Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, quấy khóc phải làm sao?

đăng bởi Nguyễn Phương Thảo

Ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng con bạn lại không chịu ngủ, con khó ngủ cả ngày lẫn đêm. Vậy bí kíp nào giúp trẻ sơ sinh không chịu ngủ, quấy khóc trở nên ngủ ngon, ngủ đủ 16-18 tiếng/ ngày và mẹ có thời gian chăm sóc bản thân? Dưới đây là nguyên nhân và một số bí kíp được các học viên POH Easy One áp dụng, mời ba mẹ tham khảo!

 

 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu ngủ

- Trẻ sơ sinh không chịu ngủ đêm, khóc đêm nhiều có thể là do con đang bị lẫn lộn ngày đêm. Con ngủ quá nhiều ban ngày. Thậm chí ngày ngủ gọi không dậy dẫn đến đêm không đủ mệt để ngủ. Nói cách khác, giấc đêm của con đã bị “đánh cắp” vào ban ngày.

- Bé thức khuya không chịu ngủ: Có bé thức đến 11-12h đêm hoặc 1-2h sáng mà vẫn quấy khóc không thể ngủ. Lý do là con có lịch sinh hoạt chưa khoa học phù hợp. Giấc ngủ cuối ngày của con quá gần với giấc ngủ đêm hoặc tương tự như trên ban ngày con đã ngủ nhiều khiến đêm không đủ mệt để ngủ ngon.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh không chịu ngủ như sau: 

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, quấy khócTrẻ sơ sinh không chịu ngủ, quấy khóc

- Con bị quá kích thích trước giờ đi ngủ: Quá kích thích trước giờ đi ngủ cũng có thể khiến con khó vào giấc. Ba mẹ có thể thấy, buổi tối trước khi đi ngủ con chơi rất phê nhưng đến lúc ngủ lại trằn trọc và không thể ngủ.

Một số ba mẹ có thói quen rung lắc để ru con ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ việc rung lắc hoàn toàn không tốt cho não bộ trẻ sơ sinh. Hơn nữa rung lắc quá mức càng khiến con kích thích và khó đi vào giấc ngủ hơn.

- Trẻ sơ sinh không chịu ngủ do thói quen khó bỏ: Đó là khi con có thói quen ti mẹ hoặc bế ru để vào giấc. Sau khi hết một chu kỳ ngủ (20-30 phút) bé tỉnh dậy và không chịu ngủ thêm do con cảm thấy việc thức dậy ở một nơi hoàn toàn lạ lẫm, không có ti mẹ, không được bế ru. Con cảm thấy bất an và cần những điều kiện cũ (ti mẹ, bế ru) để tiếp tục giấc ngủ.

Tuy nhiên, nếu mẹ phải đi làm và phải giao con cho người nhà chăm sóc, thì lúc này mới thực sự là lúc khó khăn. Không có ti mẹ đồng nghĩa với việc con không thể ngủ, thậm chí không không chịu ăn.

 

 

- Con ốm, sốt, mọc răng hoặc con đang tuần khủng hoảng: bố mẹ cũng theo dõi các biểu hiện về sức khỏe của bé nếu có sự bất thường ví dụ như ốm, sốt, mọc răng… Hoặc đơn giản là con đang tuần khủng hoảng cũng khiến con khó ngủ hơn để có giải pháp phù hợp với từng giai đoạn.

- Lịch sinh hoạt không ổn định, con chưa đến ngưỡng buồn ngủ: Mẹ cho con đi ngủ sớm hơn ngưỡng buồn ngủ.

Ví dụ: Trẻ sơ sinh 4 tháng, đã cần chuyển lịch sinh hoạt Easy 4 với thời gian thức tối ưu giữa các giấc là 2 tiếng. Nhưng mẹ vẫn áp dụng Easy 3.5 là không phù hợp với lứa tuổi của con. Để con ngủ ngon một giấc 2 tiếng, con cần thời gian thức là 2h thay vì 1,5h

Với những em bé chưa sinh hoạt theo lịch cụ thể thì việc tính thời gian thức tối ưu để con có giấc ngủ ngon tương đối khó. Mẹ cần dựa trên tín hiệu của con trước khi đưa con đi ngủ sớm hơn ngưỡng buồn ngủ.

- Lịch sinh hoạt không ổn định, con đã qua ngưỡng buồn ngủ

Việc con đã qua ngưỡng buồn ngủ cũng giống như việc người lớn bị quá giấc. Ví dụ bản thân mẹ có thói quen đi ngủ lúc 10h đêm, cứ đến 10h đêm là buồn ngủ. Nhưng vì lý do khác như con quấy, con khóc và mẹ không thể đi ngủ lúc 10h. Mẹ bỏ qua ngưỡng buồn ngủ thì mặc dù đến 11h, 12h mẹ được đi ngủ, nhưng vì đã quá mệt, và đã quá giấc, mẹ cảm thấy rất trằn trọc và khó ngủ. 

Trẻ sơ sinh cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, vì còn bé, sức chịu đựng kém nên một khi đã quá giấc tức là con đã rất mệt. Con sẽ quấy khóc không ngừng và không thể ngủ.

Giải pháp cho trẻ sơ sinh từ không chịu ngủ đến ngủ 16-18 tiếng mỗi ngày

Dưới đây là một số giải pháp giúp con ngủ đủ 16-18 tiếng mỗi ngày mà các mẹ POH Easy One thường được các giảng viên của POH tư vấn chuyên sâu:

- Chữa lẫn lộn ngày đêm: Đối với những bé không chịu ngủ đêm do lẫn lộn ngày đêm, POH khuyên mẹ cần giúp con phân biệt ngày đêm bằng cách: 

+ Ban ngày con ngủ ở nơi có ánh sáng và tiếng ồn. 

+ Ngược lại ban đêm là môi trường tối và yên tĩnh. 

+ Sau 4-6 tuần, mẹ duy trì môi trường ngủ tối và yên tĩnh, chỉ thay đổi hoạt động ngày và đêm. Ban ngày con được thay bỉm sau khi ăn, được nói chuyện… Ban đêm con có thể dậy ăn nhưng được đi ngủ luôn mà không có bất cứ hoạt động gì thêm.

Chữa lẫn lộn ngày đêm giúp con từ không chịu ngủ thành ngủ ngon lành ban đêm

Chữa lẫn lộn ngày đêm giúp trẻ không chịu ngủ, quấy khóc về đêm ngủ ngon lành

- Cho con đi ngủ sớm: Giải pháp khi bé thức khuya, không chịu ngủ

Nhiều cha mẹ quan niệm rằng, để con thức lâu hơn chút nữa con ngủ mới ngon. Nhưng thực ra: “Trẻ sơ sinh ngủ sớm thì con mới được ngủ ngon” - theo Elizabeth Pantley, người tạo ra phương pháp hướng dẫn tự ngủ No-cry chia sẻ. 

Bởi khi trẻ quá mệt, quá thiếu ngủ, con sẽ chuyển sang trạng thái tăng động do thần kinh căng thẳng. Và do đó, buổi tối cha mẹ thấy con chơi rất nhiệt tình nhưng sau đó trằn trọc mãi không ngủ nổi.

Bà cũng thực hiện nhiều ví dụ mẹ đặt con ngủ vào nhiều giờ khác nhau mà chúng cũng không ngủ lâu hơn giờ chúng thường dậy. Đồng thời những trường hợp cho bé ngủ lúc 22h đêm thì rất khó ngủ mà cho con ngủ lúc 20h trẻ lại dễ chìm vào giấc ngủ hơn. 

Ngoài ra, đi ngủ sớm hoàn toàn tốt cho sự phát triển về thể chất và não bộ của trẻ sơ sinh. Do có sự tham gia của hooc-môn tăng trưởng HGH tiết ra mạnh nhất vào thời điểm 9-11h đêm. 

Mỗi em bé là một cá thể khác nhau, mẹ không biết chữa lẫn lộn ngày đêm như thế nào? Làm thế nào giúp con ngủ ngon, sâu giấc. Hãy để các giảng viên của POH tư vấn chuyên sâu giúp bạn bằng cách tham gia POH Easy One

- Tuần khủng hoảng: Giải pháp cho trẻ sơ sinh không chịu ngủ khi tuần khủng hoảng

Đây là lúc con phát triển vượt bậc về mặt kỹ năng, tinh thần. Dù em bé có lịch sinh hoạt đẹp như mơ, kĩ năng tự ngủ như thần thì ba mẹ đôi khi cũng không tránh khỏi mức độ “hủy diệt” của tuần khủng hoảng. 

Để giúp trẻ sơ sinh dễ ngủ hơn giai đoạn này ba mẹ có thể áp dụng các cách sau:

 + Quấn lại như hồi sơ sinh: giúp con tìm về cảm giác như hồi “còn bé”, tạo cảm giác yên tâm hơn nếu con đã cai quấn. Giải pháp này cũng được rất nhiều mẹ áp dụng trong các giai đoạn khủng hoảng ngủ 7-9 tháng, 11, 18 tháng…

+ Sử dụng lại tiếng ồn trắng

+ Winddown lâu hơn...

Đối với những em bé chưa biết tự ngủ, để giảm mức độ khó chịu ở giai đoạn này, ba mẹ có thể chiều chuộng con hơn một chút, giúp con tắm nước ấm, massage cho con trước khi ngủ, vỗ ợ hơi kĩ hơn (siêu đầy hơi tại tuần khủng hoảng 6-8 cũng là một trong những lý do khiến con không thể ngủ ngon)...

- Nắm bắt ngưỡng buồn ngủ: đưa con vào môi trường ngủ tại ngưỡng buồn ngủ là một trong những yếu tố hàng đầu giúp trẻ sơ sinh không chịu ngủ có thể vào giấc dễ dàng. 

Để nắm bắt ngưỡng buồn ngủ, ba mẹ nên đưa con vào lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi. Ví dụ: Lịch sinh hoạt 1 tiếng thức - 2 tiếng ngủ với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi (Easy 3); lịch sinh hoạt 1,5 tiếng thức - 1,5 hoặc 2 tiếng ngủ với trẻ sơ sinh 6-8 tuần (Easy 3,5)...

Trước khi đến ngưỡng buồn ngủ này, ba mẹ nên giúp con chuẩn bị tinh thần trước để con có thể hiểu được điều gì sắp xảy ra. Và việc thực hiện trình tự ngủ cả ngày lẫn đêm là điều POH luôn khuyên ba mẹ làm để giúp con vào giấc dễ dàng, ít quấy khóc.

Trình tự ngủ ngày có thể bao gồm: (bắt đầu trước ngưỡng buồn ngủ 10-15 phút): thông báo con đã đến giờ đi ngủ, quấn, bật tiếng ồn trắng, kéo rèm, tắt đèn và winddown thư giãn… trước khi đặt con ngủ.

Trình tự ngủ đêm có thể bao gồm: tắm, ăn sữa, đọc truyện, massage và lặp lại các hành động như trình tự ngủ ban ngày.

 

 

- Giúp con tự ngủ 

Giúp con tự ngủ có thể được coi là giải pháp tối ưu giúp con vào giấc dễ dàng. Giấc ngủ đến với con một cách thư thái. Con mệt và tự đưa mình vào giấc ngủ êm đềm mà không mất công khóc lóc. Đó cũng là bí kíp giúp các học viên POH Easy One ngủ ngon 16-18 tiếng mỗi ngày.

Con không cần phụ thuộc vào ti mẹ hay bế ru, mẹ cũng không cần lo lắng rung lắc mỗi ngày ảnh hưởng đến não bộ của con. Và nếu mẹ phải đi làm thì bà hay bố hay bất cứ ai cũng có thể cho con ngủ mà không phải kè kè ti mẹ suốt ngày.

Tham khảo: App POH

Tuy nhiên, em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt. Mẹ không biết hướng dẫn con tự ngủ bắt đầu từ đâu? Mẹ không biết lịch Easy nào phù hợp nhất với con. Trên mạng có quá nhiều thông tin mẹ không biết áp dụng thế nào mới đúng. Con vẫn quấy khóc, không thể ngủ ngon và mẹ thì hoàn toàn bất lực.

POH thấu hiểu điều đó và luôn mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn bù đầu vì con nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Chúng tôi xây dựng khóa học hướng dẫn tự ngủ - POH Easy One. Khóa học được cá nhân hóa cho từng bé theo từng ngày tuổi.

Trong quá trình thực hành Easy cho con, bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên & bác sĩ Minh Hạnh.

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công).

Giúp con ăn no ngủ đủ ngay hôm nay cùng POH EASY ONE nhé!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo