Hướng dẫn mẹ cho bé bú đúng khớp ngậm

đăng bởi Thanh Thanh

Bú sữa mẹ là một giai đoạn quan trọng đối với bất kỳ em bé sơ sinh nào, vì chúng đang lớn và phát triển các cơ quan trong thời gian này.

1.Tác hại của bú sai khớp ngậm

Nếu như bé bú sai khớp ngậm sẽ dẫn tới những hậu quả sau

- Con ăn vặt: Bé bú không đủ no, bé đòi bú mẹ suốt, từ đó thành ăn vặt, ngủ vặt (bú không no nên ngủ không sâu), tạo thành vòng luẩn quẩn ăn ngủ không chất lượng. Lâu dần khiến bé không thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Ảnh hưởng đến nguồn sữa: Bé không mút sữa một cách hiệu quả, cữ bú có thể bị kéo dài mà thực tế lượng ăn lại ít. Lượng sữa có trong ngực không được rút kiệt nên cơ thể sẽ hiểu sữa còn trong ngực là sữa dư,nhu cầu bú sữa của con ít nên sẽ sản xuất ít sữa đi.

- Gây đau rát ở ti mẹ: Bú sai khớp ngậm hầu hết đều khiến mẹ bị đau rát đầu ti, thậm chí chảy máu. Và vì đau nên nhiều mẹ sẽ giảm số lần cho con bú, dẫn tới giảm lượng sữa và có dễ bị tắc sữa.

2. Dấu hiệu bú sai khớp ngậm

- Con phát ra tiếng chụt choẹt, tặc tặc khi bú

- Con mút sữa 5-6 nhịp mới thấy con nuốt sữa 1 nhịp

- Con chỉ ngậm phần núm vú chứ không ngậm sâu phần quầng vú xung quanh
- Sữa liên tục bị rỉ ra từ các góc miệng của con

- Ngay khi con tạm ngừng bú, khớp ngậm không dễ dàng bị tuột

- Cằm của con không cắm sâu vào bầu vú

- Mẹ cảm thấy đau rát đầu vú khi cho con bú

Dấu hiệu bé bú bình sai khớp ngậm:

- Bé bú bình cảm giác không chắc chắn, dễ tuột núm bình ra khỏi miệng bé

- Be bú bình bị chảy sữa ra ngoài hay bé bú bình bị tràn mép

- Bé ngậm sữa trong miệng không nuốt dù bú lâu

- Bé chỉ ngậm nông phần đầu núm chứ không há to miệng hay loe to miệng để bao trùm cả núm bình

3- Nguyên nhân của việc bú sai khớp ngậm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc bú sai khớp, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

- Cho bé bú bình ngay từ đầu. Nếu mẹ muốn bé sẽ bú mẹ và bú bình song song thì mẹ cũng cần hướng dẫn bé bú mẹ đúng khớp ngậm trước. Khi chắc chắn rằng bé bú đúng khớp ngậm rồi thì lúc này mới nên giới thiệu bình cho bé (khoảng 3-6 tuần sau sinh).

- Tư thế bé nằm quá cao hay quá xa mẹ, hay mẹ ngồi không thoải mái, khiến cho cổ bé bị gập lại. Do đó mà bé chỉ ngậm được phần núm vú chứ không thể ngậm được cả phần quầng vú.

- Bé không há miệng đủ to để ngậm cả phần quầng vú.

- Ngực mẹ đang quá căng nên cản trở việc cằm bé cắm sát vào quầng vú để bú. Do đó trước khi bú, mẹ có thể vắt bớt sữa và massage quầng vú cho mềm trước khi cho bé bú.

- Đầu ti mẹ quá lớn.

4- Lợi ích của việc bé bú đúng khớp ngậm

- Khi bé bú đúng khớp ngậm, lưỡi của bé sẽ massage đúng đầu dây thần kinh,  khiến nó được kích thích và phản xạ tiết sữa sẽ trở nên nhanh nhạy và sữa về nhanh hơn.

- Mỗi đợt tiết sữa, lưỡi và vòm họng trên của bé sẽ "ép vắt sữa" ngay phần ống dẫn sữa phình ra to nhất giúp bé bú được nhiều sữa hơn, phần ống sữa được thông nhanh hơn.

- Khi bú, cổ bé được ngửa giúp bé nuốt dễ hơn, đồng thời khi đầu bé không tì lên bầu vú mẹ giúp các ống sữa chảy thông thoáng hơn. 

- Tạo ra sự chênh lệch áp suất trong họng và bên ngoài tạo thành lực hút ổn định và "bám chắc", giúp tối đa lượng sữa truyền từ mẹ sang con.

- Kết quả của việc bú đúng khớp ngậm là bé bú được đủ lượng sữa mà cơ thể bé cần. Khi bé được bú hiệu quả, con sẽ không gặp tình trạng bú quá lâu dẫn tới ngủ gật trên vú mẹ.

5- Dấu hiệu bé bú đúng khớp ngậm

- Cằm con cắm sâu vào bầu vú mẹ, mũi con cách xa vú mẹ 

- Thân con được áp sát thân mẹ, đầu con hơi ngửa ra

-  Miệng con mở to ngậm sâu vào quầng vú mẹ  

- Khi con bú, chỉ nghe thấy tiếng nuốt sữa, không nghe tiếng chụt choẹt, tặc tặc 

- Ngay cả khi con ngừng mút, khớp ngậm cũng không bị tuột dễ dàng

- Mẹ không có cảm giác đau hay khó chịu khi bé bú mẹ

Trên đây là những dấu hiệu trẻ bú tốt.

6- Cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé

Sau đây là cách sửa khớp ngậm sai cho bé:

- Trước khi bắt đầu cho con bú, mẹ lau ngực bằng khăn sạch và ấm, massage nhẹ nhàng bầu vú và quầng vú cho mềm. Sau đó mẹ chọn tư thế ngồi thoải mái nhất, nên chọn ghế có gối tựa đằng sau.

- Tiếp theo mẹ bế bé sao cho người bé áp sát vào người mẹ (da kề da thì càng tốt).

- Mẹ dùng 2 ngón tay kẹp nhẹ quầng vú, chạm nhẹ đỉnh đầu ti vào môi trên của bé. Nếu bé đã đói và sẵn sàng bú, bé sẽ há miệng rộng hết cỡ (lưới bé thè dài ra phía trước).

- Một tay mẹ đỡ phần cổ của bé, đầu bé sẽ hơi ngửa ra và phần cằm thì cắm vào quầng vú mẹ. Bàn tay còn lại thì ngón cái ấn nhẹ điều chỉnh hướng đỉnh ti lên phía môi trên  của bé.

- Phần môi dưới của bé thì được đặt vào mép dưới của quầng vú, cho bé bắt đầu ngậm từ môi dưới. Phần môi trên của bé vươn tới ôm lấy đỉnh đầu ti, như vậy bé sẽ tự động ngậm được sâu và chắc.

 Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi làm sao để bé há to miệng khi bú.

Vậy còn khớp ngậm bú bình thì sao? Làm sao để bé bú bình được nhiều? Sau đây là cách cho be bú bình đúng khớp ngậm:

- Lựa chọn bình và các phụ kiện đi kèm phù hợp: Cụ thể là bình sữa và núm ti. Điều này vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định chất lượng ăn sữa của con. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã khác nhau.Tuy nhiên mẹ nên chọn bình và núm ti theo những tiêu chí sau:   

  • Bình có tốc độ chảy tốt
  • Khả năng thoát hơi tốt
  • Chất liệu nhựa an toàn hoặc thủy tinh
  • Vạch chia bình rõ ràng, dễ nhìn.
  • Một vài tên tuổi đình đám gợi ý cho các mẹ: Avent - Dr.Brown - Hegen - Lashinoh.

- Chọn size núm ti phù hợp: tốc độ chảy sữa quá nhanh khiến con ngợp và sợ bình, hoặc bình chảy quá chậm khiến bé bú mỏi hết cả miệng mà sữa không chảy xuống kịp.

- Tư thế bú bình đúng cách cho trẻ sơ sinh:  Mẹ đặt bé nằm trên gối chống trào, hay kê gối tạo mặt phẳng dốc 45 độ, hay mẹ bế bé sao cho phần đầu bé cao hơn phần thân và cả hai mẹ con đều thoải mái. Đây là cách giúp trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ, sặc sữa.

- Sau đó, mẹ hãy chấm nhẹ đầu núm vào môi bé và chờ bé há to. Khi bé đã há to, mẹ hãy từ từ đưa bình vào miệng bé. Và lúc này, mẹ bình tĩnh đợi bé chủ động mút bình vào nhé. Đừng vội ấn bình vào miệng bé, khiến môi bé bị bặm, hoặc làm bé khó chịu.

Biết cách cho bé bú đúng khớp ngậm rất quan trọng. Nếu không áp dụng đúng hướng dẫn cho bé bú mẹ và bú bình đúng khớp ngậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bữa ăn giấc ngủ của trẻ. Và hệ quả là bé kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ giúp cho ba mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con.

Hãy cùng POH xem một em bé được bú bình hiệu quả thì như thế nào nha!????

Để được chỉnh sửa chi tiết khớp ngậm đúng cho cả bé bú mẹ và bú bình, mẹ tham khảo POH EASY ngay hôm nay nha!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo




Tags: Bú mẹ