho cơ thể, để giúp con ngủ tốt hơn hãy lưu ý để nhiệt độ phòng cho bé trong ngưỡng thoải mái, đặc biệt là khi ngủ (19-22 độ).
Điều này cũng có thể giúp con có vài giấc ngủ ngon và giảm cường độ cáu gắt trong những tuần có độ hủy diệt thần kinh của người lớn này.
5. Duy trì nhiệt độ phòng ban đêm thấp đủ để kích hoạt nhu cầu ngủ dài.
6. Khi trời nóng, khi ra ngoài, khi không đảm bảo được môi trường nhiệt độ đảm bảo cho con: cha mẹ cần tránh tác động tăng nhiệt trực tiếp (ra nắng), bù nước cho bé.
Nếu bé bú mẹ có thể cho bú thường xuyên hơn chu kì easy để đảm bảo bù đủ nước, nếu con bú bình thì nhiệt độ của sữa có thể giảm hơn so với bình thường để không tạo áp lực thải nhiệt thêm cho cơ thể.
Nóng và quá nóng rất nguy hiểm cho tính mạng con người. Ở Mỹ trong vòng 24 năm, số người mất đi do quá nóng còn nhiều hơn số người chết do thiên tai, sóng thần, sét đánh, lốc thần, lụt lội và động đất cộng lại.
Những nguy hiểm khi bị quá nóng đến rất chậm nhưng để lại hậu quả khôn lường. Vì thể, vì sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy lưu ý đến điểm quan trọng mà mọi người thường bỏ quên này. Mặc dù khái niệm tăng độ dẻo dai và sức bền trong rèn luyện nhiệt không còn mới lạ trong giới thể thao, nhưng điều này không thể áp dụng cho trẻ em được.
Để thích nghi với môi trường xứ nóng, nếu có điều kiện, hãy chờ đến khi trẻ lớn hơn một chút và bước ra khỏi ngưỡng rủi ro cao về sức khỏe cũng như nguy cơ đột tử sơ sinh (sau 6 tháng) mới có thể dần dần rèn luyện thải nhiệt trong môi trường khắc nghiệt hơn.
Lặp đi lặp lại sẽ tạo thành phản xạ có điều kiện: tín hiệu ngủ. Mỗi lần con tự ngủ là một cơ hội con được thực hành kĩ năng cần thiết mà khó làm này! Càng thức hành nhiều con càng tự ngủ điêu luyện và không tiếng khóc!
Hachun - Admin POH
Tuy nhiên, em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt, mẹ không biết hướng dẫn con tự ngủ bắt đầu từ đâu? Mẹ không biết lịch Easy nào phù hợp nhất với con. Trên mạng có quá nhiều thông tin mẹ không biết áp dụng thế nào mới đúng. Con vẫn quấy khóc, không thể ngủ ngon và mẹ thì hoàn toàn bất lực.
POH thấu hiểu điều đó và luôn mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn bù đầu vì con nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
POH xây dựng giải pháp nuôi dạy con khoa học dành cho bà mẹ bận rộn:
Giúp con ăn no ngủ đủ ngay hôm nay cùng: POH EASY nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo