MỤC LỤC
Nguyên nhân khủng hoảng ngủ 12 tháng tuổi?
Bé 1 tuổi đột nhiên khó ngủ có phải dấu hiệu khủng hoảng ngủ 12 tháng?
Có nên luyện ngủ khi con đang bị khủng hoảng ngủ 12 tháng?
Dấu hiệu khủng hoảng ngủ 12 tháng
Khủng hoảng ngủ 12 tháng tuổi kéo dài bao lâu?
Nếu đột nhiên mẹ thấy trẻ bị khó ngủ khi được 1 tuổi mà không biết nguyên nhân vì sao. Thì đây là câu trả lời cho mẹ: Rất có khả năng trẻ đang bị khủng hoảng ngủ giai đoạn 12 tháng tuổi. Và đây là những điều mẹ cần biết về nó.
Khủng hoảng ngủ là gì?
Trẻ bỗng nhiên thức giấc giữa đêm thường xuyên hơn, những giấc ngày trở nên ngắn hơn hoặc thậm chí là quấy khóc trước khi đi ngủ. Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị khủng hoảng ngủ. Nhưng thực chất khủng hoảng ngủ cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển rất khỏe mạnh.
Vì sao lại như vậy ư? Bởi khi bộ não của trẻ vừa phát triển về mặt thể chất (trở nên nặng hơn, tạo ra nhiều khớp thần kinh hơn...) vừa phát triển về mặt tinh thần, xã hội, cảm xúc thì lúc này, những sự phát triển ấy có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Nguyên nhân khủng hoảng ngủ 12 tháng tuổi?
Là do bé đang bận học rất nhiều thứ trong khoảng thời gian này!
Trẻ đã có khả năng di chuyển xung quanh tốt hơn, làm theo những yêu cầu đơn giản của người khác (“Đưa cho mẹ nào”) và đã nói được một vài từ.
Trẻ ngày càng nhận thức được sâu sắc hơn thế giới xung quanh, hiểu hơn về ngôn ngữ và muốn được vui chơi nhiều hơn. Vậy nên, trong tiềm thức của trẻ bắt đầu cảm thấy rằng: “Nếu thế giới này thú vị đến vậy thì tại sao mình lại phải ngủ? Dành thời gian để khám phá nó không phải tốt hơn sao?”
Không chỉ vậy, đây cũng là một cột mốc mẹ chọn cho những thay đổi của bé. Có thể mẹ sẽ cho trẻ chuyển ra ngủ phòng riêng vào ban đêm, chuyển từ bú bình sang uống bằng cốc, cai sữa cho trẻ... và nhiều gia đình quyết định sắp xếp lại lịch ăn ngủ cho con sang chỉ ngủ trưa vào ban ngày.
Bất kỳ sự thay đổi nào đều là một thay đổi lớn đối với trẻ và đều có khả năng dẫn đến việc trẻ bị khó ngủ. Và tất cả những dấu hiệu cho thấy trẻ không muốn ngủ trong thời gian này đều là khủng hoảng ngủ.
Bé 1 tuổi đột nhiên khó ngủ có phải dấu hiệu khủng hoảng ngủ 12 tháng?
Có thể! Nhưng đầu tiên tiên, mẹ hãy kiểm tra xem trẻ có đang ốm hoặc mọc răng không. Nếu bé không bị khó chịu về mặt thể chất, mẹ hãy tiếp tục xem xét xem gần đây bé có thay đổi gì không? Trẻ có bắt đầu hiểu được những câu đơn giản không? Có phải trẻ dạo gần đây đã chập chững những bước đầu tiên không? Có phải trẻ đã bắt đầu ngủ trong phòng riêng vào ban đêm không?
Cho dù em bé được 12 tháng, 14 tháng, hay là 11 tháng, những sự phát triển này đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nếu mẹ chưa biết làm sao để giúp bé ngủ ngon trở lại, hãy tiếp tục đọc nhé.
Lời khuyên của chuyên gia: Khoảng 11-13 tháng tuổi, đã có một số bé có dấu hiệu sẵn sàng chuyển sang lịch sinh hoạt chỉ ngủ 1 nap mỗi ngày, nhưng hầu hết các bé khác vẫn chưa sẵn sàng. Nếu trẻ đang bị tình trạng khó ngủ hoặc ngủ những nap quá ngắn, mẹ có thể thử cho bé thức thêm 15 - 20 phút trước mỗi nap, nếu cách này không giải quyết được vấn đề mới thử chuyển từ 2 sang 1 nap mỗi ngày. Bởi nếu mẹ cho bé thay đổi lịch ngủ quá sớm, trẻ có thể sẽ gặp những vấn đề khác như thức dậy thường xuyên giữa đêm, hoặc thức quá sớm vào buổi sáng.
Có nên luyện ngủ khi con đang khủng hoảng ngủ 12 tháng?
Có, mẹ có thể luyện ngủ cho trẻ 12 tuổi ngay cả khi bé đang bị khủng hoảng ngủ. Nhưng mẹ cần chắc chắn rằng bé đang khỏe mạnh trước khi bắt đầu luyện ngủ. Để cẩn thận, mẹ có thể tham khảo lời khuyên và ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định luyện ngủ cho con.
Luyện ngủ làm trẻ hình thành được thói quen đi ngủ giúp trẻ ngủ đủ giấc, hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ vẫn chưa biết làm sao để luyện ngủ cho con, hãy tham gia ngay với POH EASY TWO, đây là khóa học cung cấp thông tin về cách tiếp cận toàn diện và được cá nhân hóa sâu sắc giúp mẹ luyện ngủ cho con tốt nhất. Trẻ sẽ được ngủ đủ 10-12 tiếng mỗi đêm và ngủ ngon hơn vào ban ngày.
Dấu hiệu khủng hoảng ngủ 12 tháng
Mỗi em bé phát triển theo một tốc độ riêng, vì vậy nên một số trẻ bị khủng hoảng lúc 11- 12 tháng tuổi, một số trẻ khác lại bị khủng hoảng ngủ lúc 14 - 15 tháng tuổi.
Dưới đây là một số dấu hiệu mẹ có thể quan sát được nếu bé đang trải qua giai đoạn khủng hoảng ngủ:
- Trẻ ngày càng quấy khóc và chỉ ngủ nếu được bế.
- Trẻ đột nhiên ngủ ít hơn hoặc không chịu đi ngủ.
- Trẻ đột nhiên thức giữa đêm nhiều lần trong khi trước đó không có tình trạng này
- Trẻ bỗng nhiên bị rối loạn lo âu chia ly và la khóc nếu mẹ ra khỏi phòng khi bé chuẩn bị ngủ
- Trẻ quấy khóc mỗi khi đến giờ đi ngủ.
- Trẻ nằm hơn 20 phút mới ngủ được.
- Mẹ cảm thấy giấc ngủ của trẻ có gì đó không được ổn lắm nhưng không biết vì sao nó lại không ổn và không ổn như thế nào
Khủng hoảng ngủ 12 tháng kéo dài bao lâu?
Tin tốt là nếu mẹ giúp bé thực hành nhất quán những lịch sinh hoạt ăn ngủ lành mạnh hoặc có cách để bé phát triển đúng hướng, thì khủng hoảng ngủ chỉ kéo dài từ 1 - 2 tuần. Nhưng nếu mẹ khiến bé quen dần với việc thức giữa đêm thường xuyên và thay đổi cho trẻ một lịch sinh hoạt không phù hợp thì trẻ sẽ bị khủng hoảng ngủ lâu dài.
Trẻ 15 tháng tuổi có bị khủng hoảng ngủ không?
Có thể! Từ 12-15 tháng tuổi, trẻ có những bước tiến dài về mọi mặt phát triển và đang trở nên độc lập hơn mỗi ngày! Trẻ 15 tháng tuổi có thể:
- Tăng khả năng vận động một cách đáng kể, có thể phát triển từ bò đến chạy.
- Khủng hoảng rối loạn lo âu chia ly.
- Thể hiện việc thích bố hoặc mẹ hơn một cách rõ rệt.
- Thể hiện sự quan tâm đến người mình yêu
- Một số điều mẹ cần biết khi trẻ bị khủng hoảng ngủ lúc 15 tháng tuổi
- Quá trình chuyển từ 2 giấc ngắn thành 1 giấc ngắn diễn ra trong khoảng thời gian trẻ được 13-18 tháng tuổi, vì vậy nếu mẹ thấy trẻ đang có dấu hiệu khủng hoảng ngủ lúc 15 tháng tuổi, mẹ có thể kiểm tra nhu cầu ngủ của bé vì có thể đã đến lúc trẻ cần được chuyển sang một lịch ăn ngủ mới.
- Bất cứ khi nào bé học các kỹ năng mới hoặc phát triển hơn về mặt cảm xúc và nhận thức đều có thể bị ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nhưng mẹ phải nhớ rằng, việc trẻ bị khó ngủ chỉ là tạm thời và mẹ cần thực hành nhất quán những thói quen lành mạnh để giúp bé vượt qua!
- Có một số việc giúp mẹ chuẩn bị cho bé để bé có thể vượt qua cơn khủng hoảng ngủ một cách dễ dàng, mẹ hãy đọc tiếp nhé.
Làm gì khi trẻ bị khủng hoảng ngủ 12 tháng tuổi?
Dưới đây là một số cách mẹ có thể tham khảo:
1. Luyện tập, thực hành các kỹ năng mới nhiều hơn
Mẹ hãy khuyến khích trẻ dành nhiều thời gian để bò, tập tự đứng dậy, tập đi những bước đầu tiên, và chơi nhiều hơn. Trẻ càng được thực hành các kỹ năng mới nhiều thì các kỹ năng này càng bớt hấp dẫn khi trẻ cần phải đi ngủ.
Để giúp mẹ làm điều này tốt nhất, mẹ đăng ký khóa học POH Acti nhé! Tại POH Acti, mẹ sẽ có bài tập cho bé theo ngày và tư vấn 1-1 với Giảng viên giúp con đạt kỹ năng sớm nhất và khủng hoảng ngủ sớm qua mau.
2. Chú ý đến việc trẻ thay đổi nhu cầu giấc ngủ
Hầu hết các bé chưa sẵn sàng cho việc chỉ ngủ 1 giấc ngắn mỗi ngày khi chỉ mới được 12 tháng tuổi, nhưng một số bé khác sẽ có dấu hiệu cho thấy đã đến lúc. Cho dù mẹ thấy trẻ phải nằm hơn 20 phút mới ngủ được hoặc bị khó ngủ, mẹ vẫn nên cho bé ngủ 2 nap mỗi ngày càng lâu càng tốt. Nhưng làm sao để cải thiện tình trạng này? Mẹ có thể cho bé thức thêm 15 - 20 phút trước khi ngủ để trẻ có thời gian thức tích cực, giúp bé có thể tiếp tục ngủ những giấc ngắn ban ngày và ngủ đêm ngon hơn.
Nếu mẹ cho bé đi nhà trẻ từ sớm, POH hiểu rằng mẹ không thể kiểm soát được việc chuyển từ 2 nap sang 1 nap mỗi ngày. Một số nhà trẻ sẽ cho bé 11 - 12 tháng tuổi thực hiện quá trình chuyển đổi luôn. Như vậy là rất sớm đối với nhiều trẻ, nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng nếu bé vẫn ngủ ngon 2 nap mỗi ngày khi ở nhà, mẹ có thể tiếp tục cho bé ngủ 2 nap!
3. Lập kế hoạch cho thời gian thức tích cực của trẻ
Đôi khi trẻ không thể ngủ được vì trẻ chưa đủ mệt mỏi. Đầu tiên, mẹ có thể kéo dài thời gian thức của trẻ, nhưng trước khi làm điều này, mẹ hãy xem lại thời gian thức của con có đủ năng động chưa. Mẹ hãy cho bé chơi nhiều hơn, hoạt động cơ thể nhiều hơn, bắt đầu chơi tự lập và khám phá thế giới xung quanh.
Tại sao điều này lại quan trọng với giấc ngủ của bé? Giống như việc mẹ hoạt động thể chất và tinh thần sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn, em bé cũng thế.
4. Hiểu cách suy nghĩ của bé
Nhận thức của bé đang trong giai đoạn phát triển hằng định đối tượng (là việc bé nhận thức được rằng đối tượng vẫn tồn tại cho dù bé không nhìn thấy đối tượng đó), điều này thường dẫn đến sự gia tăng của rối loạn lo âu chia ly. Mẹ có thể chơi những trò như ú òa hoặc trốn tìm với bé để bé hiểu hơn về thế giới này và cải thiện tình trạng lo âu chia ly,
5. Chú ý đến những thay đổi của bé
Có một số sự thay đổi là cần thiết hoặc không thể tránh khỏi ở độ tuổi này. Mẹ không thể kiểm soát việc con có phát triển và thay đổi hay không. Nhưng có một số sự thay đổi mẹ có thể kiểm soát được. Vậy nên, mẹ có thể linh hoạt, chú ý đến thời gian, thực hiện nhất quán những thói quen sinh hoạt ăn ngủ lành mạnh. Đây là những chìa khóa giúp bé vượt qua khủng hoảng ngủ.
Ví dụ: Nếu em bé đang chập chững những bước đi đầu tiên, nhưng mẹ đang định chuyển bé từ bú bình sang uống bằng cốc, thì mẹ có thể đợi thêm 2 tuần trước khi thực hiện sự thay đổi này. Hoặc bé đã được chuyển sang một lớp mới ở nhà trẻ, thì mẹ có thể quyết định không cai núm vú giả cho bé vào lúc này.
6. Luôn nhất quán
Đừng bắt đầu thực hiện những thói quen hoặc lịch sinh hoạt ăn ngủ mà mẹ không muốn bé thực hành lâu dài. Có thể bé bị khủng hoảng ngủ sẽ khiến mẹ cực kì stress trong những ngày đầu, nhưng mẹ càng kiên định bao nhiêu thì nó sẽ càng qua đi nhanh chóng bấy nhiêu.
7. Có phương án B làm kế hoạch dự phòng
Nếu mẹ đã làm mọi thứ có thể nhưng trẻ vẫn bị khủng hoảng ngủ kéo dài, thì mẹ cần được hỗ trợ từ những người chuyên nghiệp. POH EASY TWO là khóa học được cá nhân hóa sâu sắc, giúp mẹ trang bị những kiến thức có thể hỗ trợ con có những đêm ngon giấc và vượt qua mọi khó khăn trong quá trình nuôi dạy con, chứ không chỉ riêng khủng hoảng ngủ.
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo