Lý giải trẻ sơ sinh khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

đăng bởi Tiên Tiên

Vì sao trẻ sơ sinh khóc đêm, quấy đêm, khó ngủ, ngủ không sâu giấc? Vậy con khóc đêm có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân con khóc đêm là gì? Cách trị trẻ hay khóc đêm? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới dây của POH:

Những quan niệm sai lầm khi con khóc đêm

Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau để bố mẹ tham khảo nguyên nhân khóc đêm ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên bố mẹ hoang mang không biết điều nào là đúng và áp dụng thế nào để giải quyết triệt để vấn đề.

Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra giải thích cho việc trẻ khóc đêmCó rất nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho hiện tượng trẻ khóc đêm

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc đêm là gì, bố mẹ hãy điểm qua một số quan niệm sai lầm thường gặp khi con khóc đêm nhé!

1. Trẻ sơ sinh khóc đêm do thiếu chất, con cần ăn dặm

Đâu đó quanh mốc 3 đến 4 tháng tuổi, em bé tự nhiên khóc đêm nhiều hơn bình thường, con trằn trọc, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy và quấy khóc giữa đêm. Một vài truyền thuyết cho rằng, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 3-4 tháng. Con bị đói. Con cần ăn dặm cho “chắc dạ” để đêm ngủ ngon hơn. 

Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.

Hiện nay, các tổ chức y tế lớn trên thế giới như Tổ chức y tế thế giới (WHO), tổ chức bảo vệ trẻ em (UNICEF), Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)... đều khuyến nghị rằng thời điểm bắt đầu ăn dặm thích hợp nhất cho trẻ là từ 6 tháng tuổi trở lên.

Dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Trẻ khóc đêm trong giai đoạn 3-4 tháng có thể là một trong những nguyên nhân POH bật mí trong bài và hoàn toàn không phải tín hiệu con cần ăn dặm.

Mẹ hãy nhớ, con chỉ sẵn sàng ăn dặm khi có các dấu hiệu sau đây: 

  • Ngồi vững, giữ thẳng đầu khi ngồi
  • Con đã 6 tháng tuổi
  • Con đưa đồ chơi chính xác vào miệng và có vẻ như đang nhai chúng

Nguyên nhân trẻ chưa nên ăn dặm trước 6 tháng là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa lúc này chỉ tiêu hóa được sữa mẹ, sẽ công thức có thể thay thế sữa mẹ…

Các thực phẩm ăn dặm khác như nước cơm, cháo loãng… hoàn toàn không có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ dưới 6 tháng như sữa mẹ. Thực tế là cháo loãng hay nước cơm chủ yếu là tinh bột, thiếu rất nhiều vitamin khoáng chất như trong sữa mẹ hay sữa công thức.

Vì vậy, chỉ với dấu hiệu trẻ quấy đêm, mẹ đừng vội vã nghe theo kinh nghiệm truyền miệng chưa được kiểm chứng để ảnh hưởng tới sự phát triển và hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

2. Con lớn tự nhiên ngoan

Nhiều mẹ tặc lưỡi hy vọng ra tháng con sẽ ngoan?

Hết cữ con sẽ ngoan?

3 tháng 10 ngày sau con tự nhiên ngoan?

Chịu khó bế, cho ti ngủ rồi tự nhiên ngoan?

Tuy nhiên quan điểm này đến hiện tại không hoàn toàn chính xác. Thực tế là, trẻ càng lớn, nhận thức nhiều hơn, mức độ quấy đêm càng “hủy diệt” hơn nếu như con vẫn đang lẫn lộn ngày đêm.

Ngày ngủ, đêm quấy, ngủ không sâu giấc, hay giật mình và không cách nào làm trẻ ngủ được vào ban đêm. Trong khi đó ban ngày con ngủ rất ngon, mẹ gọi thế nào cũng không chịu dậy… 

Trẻ vẫn tiếp tục quấy đêm, khóc không chịu ngủ khi mẹ vẫn tạo các thói quen không tốt giúp con đi vào giấc ngủ như ti mẹ để ngủ, ti bình để ngủ, rung lắc để ngủ… Nếu thiếu các điều kiện này con không thể ngủ đêm ngon giấc.

Đó là lý do vì sao trẻ bú mẹ để ngủ nếu chưa cai sữa vẫn khó có thể có giấc đêm trọn vẹn nếu không phải dậy 4-5 lần để ti mỗi khi chuyển giấc giữa đêm. Hoặc mẹ phải dậy giữa đêm để ru con ngủ lại. Hoặc gia đình phải thay nhau bế cho con ngủ đêm.

3. Con khóc đêm, trằn trọc khó ngủ là do thiếu canxi

Rất nhiều “truyền thuyết” cho rằng: trẻ sơ sinh khóc đêm do thiếu canxi. Bên cạnh đó là rụng tóc vành khăn, mồ hôi trộm, chậm mọc răng… cũng là do thiếu canxi.

Vì lẽ đó mà không ít mẹ mua canxi về cho con uống. Không biết con con ngủ ngon hơn không nhưng “lợi bất cập hại”. Một lần nữa, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. 

Trẻ khóc đêm có phải do thiếu can-xi?Trẻ khóc đêm có phải do thiếu canxi?

Theo bác sĩ Trí Đoàn, muốn trẻ có bị thiếu canxi hay không mẹ cần xem xét 2 vấn đề: Con có thiếu nguồn cung cấp hay không (không có sữa để uống hay uống vào bị tiêu chảy không)? Con có bị co rút cơ hoặc triệu chứng co giật không? (Đây mới là những biểu hiện của thiếu canxi).

Nếu có đồng thời cả hai triệu chứng lúc này mẹ mới nên đưa đi khám bác sĩ để xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm mới là kết luận chính xác nhất của việc con có bị thiếu canxi hay không.

Vậy con trằn trọc, khóc ngủ, khóc đêm cũng hoàn toàn không phải biểu hiện của thiếu canxi mẹ nhé!

4. Con khóc đêm do thiếu vitamin D

Quan điểm này cũng không chính xác. Dù con có khóc đêm hay không thì vẫn cần bổ sung vitamin D. Liều lượng thay đổi theo độ tuổi của bé.

Ví dụ như trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn cần bổ sung liều lượng là 400 IU mỗi ngày. 

Đối với trẻ bú sữa công thức hoàn toàn thì không cần bổ sung vitamin D bởi hầu hết các nhãn sữa công thức đều có đủ 400IU vitamin D trong 1 lít sữa. Tuy nhiên trẻ uống ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày và không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (đối với trẻ biết đi) thì cũng nên bổ sung vitamin D.

Vì vậy dù con có khóc đêm hay không thì mẹ cũng cần bổ sung vitamin D theo khuyến cáo nhé.

5. Con quấy là do sữa mẹ không mát, thiếu chất

Một truyền thuyết nữa lại bắt đầu đối với các bà mẹ. Muốn nuôi con bằng sữa mẹ nhưng quá nhiều ý kiến bủa vây. Sữa mẹ nóng, sữa mẹ loãng nên con khóc đêm...

Quả thực hành trình làm mẹ những lúc này lại thấy tủi thân gấp bội phần. Nhiều mẹ không chịu được áp lực lại mua sữa ngoài, sữa công thức, sữa bột tốt nhất, đắt tiền nhất về cho con uống. Rồi tình hình không cải thiện là bao. 

Đó là điều chắc chắn bởi đây không phải nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Nếu sữa ngoài, sữa bột tốt hơn sữa mẹ, thì tất cả những quảng cáo về sữa bột trên tivi bắt buộc phải có câu: “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.

Và một lần nữa POH khẳng định với mẹ. Mẹ chỉ cần ăn đủ chất, không có sữa mẹ nóng hay mát, ít chất hay nhiều chất. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và cân bằng. Hãy cho con bú mẹ lâu nhất có thể, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời.

Như vậy con khóc đêm không phải do nguyên nhân sữa mẹ nóng hay mát. Trừ khi con bị dị ứng đạm bò hoặc với thực phẩm từ đạm bò mẹ ăn khiến con khó chịu quấy khóc… Lúc này mẹ nên đưa con đi khám ngay nhé.

6. Trẻ sơ sinh khóc đêm do tâm linh

Ông bà bố mẹ là những người yêu thương con vô điều kiện. Cách thức truyền miệng từ đời này sang đời khác cho trẻ sơ sinh khóc đêm là đốt vía.

Tuy nhiên, cách làm này có thực sự hiệu quả hay không thì các mẹ vẫn cần chiêm nghiệm. Nếu đốt vía, đặt tỏi hay con dao dưới đệm, cũi, chiếu, đầu giường… không gây ảnh hưởng đến con (để ở vị trí an toàn, xa tầm tay với hoặc cầm nắm được của trẻ) và khiến bố mẹ yên tâm hơn thì cũng không cần từ bỏ nó.

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm có sao không?

Con hay khóc đêm có làm sao không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con? Hãy cùng POH tìm hiểu điều này!

Theo khoa học chứng minh hoóc-môn tăng trưởng HGH chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng ở người tiết ra mạnh mẽ nhất vào ban đêm. Lúc trẻ sơ sinh đang ngủ sâu giấc

Tại sao lại phải là ngủ đêm? Trẻ ngủ sâu vào ban ngày có nhận được hooc-môn tăng trưởng này không?

Rất tiếc. Câu trả lời là không. Bởi HGH ở trẻ em đạt ngưỡng đỉnh ở khoảng 9-11h tối. Từ sau nửa đêm quá trình tiết HGH giảm dần và gần sáng thì hầu như rất ít hoặc không tiết nữa. Từ 4h30 sáng là HGH và cả melatonin đều biến mất khỏi cơ thể, vì thế nhiều em bé dậy sớm hoặc ngủ rất nông ở giai đoạn này.

Vậy có nghĩa là con thường xuyên khóc đêm, không ngủ sâu vào ban đêm sẽ khiến con mất đi cơ hội đón lượng hoóc-môn tăng trưởng HGH tiết ra nhiều nhất. Đồng nghĩa với việc con bị bỏ qua cơ hội lớn trong lúc ngủ.

Vậy nguyên nhân, giải pháp hiệu quả nhất giúp trẻ hết khóc đêm là gì?

Chỉ khi tìm được nguyên nhân chính xác khi trẻ sơ sinh khóc đêm, mẹ mới tìm được giải pháp giải quyết triệt để được vấn đề.

1. Con có đang mọc răng, ốm, sốt?

Trước khi nghĩ đến các vấn đề khác. Mẹ hãy kiểm tra xem con có vấn đề về sức khỏe sau:

  • Ốm, sốt: Con của mẹ bình thường vẫn ngoan, bỗng nhiên quấy khóc. Mẹ hãy để ý các biểu hiện của bé. Con có sốt không? Có chảy mũi, ho, bỏ bú không? Nếu có mẹ hãy đưa con đi khám. Mẹ cần đặc biệt lưu ý, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi khi sốt cần phải đi khám ngay nhé.
  • Mọc răng: Vào tầm 5 tháng nhiều bé đã nhú chiếc răng đầu tiên. Điều này có thể trở thành sự phấn khích với cả gia đình nhưng cũng gây khá nhiều khó chịu với bé. Bé có thể sốt hoặc đau dẫn đến quấy khóc. Lúc này mẹ hãy giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách cho con ngậm nướu lạnh giúp giảm đau đớn hoặc cho bé đi dạo vào buổi chiều, tắm nước ấm, massage trước khi đi ngủ để khiến bé dễ chịu hơn.
  • Dị ứng đạm bò: Trẻ bú mẹ hoàn toàn khi chuyển sang sữa công thức, sữa bột có thể xảy ra dị ứng sữa (đạm bò). Mẹ hết sức theo dõi sức khỏe của con nếu xảy ra trường hợp này và đưa con đến bác sĩ nhanh nhất có thể nếu con có phản ứng sốc phản vệ nôn, tiêu chảy, tím tái, nổi mẩn, co giật nhé.

Thậm chí có trẻ phản ứng với cả sữa mẹ khi mẹ ăn các chế phẩm chứa sữa bò như sữa chua, sữa tươi, sữa bột, phô-mai… Mẹ hết sức theo dõi và đưa con đi khám nếu cảm thấy có vấn đề bất thường.

2. Con lẫn lộn ngày đêm

Đây có thể coi như nguyên nhân “kinh điển” khiến trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm. Mẹ theo dõi xem con mình có khóc đêm do nguyên nhân này không nhé!

Một đến hai tuần đầu sau sinh mẹ có thể thấy con ngủ rất nhiều cả ngày và đêm. Đây là tín hiệu tốt vì có thể em bé của bạn thuộc tuýp em bé “thiên thần”. Nhưng mẹ cũng đừng vội mừng quá sớm. Đây là giai đoạn trăng mật của con. Con ngủ nhiều lên đến 22 tiếng mỗi ngày, chỉ dậy lúc ăn sau đó lại ngủ tiếp.

Nhưng khi giai đoạn trăng mật qua đi, em bé của mẹ có thể thay đổi 180 độ. Con quấy khóc, gắt ngủ, ngày ngủ đêm khóc khiến mẹ rơi vào trạng thái “sốc tinh thần”. 

Trẻ ngủ ngày cày đêm khiến cha mẹ vô cùng mệt mỏiTrẻ ngủ ngày cày đêm khiến mẹ vô cùng mệt mỏi

Một số dấu hiệu lẫn lộn ngày đêm mẹ cần biết:

  • Ngày con ngủ li bì, không cách nào gọi dậy được
  • Đêm ngủ không sâu giấc, quấy khóc đêm nhiều lần

Ví dụ như: Con có thể ngủ ngon từ buổi trưa đến nửa đêm rồi dậy quấy khóc đến sáng. 

Con ngủ ngon từ sáng đến tối. Sau đó đêm thức quấy, chơi, không chịu ngủ.

Hoặc con ngủ xuyên từ 3 giờ chiều đến 2-3 giờ sáng hôm sau ậm ạch không thể ngủ cũng được coi là lẫn lộn ngày đêm nhẹ.

Nguyên nhân là do con đã lớn hơn một chút, nhu cầu thức nhiều hơn, mẹ cần nhận biết sớm nguyên nhân con khóc đêm do lẫn lộn ngày đêm. Để giúp con phân biệt ngày đêm, chữa lẫn lộn ngày đêm từ sớm, mời ba mẹ đọc phần giải pháp chữa khóc đêm do lẫn lộn ngày đêm bên dưới.

3. Thiếu ngủ dài ngày (nợ ngủ)

Nếu con chưa từng bị lẫn lộn ngày đêm. Giấc đêm của con vẫn rất tốt ở các giai đoạn trước. Nhưng gần đây con có biểu hiện con khóc đêm nhiều lần, đêm trằn trọc khó ngủ, ngủ không ngon giấc, chỉ cần động khẽ là tỉnh.

Bên cạnh đó là biểu hiện ngày ngủ li bì, có thể ngủ gục bất cứ lúc nào thì có thể con đang bị thiếu ngủ dài ngày (hay còn gọi là nợ ngủ).

Thiếu ngủ dài ngày (nợ ngủ) là trạng thái chỉ việc thiếu ngủ trong một thời gian dài do lịch sinh hoạt không phù hợp. Ban ngày con thức quá nhiều so với tuần tuổi dẫn đến ban đêm quá mệt và không thể ngủ ngon.

Để hiểu sâu hơn nợ ngủ là gì. Mẹ hãy tưởng tượng: giấc ngủ của mẹ bình thường là 7-8 tiếng mỗi đêm. Kể từ khi có em bé, mỗi đêm mẹ chỉ chợp mắt được 2-3 hoặc 4 tiếng. Như vậy mẹ bị thiếu ngủ 3-4 tiếng mỗi đêm. 

Vài vài ngày thì có thể bình thường. Nhưng nếu kéo dài triền miên. Chắc hẳn mẹ sẽ vô cùng, vô cùng mệt mỏi, cáu gắt thậm chí mất sữa. Mẹ có thể ngủ gục bất cứ lúc nào.

Con cũng vậy, nhưng con khác mẹ ở chỗ sức chịu đựng kém hơn. Con gắt gỏng, quấy khóc cả ngày và đêm với cường độ khủng khiếp hơn. Về lâu dài, không chỉ mẹ và chính bản thân con cũng hết sức mệt mỏi.

4. Tuần khủng hoảng

Trong vòng 20 tháng đầu đời của trẻ, con sẽ trải dày đặc các tuần khủng hoảng. Tuần khủng hoảng hay còn gọi là tuần phát triển kỹ năng, tinh thần (wonder week - ww). Giai đoạn này con xuất hiện những bước nhảy vọt về kỹ năng và trí não.

Đây là giai đoạn bé trở nên quấy khóc hơn, khó tính hơn và bám dính lấy người chăm sóc đặc biệt là mẹ.

Dù bé có lịch sinh hoạt đẹp như mơ hay không có lịch sinh hoạt nào cả thì vẫn không tránh khỏi mức độ “hủy diệt” của giai đoạn này. 

5. Con bị quá mệt, quá phấn khích

Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi khóc đêm, thêm một nguyên nhân nữa là do con bị quá mệt, quá phấn khích hoặc do đói.

Ba mẹ có thể thấy buổi tối trước khi đi ngủ con thường chơi rất “phê” và sau đó trằn trọc đến 11-12h đêm không ngủ được. Con quấy khóc và không vào được giấc. Đây là lúc bố mẹ có thể hiểu con bị quá mệt hoặc quá kích thích. Cả ngày dài con tiếp nhận một lượng lớn thông tin mới mẻ. Con cảm thấy thật quá tải.

Điều này xảy ra cả với những em bé đã có lịch sinh hoạt ổn định, đôi khi con vẫn bị khó vào giấc đêm. Hiện tượng này có thể kéo dài nhiều tháng đối với trẻ sơ sinh.

6. Con đói

Một nguyên nhân nữa dẫn đến khóc đêm đó là ban ngày con ăn không hiệu quả. Ngày con ăn ít và chuyển lượng ăn lớn vào ban đêm. Đêm con lục sục do đói và không thể ngủ ngon. 

Tuy nhiên, đây là tín hiệu dễ bị hiểu nhầm nhất.

Nhiều ba mẹ quan niệm rằng, con khóc là do đói. Cả ngày lẫn đêm và cho con ăn bất cứ khi nào con khóc. Đây là một chưa chính xác.

Trẻ sơ sinh vốn chỉ biết phát biểu mọi thứ qua cảm xúc: con buồn ngủ → con khóc, con đau bụng, đầy hơi → con khóc, con quá mệt → con khóc, con ướt bỉm → khóc...

Nếu ba mẹ hiểu nhầm rằng bất cứ khi nào con khóc là đói và cho ăn thì lâu dần những tiếng khóc ấy chỉ được dập tắt bằng ti mẹ hoặc bình sữa.

Con sẽ không biết phải diễn tả cảm xúc nhu cầu của mình bằng bất cứ cách nào khác ngoài tiếng khóc ngày càng dữ dội. Và càng lớn cường độ tiếng khóc sẽ càng khủng khiếp vì suy cho cùng con cũng bất lực với việc diễn tả nhu cầu cho bố mẹ hiểu.

Vì vậy, để biết xem con có đang đói thật không, ba mẹ cần để ý xem:

  • Với bé bú mẹ trực tiếp, ban ngày con bú mỗi cữ bao lâu? Với bé bú mẹ trực tiếp, một bữa ăn hiệu quả thì cần con bú đúng khớp ngậm và thời gian bú từ 30-40 phút. Nếu con chỉ bú một ít rồi ngủ gật, có thể con bú không đủ no.
  • Với bé bú bình, tổng lượng sữa ban đêm của con nhiều hơn rất nhiều so với ban ngày. Điều này có nghĩa là con đang chuyển lượng ăn từ ban ngày sang ban đêm.

Cách trị trẻ sơ sinh quấy đêm, khóc đêm, ngủ không ngon giấc

1. Trị trẻ sơ sinh quấy đêm do lẫn lộn ngày đêm

Vậy để trẻ nhận biết ngày - đêm từ sớm, ba mẹ cần thực hiện một vài công tác sau:

  • Từ khi mới sinh: Mẹ giúp con thiết lập môi trường khác biệt. Ban ngày mẹ để con ngủ ở nơi có ánh sáng và tiếng ồn và ngược lại đêm là môi trường tối và yên tĩnh. Sau 4-6 tuần, mẹ duy trì môi trường ngủ tối và yên tĩnh. Hoạt động ban ngày và đêm cũng khác nhau. Ban ngày con được thay bỉm sau khi ăn, được nói chuyện… Ban đêm mẹ không nói chuyện, nếu con dậy ăn đêm, sau khi ăn xong con được đặt ngủ và không có hoạt động gì thêm.
  • Nếu đã bỏ qua giai đoạn giúp con phân biệt ngày đêm từ đầu, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi quấy khóc đêm do lẫn lộn ngày đêm ngoài việc áp dụng giải pháp chữa lẫn lộn ngày đêm bên trên. Bố mẹ nên đưa con về lịch sinh hoạt EASY 3 phù hợp với tuần tuổi: Ban ngày ngủ 2 tiếng, thức 1 tiếng, đêm ngủ 12 tiếng. Đêm con có thể dậy ăn 2-3 lần rồi tiếp tục ngủ đến sáng
  • Trẻ 2 tháng khóc đêm do lẫn lộn ngày đêm: Bạn cũng làm tương tự nhưng trẻ 2 tháng tương đương với 8 tuần tuổi cần lịch easy mới phù hợp hơn như EASY 3.5 - ngủ 1,5 - 2 tiếng mỗi giấc ngày và thời gian thức tối đa mỗi giấc là 1,5 tiếng. Hoặc nhiều bé đã có dấu hiệu chuyển lịch EASY 4. Mẹ chú ý mỗi giấc ngủ ngắn ban ngày của con không nên quá 2,5 giờ.
  • Trẻ 3 tháng tuổi khóc đêm do lẫn lộn ngày đêm: Ở 3 tháng tuổi, con đã tương đương với 12 tuần tuổi, con cần lịch EASY 4 chuẩn: ngủ mỗi giấc ngày 1,5-2 tiếng, giời gian thức tối đa giữa mỗi giấc là 2 tiếng. Mỗi giấc ngủ ngắn ban ngày (nap) không quá 2,5 tiếng.

Với những bé đã theo POH Easy One trước 12 tuần và được hướng dẫn tư vấn chuyên sâu rất hiếm khi lẫn lộn ngày đêm. Con được sinh hoạt khoa học, ăn no ngủ đủ bào ban ngày để đêm con ngủ trọn vẹn 11-12 tiếng, hứng trọn hooc-môn tăng trưởng GH được kích hoạt lúc con ngủ sâu vào ban đêm.

Em bé Easy ngủ sâu và đủ giấcEm bé EASY được đáp ứng các nhu cầu ăn no ngủ đủ

Để được tư vấn chuyên sâu về chữa lẫn lộn ngày đêm và thiết kế lịch easy phù hợp với tuần tuổi giúp con có giấc đêm dài và sâu. Mời ba mẹ tham khảo khóa học POH EASY ONE (0-19 tuần)

  • Trẻ 4 tháng tuổi khóc đêm do lẫn lộn ngày đêm: Ở tuần 16 tương đương với việc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi, ba mẹ chưa từng áp dụng phương pháp nào để chữa lẫn lộn ngày đêm, hãy cứ làm theo hướng dẫn ban ngày mở cửa kéo kèm, khua chiêng gõ trống. Không để con ngủ quá 2,5 tiếng mỗi giấc ban ngày đồng thời có thể áp dụng lịch sinh hoạt EASY 4 để giúp con phân biệt ngày đêm hiệu quả, loại bỏ khóc đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển chỉ diễn ra khi con đã ngủ sâu vào ban đêm
  • Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi khóc đêm do lẫn lộn ngày đêm: Giai đoạn này có lẽ  Lúc này mẹ có thể áp dụng biến thể Easy 2-3-4 hoặc easy 4 nếu con vẫn có nhu cầu ngủ nhiều.
  • Trẻ 6 tháng khóc đêm do lẫn lộn ngày đêm: Lúc này con đã thức được nhiều hơn, tỷ lệ ngủ ngày quấy đêm tuy đã giảm hơn chút nhưng nhiều mẹ bắt đầu phải đi làm. Nếu con vẫn tiếp tục quấy đêm thì quả là thách thức cho cả mẹ và gia đình. Giai đoạn này bé vẫn nên duy trì biến thể EASY 2-3-4. Với những bé chưa theo lịch sinh hoạt cụ thể nào, thì mẹ nên chuyển lịch cho con về 2 giấc ngắn ban ngày. Mỗi giấc không quá 2,5 tiếng. 

Tại giai đoạn mẹ đi làm này, việc con quấy đêm sẽ khiến mẹ chắc hẳn cảm thấy rất mệt mỏi và áp lực. Với mong muốn giúp các bà mẹ nuôi con khoa học thật dễ dàng, POH xây dựng khóa học POH EASY TWO giúp mẹ tư vấn lịch sinh hoạt chuyên sâu, giúp con ăn no ngủ đủ giai đoạn 12-49 tuần và ăn dặm thành công cùng nếp sinh hoạt EASY.

2. Khắc phục trẻ sơ sinh quấy đêm do thiếu ngủ dài ngày (nợ ngủ)

Để khắc phục tình trạng quấy đêm do nợ ngủ, điều mẹ cần làm nhất lúc này là “trả nợ ngủ”. 

Cách thức “trả nợ ngủ” như thế nào tùy thuộc vào mức độ nợ ngủ ít hay nhiều. Với những mẹ theo POH EASY ONE từ sớm thì hiếm khi xảy ra nợ ngủ do lộ trình lên lịch được thiết kế bài bản và tư vấn chuyên sâu.

Với những bé đã có lịch sinh hoạt cụ thể, khi vướng nợ ngủ giảng viên dễ dàng giúp con ngủ bù khoa học, dễ dàng và nhanh gọn hơn rất nhiều. Mục tiêu cuối cùng là con có giấc ngủ đêm tuyệt vời nhất kéo dài 11-12 tiếng.

Với những bé chưa theo một lịch sinh hoạt cụ thể nào thì việc nhận biết và chữa nợ ngủ khá khó khăn. Nếu sau một chuyến du lịch dài ngày con cần ngủ bù thì mẹ nên để con ngủ bù khi trở về nhé. Tuy nhiên sau khi con đã được ngủ bù và có dấu hiệu khó ngủ vào ban đêm, mẹ lại giảm thời gian ngủ ban ngày của con xuống. Vì con đã trả xong nợ ngủ rồi đó!

Để được tư vấn chuyên sâu về nợ ngủ và cách khắc phục khóc đêm hiệu quả, mời ba mẹ tham khảo khóa học POH Easy One.

3. Khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm do tuần khủng hoảng

Tuần khủng hoảng là lúc con học hỏi một kỹ năng mới. Con có thể sẽ liên tục quấy khóc vào ban đêm. Tuy nhiên đã có khởi đầu thì sẽ có kết thúc. Giai đoạn khủng hoảng của con sẽ qua đi khi con học được kỹ năng mới mà bé đã luyện tập trong thời kỳ bão tố.

Để giảm bớt “bão tố” khóc đêm do tuần khủng hoảng mẹ nên: 

  • Cho con ngủ đêm sớm hơn giờ dậy buổi sáng 30-45 phút 
  • Thay dổi lịch sinh hoạt dựa theo các tín hiệu sẵn sàng của bé
  • Do tuần khủng hoảng là bước nhảy vọt trong sự phát triển của con, sự xuất hiện của nó rất bình thường, sau mỗi lần phát triển nhảy vọt, con lại lớn hơn, đạt thêm kỹ năng mới, nên việc con quấy khóc giai đoạn này mẹ không cần lo lắng gì thêm. Hãy giúp bé tập phát triển các kỹ năng và duy trì nếp sinh hoạt cho bé.

4. Giải pháp cho trẻ sơ sinh khóc đêm do đói

Đói thì đơn giản ba mẹ có thể cho con ăn. Nhưng về lâu dài vào ban đêm, ba mẹ cần ưu tiên giấc ngủ cho con hơn là ăn. “Ăn” hãy để là việc của ban ngày, khi con đang thức và cần nhiều năng lượng để vui chơi, khám phá.

Vì vậy để trị khóc đêm do đói, ba mẹ hãy giúp con ăn hiệu quả vào ban ngày bằng cách:

  • Gọi cho dậy, khuyến khích con ăn no mỗi cữ vào ban ngày nếu con ngủ gật
  • Cân nhắc cai ti đêm nếu con đủ cân nặng và có biểu hiện ăn kém vào ban ngày  (>6 kg)
  • Cho con bú đúng khớp ngậm cả cữ ngày và cữ đêm 
  • Vỗ ợ hơi kỹ cho con

Để biết ban ngày con đã ăn đủ no hay chưa, ba mẹ có thể quan sát bằng cách: sau khi ăn xong, con chơi, đến ngưỡng ngủ và có thể ngủ sâu một giấc dài 1,5-2 tiếng; con bú 30-40 phút mỗi cữ bú trực tiếp.

5. Trị khóc đêm do con quá mệt, quá phấn khích

Giải pháp cho việc con khóc đêm do quá mệt hoặc do phấn khích, POH khuyên mẹ nên cho con đi ngủ đúng theo khả năng thức của bé và không cho bé bị kích thích quá mức trước khi ngủ đêm

Với những bé đã có lịch sinh hoạt Easy ổn định, giấc đêm của con thường kéo dài từ 6-7h tối hôm trước đến 6-7h sáng hôm sau. Nếu con bị quá mệt dẫn đến khó vào giấc đêm thì việc quấy khóc sẽ diễn ra sớm hơn, tầm 7-8h tối. Và 9h-10h đêm khi hoóc-môn tăng trưởng tiết ra nhiều nhất thì cũng là lúc con đã ngủ sâu giấc.

Con đón nhận trọn vẹn hooc-môn này để phát triển tốt nhất. Đó cũng là lý do tại sao trẻ sơ sinh cần được đi ngủ sớm và ngủ xuyên đêm.

Vậy lý do chủ yếu của trẻ sơ sinh khóc đêm, khó ngủ, ngủ trằn trọc không sâu giấc vẫn là lịch sinh hoạt chưa phù hợp. Con có thể ngủ quá nhiều vào ban ngày (lẫn lộn ngày đêm) dẫn đến đêm không thể ngủ. Hoặc ban ngày con ngủ quá ít (nợ ngủ) dẫn đến quá mệt cũng không thể ngủ ngon.

Vậy để giúp con ngủ ngon, ngủ sâu vào ban đêm điều kiện cần và đủ là đưa bé vào nếp sinh hoạt từ sớm, giúp con ngủ ĐỦ vào ban ngày dẫn đến sâu giấc vào ban đêm.

Tuy nhiên, hiện nay có quá nhiều nguồn thông tin khác nhau và mỗi em bé là một cá thể riêng biệt khiến mẹ không biết lịch nào thích hợp nhất cho con mình. Bạn có quá nhiều việc phải làm, bạn cũng đã từng áp dụng nhưng con vẫn quấy khóc, không thể ngủ ngon và mẹ thì hoàn toàn bất lực.

POH thấu hiểu điều đó và mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

POH xây dựng giải pháp nuôi dạy con khoa học dành cho bà mẹ bận rộn:

Giúp con ăn no ngủ đủ và bạn có thời gian chăm sóc bản thân cùng: POH EASY (0-1 tuổi) nhé!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo