Trong bài viết trước POH đề cập đến 7 hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ nên biết. Trong bài viết ngày hôm nay mời ba mẹ tiếp tục tìm hiểu về những hiện tượng phổ biến khác ở con yêu nhé!
Trẻ sơ sinh hay vặn mình
Vặn mình là cách bé giãn các cơ, là cách bé tìm hiểu về chính cơ thể mình ở thế giới bên ngoài. Đây không phải là biểu hiện của thiếu can-xi.
Những cơ bắp và trọng lượng cơ thể là những điều xa lạ với bé. Bé có thể đỏ mặt và nhăn mặt nhưng không khóc, bố mẹ đừng quá lo lắng, những cử động này là hoàn toàn bình thường, bé đang vận công luyện yoga kiểu đặc biệt chuẩn bị cho những thử thách sau này đấy.
Nếu bé vặn mình, ưỡn người và khóc, hãy thử vỗ ợ hơi cho bé. Sẽ rất hiệu quả với các bé bị đầy hơi.
Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn tại: Trẻ sơ sinh hay RƯỚN NGƯỜI - VẶN MÌNH, bình thường hay bất thường?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ưỡn người
Trẻ sơ sinh bị Trớ - nôn
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng hết sức phổ biến. Ở một mức độ nào đó, trớ được coi là cuộc sống đời thường của một em bé sơ sinh khoẻ mạnh.
Nhiều em bé sau khi ăn no được ợ hơi đầy đủ và tưởng chừng như mọi chuyện đều êm xuôi, cha mẹ bế em lên dành cho em một cái ôm ấm áp nhưng lại được chào đón bằng những dòng sữa cặn ọc ra từ miệng em.
Các bố mẹ ạ, loài người được trang bị một cái van đóng mở ở phía trên cùng của dạ dày để giữ cho thức ăn không trào ngược ra ngoài. Điều này giúp cho các phi công có thể bay lộn nhào hay các vận động viên thể dục nhịp điệu có thể trồng cây chuối và đi bằng hai tay mà không tuôn trào thức ăn trong dạ dày ra bên ngoài.
Ở trẻ em, như mọi máy móc khác lần đầu được vận hành, cái van nói trên chưa phát triển và việc hoạt động chưa thực sự nhuần nhuyễn vì thế mỗi lần bé ợ hơi, thì theo với không khí bé ợ lên thêm cả chút sữa.
Trớ hay nôn ra sữa là tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Có đến hơn một nửa số trẻ em sơ sinh có hiện tượng nôn trớ thường xuyên trong vòng 3 tháng đầu đời, đặc biệt là sau khi ăn no hoặc khi bé nuốt phải quá nhiều hơi trong quá trình bú.
Nôn, trớ, nếu không thành vòi thì thực sự không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Nếu bé vui vẻ, tăng cân và phát triển tốt thì cha mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng nôn trớ. Việc trớ này sẽ tự hết vào khoảng 6 tháng khi bé ăn dặm chất rắn hơn và cũng là lúc van thực quản của bé phát triển và vận hành nhịp nhàng hơn.
Vấn đề chủ yếu với những em bé này là khối lượng quần áo chăn màn phải giặt hàng ngày mà thôi. Nên nhớ, cha mẹ luôn có cảm giác con nôn rất nhiều hơn so với thực tế, nhất là chỉ dựa vào quy mô và kích thước vết nôn trên quần áo và sàn nhà.
Trẻ nôn trớ liên tục phải làm sao?
Khi nào thì nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một tín hiệu đáng lo:
- Khi bé nôn thành vòi nhiều lần.
- Nôn ra màu xanh lá cây sang.
- Nôn ra máu do acid dạ dày kích ứng thực quản và gây chảy máu trong.
- Khi bé không tăng cân và quấy khóc nhiều.
Khi vấn đề nôn trớ là nghiêm trọng như trên, một số mẹo chữa trớ cho trẻ sơ sinh:
- Không ép bé ăn. Để bữa ăn là yên tĩnh và nhẹ nhàng.
- Làm đặc sữa.
- Ợ hơi cho bé thật kỹ.
- Tránh tuyệt đối cho bé bú khi nằm. Bé bú khi được bế với độ dốc tương đối. Cho bé ngồi thẳng, ngồi dốc để sữa xuôi sau khi ăn.
- Nếu bé bú bình, nên dùng loại núm nhỏ. Tránh cho bé ăn bằng thìa (trừ khi sữa này được làm đặc với ngũ cốc) vì lúc này lượng khí bé nuốt phải sau mỗi lần ăn là cực lớn.
- Tìm ý kiến bác sĩ để được cung cấp thuốc phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé, điều trị trào ngược thực quản sơ sinh.
Mụn - Rôm sảy - Da khô
Những ngày đầu khi sinh, em bé thường có một vài mụn trắng vàng bên sống mũi hoặc trên mặt có tên gọi khoa học là Milia.
Đây là hậu quả của việc các lớp da tách ra khỏi nhau và lần đầu được tiếp xúc với không khí. Hầu hết tất cả các em bé đều có mụn này, và nó không làm ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến bé, trừ hình thức kém đẹp cho những bức ảnh đầu đời mà thôi.
Rôm sảy là những những chấm đỏ nhỏ, phẳng và kéo thành mảng xuất hiện bất ngờ quanh má, cổ, sau tai bé, và xuất hiện nhiều ở những nơi quần áo chặt thít vào bé. Những mụn rôm sảy này đến và đi đều không mời và bất ngờ như cơn gió thoảng, và hầu như không ảnh hưởng gì tới bé sơ sinh.
Đừng quá lo lắng đến những căn bệnh kinh khủng không tên có sẵn trong sách y khoa có thể ghé thăm bố mẹ ạ. Nếu con vẫn vui vẻ chơi như không cần biết đến những vết rôm sảy đó, hãy nới lỏng quần áo cho bé, tránh để bé quá nóng và tận hưởng bé thơ đi thôi!
Khô da là hiện tượng thường thấy ở các bé được tắm nhiều, da bong tróc. Điều này không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
Đơn giản cha mẹ cần giảm cường độ tắm xà phòng tắm, hoặc tốt hơn có thể dùng nước lã, sau khi tắm đừng quên dùng baby-oil và kem massage cho con.
Rụng tóc vành khăn
Rụng tóc ở trẻ em, kể cả rụng tóc hình vành khăn hay rụng TOÀN BỘ TÓC trên cả đầu đều là hiện tượng rất thông thường và phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trẻ em thông thường sẽ có 2 “vụ mùa” tóc mọc trong năm đầu đời, trong đó bé sẽ rụng tóc trong vòng 6 tháng đầu khi sinh và sau đó thay thế bằng tóc mới.
Nhiều bé tóc mới này không mọc lên và có thể giữ nguyên kiểu đầu không có tóc này đến tận sinh nhật 2 tuổi. Việc rụng tóc ở bé không phải là biểu hiện của thiếu chất hay bệnh lý. Ngoài việc ảnh hưởng thẩm mỹ trong những album ảnh đầu đời, việc rụng tóc ở trẻ sơ sinh là vô hại và cha mẹ không cần phải lo lắng.
Đổ mồ hôi khi ngủ, mồ hôi trộm
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con thức dậy đầu ướt sũng mồ hôi. Nhiều phụ huynh tìm đến tôi với nỗi lo sau mỗi lần để bé tự ngủ, dù bé chỉ khóc một thời gian ngắn nhưng mồ hôi cũng tiết ra rất nhiều và chủ yếu là ở trên đầu.
Khác với người lớn được trang bị hệ bài tiết đã phát triển hoàn thiện và có thể toát mồ hôi trên toàn cơ thể khi bị quá nóng, trẻ em không có may mắn đó. Trẻ thoát nhiệt chủ yếu qua đầu và gan bàn chân - bàn tay. Khi con quá nóng thì đầu con là nơi đầu tiên sẽ đổ mồ hôi.
Ra mồ hôi trộm không phải là hệ quả của thiếu can-xi. Tuy nhiên khi trẻ bị quá nóng có thể dẫn đến tim đập nhanh, khó thở, bé mệt mỏi và không muốn bú/ăn.
Ra mồ hôi là biểu hiện trẻ bị nóng. Trẻ đi ngủ trong nhiệt độ quá nóng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Đọc thêm về SIDS tại trang).
Hiệp hội các bác sĩ Y khoa Hoa Kì, Pháp, Úc và Anh đều khuyên không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh khi đi ngủ, vì đội mũ cản trở thoát nhiệt ở cơ thể trẻ, gây tim đập nhanh và nguy cơ ngạt thở.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu khi ngủ
Ở các nước này, họ có khuyến cáo nhiệt độ an toàn cho môi trường ngủ của trẻ sơ sinh trong khoảng 16-20 độ C, tuy nhiên với hoàn cảnh sinh hoạt tại Việt Nam, bác sĩ Trí Đoàn (trưởng khoa Nhi - phòng khám quốc tế Victoria) khuyên “nhiệt độ phòng bé là dưới 24 độ C, đối với trẻ nhũ nhi nhiệt độ phòng phù hợp và an toàn trong khoảng từ 16- 21 độ C.
Khi nhiệt độ phòng lên đến 28 độ C có thể khiến trẻ quá nóng, tăng nguy cơ bị hội chứng Đột tử ở trẻ nhu nhi” (Trích sách Để con được ốm - BS Trí Đoàn).
Hoặc cách đơn giản nhất, các mẹ hãy cảm nhận độ nóng lạnh của bé qua đầu và mặc quần áo cho bé phù hợp với thời tiết. Hạn chế tối đa đội mũ che đầu, ngăn cản cơ quan điều chỉnh nhiệt độ của trẻ sơ sinh.
Nên nhớ, nhiệt độ môi trường ngủ của bé càng nóng, bé càng tiết nhiều mồ hôi, tim đập càng nhanh và càng làm cho trẻ trở nên ngột ngạt. Bị quá nóng, nhất là khi ngủ, rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh; nguy hiểm hơn là khi trẻ bị lạnh.
!!! Ra mồ hôi trộm do bệnh tim bẩm sinh, do hội chứng ngừng thở khi ngủ (sleep apnea), và rủi ro SIDS: Trong trường hợp nghiêm trọng này cha mẹ có thể thấy các triệu chứng con tiết rất nhiều mồ hôi khi ngủ ngay cả khi nhiệt độ phòng dưới 19 độ, tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh, có vấn đề về hô hấp, đồng thời da bé nhạt màu (tái xám) và chậm tăng cân. Lúc này cha mẹ cần sự tư vấn từ bác sĩ nhi khoa để có chẩn đoán sớm nhất.
Tưa lưỡi và nấm miệng
Nấm miệng là cực kì phổ biến ở trẻ sơ sinh, và thường không có biểu hiệu bệnh lí gì ngoài sự xuất hiện của những chấm trắng trông giống như là cặn sữa trong miệng bé. Việc cố lau bỏ nấm này thường làm con bị chảy máu trong miệng.
Nấm miệng là một dạng viêm nhiễm do nấm Candida là thủ phạm. Nấm miệng có thể xuất hiện từ rất sớm: ngay từ khi sinh do bé nuốt nước ối và dịch nhầy từ quá trình sinh sản, hoặc có thể do việc vệ sinh núm vú kém (nhất là với các mẹ ở cữ không tắm nhiều). Nấm miệng cũng xuất hiện ở bé bú bình, do việc tiệt trùng hoàn toàn là không thể thực hiện được.
Nấm miệng Candida cực kì phổ biến và không có cách tiệt trùng hoàn toàn nào có thể tránh 100% việc nhiễm nấm được cho con; việc tưa lưỡi thường xuyên đôi khi lại lợi bất cập hại: một cách vô tình làm lây lan và làm tệ thêm tình trạng nhiễm nấm miệng của bé.
Một vài bé khi bị nấm miệng gây bong tróc có thể bị chảy máu, đau đớn và giảm khả năng bú.
Thông thường, điều trị nấm miệng Candida sử dụng thuốc bôi khá đơn giản và hiệu quả nhanh. Tùy vào tình trạng viêm nhiễm của trẻ, bác sĩ sẽ kê loại thuốc bôi với thành phần phù hợp.
Khi nghi ngờ bé bị nhiễm nấm miệng Candida, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý rơ miệng trẻ bằng mật ong hoặc nước muối gây lây lan nấm có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên tệ hơn.
Mời mẹ tìm hiểu thêm tại: Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và mẹ cho con bú
SIDS và những điều kiện an toàn cho bé sơ sinh
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – SIDS (Sudden infant death syndrome) - là hiện tượng trẻ sơ sinh đang khoẻ mạnh đi ngủ và không dậy nữa. Bé tử vong trong khi ngủ mà không có một nguyên nhân hay có bệnh lý biểu hiện nào.
Hàng năm, SIDS cướp đi sinh mạng của 2500 trẻ em ở Mỹ và 300 trẻ em ở Anh. Những trường hợp được coi là SIDS là những trường hợp tử vong không thể lý giải được và xảy ra khi bé ngủ.
Điều làm SIDS trở thành nỗi ám ảnh của cha mẹ có trẻ sơ sinh là không có một nguyên nhân hay bệnh lý rõ ràng nào gây ra SIDS nên các biện pháp phòng tránh trở nên rất mơ hồ và bao quát trên một diện rộng môi trường sinh hoạt và môi trường ngủ của bé.
Các nghiên cứu từ các cuộc phẫu thuật tử thi của các ca SIDS cho thấy phần nhiều các bé có dị tật ở não liên quan đến điều chỉnh hoạt động thở đều đặn và thức tỉnh sau giấc ngủ, bé sinh non, bé trải qua thai kỳ với mẹ bị tiểu đường, mẹ hút thuốc khi mang thai, mẹ mang thai khi quá trẻ (dưới 20 tuổi), bé sinh nhẹ cân, bé bị viêm đường hô hấp, bé ngủ chung giường với người lớn hoặc được nằm trên giường ngủ quá mềm hoặc có chăn gối, bé bị ủ quá nóng dẫn đến rối loạn nhịp tim và nhịp thở; và/hoặc trẻ sống trong môi trường có người hút thuốc lá.
Mời mẹ tìm hiểu thêm tại: An toàn ngủ cho trẻ sơ sinh - Phòng tránh tối đa hội chứng đột tử SIDS
Nguy cơ trẻ sơ sinh đột tử khi ngủ
Dưới đây là những lời khuyên an toàn để phòng chống đột tử ở trẻ sơ sinh do chính phủ Mỹ, Anh, Úc phát động. Những điều cần ghi nhớ khi đặt trẻ đi ngủ:
- Đặt trẻ nằm ngửa, trong một nôi hoặc cũi riêng cùng phòng với cha mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời.
- Nôi/cũi/ nơi ngủ của bé là đệm không quá mềm, ga chun, trẻ không nằm gối, không đắp chăn, không có thú bông mềm quanh giường bé. Nếu trời lạnh, nên dùng túi ngủ cho trẻ để tránh tối đa nguy cơ ngạt do phủ chăn qua đầu.
- Đặt trẻ ngủ ở phía dưới giường/cũi. Chân trẻ có thể chạm nhẹ vào phần dưới cùng của cũi.
- Có thể cân nhắc cho bé mút ti giả khi ngủ.
- Bật quạt hoặc tạo sự luân chuyển không khí xung quanh nơi bé nằm.
- Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong. Ngộ độc mật ong cũng như các vi khuẩn trong loại thực phẩm này có liên hệ chặt chẽ đến rủi ro SIDS.
- Cho trẻ bú mẹ đến ít nhất 6 tháng. Trẻ bú mẹ có ít nguy cơ bị SIDS hơn trẻ dùng sữa công thức.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Thống kê cho thấy trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo lịch được giảm nguy cơ SIDS đến 50%
- Không hút thuốc xung quanh môi trường có bé, dù bé không hiện diện ở đó, không khí luôn tuần hoàn và di chuyển trong phòng.
- Tránh việc ngủ chung với bé trên Sofa hoặc các mặt phẳng quá mềm. Thực tế việc ngủ chung giường với bé là một trong những nguyên nhân rủi ro cao gây ra SIDS tại các nước phương Tây.
Ngoài ra, tránh ủ bé quá nóng. Tổ chức y tế của Anh khuyến cáo nhiệt độ phòng an toàn cho bé là 16-20 độ. Ở Mỹ là 18-20 độ và tại Úc, các chiến dịch phòng chống SIDS của chính phú không nêu rõ nhiệt độ phòng mà chỉ đề cập đến việc tránh tối đa ủ quá ấm trẻ.
Tại Việt nam, tuỳ theo hoàn cảnh gia đình mà cha mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ tương ứng với quần áo bé mặc trên người. Miễn là bé thoải mái, không ra mồ hôi và bé ngủ ngon là trẻ không bị nóng.
Tránh đội mũ cho trẻ. Trẻ sơ sinh thoát nhiệt bằng đầu, khi bị ủ quá nóng và đường thoát nhiệt của trẻ bị cản trở, trẻ có xu hướng tim đập nhanh, rối loạn nhịp thở, thở thiếu oxy do không khí thiếu sự luân chuyển, thoát nhiều mồ hôi (càng làm rối loạn thêm nhịp tim) và hậu quả là bé có thể bị ngạt thở. Tránh đội mũ và che đầu cho trẻ có thể giảm rủi ro SIDS đến 25%.
(Nguồn: Nuôi con không phải là cuộc chiến)
Hachun - Admin POH
Ở Việt Nam không có thống kê về số trẻ mất hàng năm do hội chứng đột tử. Nhưng chắc chắn con số này không ít. Vì rất nhiều bé ngủ trong môi trường không đảm bảo an toàn ngủ, ngủ chung giường với bố mẹ...
Vụ việc về mẹ do mệt quá đè tay lên mũi con trong lúc ngủ khiến con tử vong là một hồi chuông cảnh bảo cho các ba mẹ.
Nên dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.
Trong khóa học POH EASY, đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh là yếu tố bắt buộc ba mẹ phải tuân theo trước khi hướng dẫn bé tự ngủ.
Các kiến thức về an toàn ngủ được chúng tôi trình bày rất chi tiết và luôn nằm ở đầu tiên trong phần “GIẤC NGỦ CỦA CON” của khóa học. Trong tất cả các phương pháp tự ngủ mà khóa học POH EASY giới thiệu, POH liên tục nhắc lại ba mẹ cần đảm bảo an toàn ngủ cho con.
Trong quá trình tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ giảng viên, các giảng viên luôn yêu cầu chụp môi trường ngủ của con. Đội ngũ tư vấn sẽ tư vấn môi trường ngủ đã đảm bảo an toàn hay chưa. Và đưa ra các hướng dẫn phù hợp với điều kiện gia đình bạn.
ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT: Dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.
Đảm bảo an toàn ngủ cao nhất và giúp con ăn no & ngủ đủ cùng POH Easy One
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo