Làm sao khi bé đòi bú liên tục không chịu ngủ?

đăng bởi Vân Minh

 

Nếu thời gian giữa các lần bú của trẻ cách nhau chưa đến 2 giờ thì có thể bé đang bị ăn vặt thay vì ăn hiệu quả hay ăn tới no. 

Một “mẹ bỉm mới nhập hội” tâm sự rằng:

“Mình đã nghĩ "cho ăn theo nhu cầu" có nghĩa là phải cho ăn bất cứ lúc nào em bé khóc, bất kể lý do là gì. Cứ mỗi lần con khóc, mình sẽ cho bú, con bú một chút ngoảnh đầu đi, rồi lại bú một chút rồi lại ngoảnh đầu đi... Mình không biết như vậy tức là mình đang tập thói quen cho con đang ăn vặt. Mình không biết đọc các tín hiệu buồn ngủ nên mình nghĩ mọi tín hiệu đều là đói dẫn đến con mình ăn kém và ăn vặt nhiều. Bé đòi bú liên tục không chịu ngủ”. Hoặc có nhiều mẹ băn khoăn về việc trẻ sơ sinh hay đòi bú rồi nôn trớ...

Ăn và ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dưới đây là ý kiến từ chuyên gia về một số câu hỏi phổ biến nhất xung quanh việc bú vặt, ăn hiệu quả và ngủ. 

Tại sao cho ăn hiệu quả lại quan trọng đối với trẻ sơ sinh (và cả bố mẹ)? 

Ăn hiệu quả đối với trẻ sơ sinh chính là việc con được ăn một cách tập trung, chủ động, không bị ép ăn, con được ăn đủ no theo nhu cầu và khả năng của mình. Con được tách rời ăn - ngủ nên ăn trong trạng thái tỉnh táo, con được vỗ ợ hơi kỹ để không bị hơi thừa làm phiền bữa ăn của bé.

Nếu mẹ để ý con quơ tay chân liên tục khi bú, bú được một lát lại dừng lại nghe ngóng xung quanh, hoặc nhả hẳn ti mẹ ra để ngó nghiêng thì đó là dấu hiệu cho thấy bé bú không tập trung. Mẹ hãy giúp con tập trung vào việc ăn tốt hơn nhé!

Sau đây là một số lý do mà POH nhấn mạnh việc ăn hiệu quả đối với trẻ sơ sinh, mẹ tìm hiểu cùng chúng mình nhé:

1. Cho trẻ ăn hiệu quả dẫn đến trẻ ăn no giữa các lần bú, ăn no sẽ giúp con thoải mái, bớt quấy khóc 

2. Cho trẻ ăn hiệu quả giúp bố mẹ và em bé có thời gian chơi chất lượng với nhau thay vì con quấy khóc do đói.

3. Cho trẻ ăn hiệu quả giúp mẹ đáp ứng nhu cầu ăn của trẻ một cách hợp lý thay vì cho rằng mọi tiếng kêu đều là tiếng kêu đói.

Ví dụ: Con khóc sau khi ăn một tiếng. Nếu con đã được ăn hiệu quả rồi thì lúc này mẹ sẽ biết là con đang khóc vì buồn ngủ chứ không phải vì đói => mẹ đáp ứng nhu cầu của con đúng cách thay vì tiếp tục cho ăn thêm thành ra ăn lắt nhắt.

4. Cho trẻ ăn hiệu quả giúp cung cấp đủ calo vào ban ngày, con không có nhu cầu dậy ăn ban đêm giúp cả mẹ và bé có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Đây là ví dụ về lượng sữa và số lần trẻ bú khi ăn vặt và ăn đầy đủ:

>> Trẻ sơ sinh không chịu ngủ 

5. Khi bú mẹ, cho trẻ ăn hiệu quả giúp trẻ hấp thụ cân bằng giữa chất đạm và chất béo một cách hoàn hảo, những chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. 

Ăn vặt có giống như cluster feed (ăn tích lũy) không? 

Ăn vặt và cluster feeding khác nhau. Ăn vặt là khi khoảng cách các cữ ăn quá ngắn ban ngày (1-2 tiếng).

Nhưng cluster feed lại xảy ra vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối, khi con ăn tích lũy để có đủ năng lượng ngủ dài hơn vào ban đêm.

Đây là điều bình thường đối với cả trẻ bú mẹ và trẻ bú bình. Sự khác biệt duy nhất giữa cluster feeding và ăn vặt đó là ăn vặt diễn ra cả ngày. Trong khi đó cluster feeding diễn ra trước giờ ngủ đêm.

Trẻ sơ sinh đòi bú liên tục phải làm sao?

Bé bú căng bụng vẫn đòi bú hoặc bé thức đòi bú liên tục có thể là dấu hiệu nghiện ti mẹ ở trẻ. Bé sẽ đòi ngậm ti mẹ liên tục không chịu ngủ, hoặc ngậm ti mẹ cho đến khi ngủ thiếp đi nhưng mẹ rút ra một cái là con tỉnh giấc ngay.

Thói quen này rất dễ khiến trẻ bú no quá bị ọc sữa ra, mà con ọc sữa chính là nỗi lo thường trực của các bố mẹ. Bởi vì khi ọc sữa thì con sẽ rất khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến việc ăn ngủ của trẻ. Bố mẹ cũng phải dọn dẹp, giặt giũ đồ dơ do bé ọc sữa cả ngày rất mất công và tốn nhiều thời gian.

Vì thế, bố mẹ có thể cải thiện tình trạng trẻ đòi bú liên tục không chịu ngủ bằng các mẹo sau đây của POH:

1. Mẹ biết các tín hiệu đói 

2. Đánh thức + kích hoạt phản xạ bú mút tại má bé khi con ngủ gật

3. Nếu mẹ mới cho trẻ ăn cách đó 45 - 60 phút, hãy đợi thêm 15 - 30 phút nữa rồi cho ăn tiếp, lúc này bé mới đủ đói để ăn no.

4. Nếu bé đã lớn hơn, núm bình cũ khiến bé ăn ít hơn bình thường, mẹ nên tăng núm bình để tốc độ sữa nhảy nhanh hơn, con mút không bị mỏi miệng.

Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh bú theo lịch?

Một khi mẹ đã đáp ứng được việc con ăn hiệu quả (đúng khớp ngậm, bú mẹ 30-45 phút không ngủ gật, mẹ dư sữa cho con bú hoặc bú bình đúng size núm, còn dư 10-20ml mà con không ăn thêm) thì mẹ hoàn toàn có thể vào lịch sinh hoạt EASY phù hợp với con.

Làm sao để cho bé thức trong khi bú?

1. Cởi quần áo và để bé tiếp da với mẹ. Tiếp xúc da kề da khuyến khích trẻ bú và giúp trẻ tỉnh táo trong khi bú. Điều này rất tốt cho cả trẻ bú mẹ và trẻ bú bình. 

2. Dừng bú một lát và đặt bé xuống giường. Đôi khi chỉ cần rời xa cơ thể ấm áp của mẹ thôi cũng khiến bé tỉnh lại đôi chút.

3. Lau khăn ẩm lên mặt và ngực của trẻ.

4. Thay tã trước khi cho bé bú và tiếp tục thay một lần nữa trong suốt quá trình bú.

5. Đảm bảo mẹ cho bú đúng khớp ngậm.

Trẻ sơ sinh nên ăn bao nhiêu trong 24 giờ?

POH biết rằng rất nhiều bậc cha mẹ muốn một con số cụ thể, nhưng thực tế là không có con số cụ thể nào hết, nhu cầu của mỗi trẻ là khác nhau. 

Nếu mẹ lo việc con không bú đủ thì mẹ có thể tự hỏi và tự trả lời các câu hỏi sau: 

  • Em bé có vui vẻ giữa những lần bú không?
  • Bé có tăng cân và giữ vững đà tăng trưởng của mình không?
  • Mỗi lần bú của trẻ có cách nhau 2-3 giờ trước khi bé đòi bú tiếp không?
  • Cuối cùng là mẹ có thể liên hệ với các bác sĩ nếu có bất kì vấn đề hay mối lo ngại nào..

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa & cách nhận biết con đã no

Khi trẻ sơ sinh bú no, có thể dễ dàng biết được trẻ có thực sự no sau khi bú hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu mà mẹ có thể thấy khi trẻ bú no ở trẻ mới sinh đủ tháng:

  • Bàn tay của trẻ được thả lỏng và mở ra thay vì cuộn tròn thành nắm đấm.
  • Nếu mẹ nhấc cánh tay của bé lên thì bé sẽ để tay tự rơi xuống thay vì trẻ khép tay vào người.
  • Bé hài lòng khi kết thúc một cữ bú và phải 2-3 giờ sau mới đòi bú tiếp.

Lưu ý rằng có thể mẹ sẽ không nhìn thấy tất cả các dấu hiệu này 1 lúc sau mỗi lần cho bú.

Để được hướng dẫn chi tiết, tư vấn 1-1 tất cả những điều này, mẹ tham khảo ngay khóa học EASY của POH nhé.

POH EASY có lộ trình thực hành cô cùng bài bản giúp mẹ thực hiện từng bước dễ dàng, đồng thời có tư vấn 1-1 với Giảng viên khi có thắc mắc giúp mẹ thực hành thành công.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo