MỤC LỤC
Mọi người vẫn thường nói rằng “trẻ sơ sinh lớn lên trong giấc ngủ”, thế nhưng có những em bé lại ngủ ít hơn thời gian ngủ theo độ tuổi rất nhiều.
Vậy thì trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không, trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít là gì và cách cải thiện tình trạng trẻ ngủ ít như thế nào? Mẹ hãy cùng tìm hiểu với POH nhé!
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Thời gian ngủ hợp lý cho trẻ 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng tuổi là bao nhiêu? Mẹ hãy xem thông tin trong bảng sau của POH nhé:
Như vậy, mẹ có thể theo dõi nếu con mình đang ngủ ít hơn thời lượng như bảng trên thì có nghĩa là bé đang ngủ ít, thiếu ngủ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là thời gian ngủ đêm của bé nên kéo dài 11-12 tiếng, còn lại là thời gian ngủ ngày. Chứ nếu bé ngủ ngày nhiều, ngủ đêm ít nhưng tổng thời gian ngủ vẫn đúng như bảng trên thì cũng không được coi là ngủ đủ đâu, mẹ nhé!
Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?
Nếu con chỉ ngủ ít hơn so với thời gian ngủ theo độ tuổi 1-2 tiếng một ngày thì không đáng lo, nhưng nếu con thiếu hụt thời gian nhiều hơn hẳn so với các bạn đồng trang lứa thì bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Vì trẻ ngủ ít có thể phải đối mặt với một số vấn đề sau:
- Trẻ sơ sinh ngủ ít có khả năng suy giảm khả năng nhận thức vì não bộ nghỉ ngơi và phát triển trong khi ngủ, giấc ngủ bị rút ngắn đồng nghĩa với việc não bộ thiếu thời gian để phát triển.
- Thiếu ngủ, ít ngủ cũng khiến bé suy giảm trí nhớ, cản trở khả năng học hỏi của bé
- Não bộ trẻ tiết ra hormone tăng trưởng GH trong giấc ngủ giúp trẻ cao lớn, trẻ ngủ ít phải đối mặt với nguy cơ trì hoãn, chậm tăng trưởng vì não bộ thiếu thời gian sản xuất hormone quý giá này.
- Trẻ sơ sinh thiếu ngủ cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu vì không thể giải phóng các protein chống lại bệnh tật khi ngủ
- Ngoài ra, bé sơ sinh ngủ ít còn có thể mất tập trung hoặc kích thích quá mức do thần kinh và thể chất của bé quá mệt mỏi, căng thẳng
Nhiều mẹ lo lắng khi trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú vào ban đêm, POH xin chia sẻ với mẹ rằng: Với giấc ngủ đêm của bé thì mẹ cứ để cho con ngủ nhiều nhất có thể theo khả năng của bé, nghĩa là không cần gọi bé dậy ăn đêm, khi nào con đói bé sẽ tự dậy và đòi ăn. Chỉ trừ những trường hợp thiếu cân đặc biệt thì mới cần gọi con dậy ăn đêm mà thôi.
Còn nếu trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú vào ban ngày thì bố mẹ nên điều chỉnh lịch sinh hoạt của bé. Cụ thể thì giấc ngủ ngày của bé chỉ nên dài 1,5-2 tiếng, dài lắm cũng không nên dài quá 2,5 tiếng/nap. Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc vào ban ngày sẽ giúp con đảm bảo được lịch sinh hoạt EASY theo độ tuổi và đảm bảo được giấc ngủ đêm của con dài 11-12 tiếng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít và cách cải thiện
Tình trạng trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc có thể do rất nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Sau đây POH sẽ giúp mẹ tổng hợp lại một vài nguyên nhân thường gặp nhất.
Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày do con quá phấn khích
Điều này thường gặp khi bé đi du lịch hoặc tới một môi trường mới, có quá nhiều tác nhân gây mất tập trung. Với người lớn thì có thể những vấn đề đó không ảnh hưởng gì, nhưng với trẻ sơ sinh thì thật sự là một thế giới mới. Con choáng ngợp và mải nhìn ngắm mọi thứ và quên luôn cả chuyện cần phải đi ngủ.
Hậu quả là đến khi quá buồn ngủ thì con lại cáu gắt, quấy khóc dữ dội và cũng rất khó vào giấc ngủ ngon.
Ngủ đủ giấc là chìa khóa giúp con luôn vui vẻ, bớt quấy khóc.
Cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít do phấn khích:
-Khi đi du lịch hay đi chơi thì mẹ nên lập kế hoạch sao cho con sẽ được nghỉ ngơi ở môi trường phù hợp khi đến cữ ngủ. Ví dụ như đến giờ đó sẽ về phòng khách sạn để nghỉ ngơi chẳng hạn. Có thể là môi trường ngủ lạ lẫm cũng sẽ khiến con khó ngủ hơn nhưng khả năng cao là bé vẫn có thể chợp mắt một chút, nghỉ ngơi hồi phục năng lượng.
-Nếu không thể sắp xếp về khách sạn để nghỉ ngơi, thì mẹ có thể mang theo một chiếc khăn để trùm lên xe đẩy của bé, tạo môi trường tách biệt để con có thể nghỉ ngơi một chút.
Tình trạng phấn khích khiến bé khó ngủ, ngủ ít cũng có thể xảy ra khi bé vui đùa quá mức trước giờ đi ngủ. Vì thế trước giờ con đi ngủ thì bố mẹ nên cho bé chuyển sang hoạt động tĩnh, ví dụ như trò chuyện, đọc sách trong phòng yên tĩnh…
Trẻ sơ sinh ngủ ít do con ốm hoặc khó chịu
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cần một tác nhân nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng đến việc ăn, ngủ của bé. Vì thế nếu thấy bé trằn trọc, ngủ ít thì mẹ nên kiểm tra một lượt phòng ngủ, quần áo, bỉm của bé xem có gì khiến con khó chịu hay không.
Mẹ nên đảm bảo con được mặc đồ thoải mái, không có chỉ thừa hay bị cọ xát bởi khóa kéo, cúc bấm khi đi ngủ. Môi trường ngủ của con luôn đủ mát và an toàn, bỉm của bé không bị tràn ngược khiến con ngứa ngáy…
Đầy hơi cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến con khó chịu và ngủ ít, bố mẹ hãy chú ý vỗ ợ cho bé thật kỹ nhé!
Nhiều mẹ cũng băn khoăn về chuyện trẻ sơ sinh ngủ ít là thiếu chất gì, và rất mong muốn có thể bổ sung chất này chất kia để con ngủ ngon giấc hơn. POH khuyên mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra kỹ càng nếu nghi ngờ con thiếu chất, cho con bổ sung dưỡng chất theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, những thay đổi tâm sinh lý khi ở trong giai đoạn wonder week, hoặc khi bé ốm, sốt, mọc răng cũng có thể khiến con ngủ ít hẳn đi. Với những trường hợp này thì mẹ hãy chăm sóc và hỗ trợ bé vượt qua giai đoạn đó, rồi chỉnh sửa nếp ngủ của bé sau.
Trẻ sơ sinh ngủ ít do lịch sinh hoạt không phù hợp
Mẹ có thể nhận biết lịch sinh hoạt của bé có phù hợp hay không nhờ vào chất lượng giấc ngủ của con. Nếu bé hay ngủ gật nhưng đến khi mẹ bế vào giường thì lại không chịu ngủ, quấy khóc, catnap, REM sáng khiến giờ ngủ của bé không được đảm bảo, con ngủ ít, thì có nghĩa là lịch sinh hoạt của bé không còn phù hợp nữa.
Giải pháp tối ưu lúc này chính là điều chỉnh lịch sinh hoạt của bé. Đầu tiên mẹ hãy ghi lại thời gian biểu hiện tại của bé trong vài ngày để nắm bắt được thói quen hiện tại của bé.
Sau đó mẹ hãy xem độ tuổi của bé phù hợp với lịch EASY nào rồi điều chỉnh lịch của bé dần dần. Ví dụ như bé 4 tuần tuổi sẽ phù hợp với lịch EASY 3, bé 6 tuần tuổi phù hợp với lịch EASY 3.5, bé 8 tuần tuổi phù hợp với lịch EASY 4…
Để bé có thể sinh hoạt EASY thành công, bài bản thì mẹ cần lưu ý 3 điều sau:
1. Cho con ăn no, ăn hiệu quả theo nhu cầu, giãn cữ phù hợp theo đúng lịch EASY
2. Vỗ ợ hơi cho con đủ thời gian, đúng kỹ thuật
3. Đảm bảo an toàn ngủ cho bé trong mọi giấc ngủ
Một bí quyết nữa có thể giúp bé ngủ ngon hơn, đó là: Sử dụng công cụ hỗ trợ giấc ngủ cho bé như quấn, nhộng, tiếng ồn trắng; và kết hợp các phương pháp hướng dẫn tự ngủ để con có những giấc ngủ chất lượng hơn.
Lý thuyết là như thế, nhưng để áp dụng tất cả những cách này thì lại không hề đơn giản, nhất là vấn đề tập EASY và tự ngủ cho bé.
Vậy thì mẹ hãy tham gia POH EASY với chúng mình để được giảng viên tư vấn 1-1 tất cả các vấn đề ăn - ngủ, giúp con cải thiện tình trạng thiếu ngủ, ngủ ít hiệu quả, con sớm ngủ giấc dài, ngủ xuyên đêm nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo