Trẻ sơ sinh hay RƯỚN NGƯỜI - VẶN MÌNH, bình thường hay bất thường?

đăng bởi Nguyễn Khải

Dạo này mình được tiếp xúc với các mẹ nhạy cảm và siêu nhạy cảm: con rướn một phát lòng mẹ đau như cắt, cứ phải nằm im thin thít như thịt nấu đông mới ấm được lòng mẹ.... hay gồng mình rặn ị một phát thì lại thương con vô hạn vô lường....

Hy vọng bài viết dưới đây giải thoát nhưng cảm xúc khó chịu không đáng có của các mẹ. Hãy suy nghĩ logic tí đi các mẹ ơi!!!!!

Rướn là hành động mà bé co sau đó giãn cơ thể hết mức cơ thể của bé, từ chân duỗi đến tay dơ lên cao, lưng ưỡn ra sau. Bé uốn éo như một con sâu và làm cho nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng không biết con có làm sao không.

Dưới đây là những câu trả lời của bác sĩ nhi khoa về hiện tượng này. 

Rướn hay vặn mình là cách trẻ co duỗi giãn gân giãn cốt, như một cách hoạt động riêng của mình. Khác với cha mẹ những người có thể di động: đi lại, đứng ngồi, quay nửa người, quay đầu trái phải; quay hẳn ra sau với cơ thể, thì với bé chỉ nằm một chỗ việc rướn/vặn người chính là những hành động nhỏ nhất mà con có thể làm với cơ thể của mình. 

ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ BIỂU HIỆN CỦA THIẾU CHẤT HAY THIẾU CALCIUM!

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn người?

Có thể bạn ôm con quá chặt? Hoặc đơn giản chỉ là con đang học cách điều khiển lực và sự khéo léo nhất là ở tay và tìm cách để khám phá về chính cơ thể của mình. Ở môi trường mới, con tìm hiểu các chiều của không gian mới ngoài cơ thể mẹ. Vì con chưa di động được nhiều nên cách duy nhất để khám phá là kéo dãn cơ thể của mình theo các chiều không gian khác nhau.

RƯỚN - VẶN MÌNH, bình thường hay bất thường????

Trừ khi bạn thấy có điều gì đó bất thường và nguy hiểm, rướn là bình thường và không cần lo lắng. Rướn sẽ hết khi con biết bò, cũng tương tự việc gào khóc sẽ ngừng khi con biết nói vậy. 

(Bác sĩ Jack Mutnick - Bác sĩ nội khoa, dị ứng và miễn dịch học)

Rướn không phải là dấu hiệu bé có giun ở lứa tuổi sơ sinh, hầu hết trẻ sơ sinh uốn éo tìm tư thế dễ chịu nhất cho bản thân. Với trẻ lớn hơn, uốn éo là dấu hiệu trẻ muốn khám phá xa rộng hơn môi trường xung quanh.

Nhiều trẻ sơ sinh rướn quá nhiều có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi được quấn gọn gàng trong một chiếc SWADDLE (QUẤN CHẶT). Ngoài ra, nhiều khi rướn cũng là biểu hiện của ẩm ướt, nóng, hay sự khó chịu của một cái bỉm bẩn nữa. 

(BS nhi khoa Colton Bradshaw)

Hoàn toàn bình thường. Những cử chỉ hành động ngẫu nhiên không kiểm soát là hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh và là hậu quả của việc não và hệ thần kinh của trẻ gửi đến các cơ quan bộ phận của cơ thể các tín hiệu hoàn toàn ngẫu nhiên, tạo ra sự phối kết hợp ngẫm hứng của các nhóm cơ bắp. Điều này giúp cơ được vận hành và phát triển mặc dù nhìn từ phía ngoài thì những hành động uốn éo này trông rất lạ và chẳng có chủ đích gì.

(Bác sĩ Nhi khoa James Ferguson)

2. Trẻ sơ sinh rướn khi ăn thì sao?

Hoàn toàn bình thường. Có những em bé ăn uống rất thư giãn và chú tâm, một số khác thì có thể năng động hơn. Nhiều bé bị cố định đầu vào bình sữa và cảm thấy nhàm chán và muốn làm việc khác, do đó con co giãn cơ thể, vừa tập thể dục vừa ăn.

Không cần quá lo lắng khi con rướn, vặn người khi ăn. Hãy kiên nhẫn. Khi con có khớp ngậm tốt, và bú mẹ thành thạo cũng như có sự tăng trưởng phù hợp thì việc rướn đơn giản chỉ là cử động của cơ thể mà thôi. Đôi khi mẹ mới cho bú lần đầu và chưa quen thì con có thể cảm nhận thậm chí đồng cảm với sự lo lắng, hoang mang từ mẹ, do đó con cũng ít sự ổn định tâm lý hơn.

Ngược lại, với các mẹ cho bú lâu đến lúc bé tập đi, có thể con thấy thế giới bên ngoài quá rộng và nhiều điều để khám phá do đó con sẽ uốn éo mỗi lần ngồi một chỗ để ti.

(BS Nhi khoa James Ferguson)

RƯỚN - VẶN MÌNH, bình thường hay bất thường????

Để cho con bú mẹ thành công với những trẻ năng động, thích rướn cần rất nhiều kiên nhẫn từ cha mẹ, và con sẽ hiểu dần lúc nào là lúc ăn và thức ăn từ đâu đến.

(Bs. Nhi khoa Anatoly Belilovsky)

Không cần lo lắng khi con vặn người khi ăn. Có thể con đang tìm vị trí thư giãn và thoải mái hoặc cũng có thể do hệ tiêu hóa được thức tỉnh và vận hành lại do đó hệ bài tiết cũng được thức tỉnh theo: con rặn ị hoặc đánh rắm khi ăn sữa đầu từ mẹ.

(BS Nhi khoa Charlene Sojico)

3. Khi con ị cũng cũng uốn éo như sâu, và rướn. Vậy có bình thường không?

Hoàn toàn bình thường!

Điều này thường kèm theo với cử chỉ con rặn đỏ mặt như thế đang đau đớn tột cùng và làm nhiều cha mẹ lo lắng. Nên nhớ, với trẻ sơ sinh thì đây là những lần đầu tiên con sử dụng hệ tiêu hóa của chính mình, so với trước đây trao đổi chất là qua dây rốn.

Đương nhiên mọi thứ mới vận hành luôn luôn cần sự cố gắng - nỗ lực và làm quen. Con làm quen với cảm giác phân đi qua, cảm giác kích hoạt của những tế bào thần kinh nhạy cảm nơi hậu môn. Chưa kể các cơ hậu môn, cơ sàn chậu của bé chưa bao giờ được vận hành nên không khỏi việc nhầm lẫn tín hiệu. Càng lớn, bé càng có nhiều cơ hội rèn luyện việc đi ngoài này, các cơ sẽ hoạt động nhịp nhàng và việc đi ngoài sẽ trông đỡ khổ sở hơn.

Đây là một hoạt động tất yếu của trẻ, cha mẹ không thể làm gì hộ được cho con mà chỉ có cách duy nhất là chờ đợi và để tự nhiên thực hiện sứ mệnh của nó!

Miễn là phân con mềm, không táo bón là mọi sự bình thường. Nên nhớ trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể đi 10 lần/ngày cho đến 2 tuần mới đi ngoài một lần vẫn được coi ở giới hạn bình thường và không cho là bị táo bón. Táo bón không được đo bằng bao nhiêu ngày không đi, sự khổ sở trong rặn ị mà táo bón được quyết định bởi ĐỘ CỨNG của phân.

(BS Nhi khoa Laura Webb)

Hoàn toàn bình thường. Em bé đang trả lời cho những cảm giác khác biệt của việc đi ngoài: về sức ép, âm thanh, độ ẩm ướt, độ ấm và tác động của nội tạng (bóng đái, cơ quan bài tiết...)

Trẻ càng nhỏ thì việc đi ngoài càng trở nên lạ lẫm với con. Con có thể sợ hãi hoặc rối loạn khi mới chào đời và thực sự cảm nhận thay đổi cơ thể khi đi ngoài, do đó con rướn vặn người mạnh và rặn đỏ mặt. Điều này là bình thường, và dần dần con sẽ làm quen với việc này.

4. Trẻ sơ sinh hay rướn, khi nào là nguy hiểm?

Khi bạn thay bỉm cho con, con rướn vặn rất nhiều thì cần đảm bảo giữ bé tốt, không để bé vặn vẹo quá gần mép bàn/giường khi thay quần áo hay bỉm cho bé.

(BS. Richard Pollard - BS gây mê)

Hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi thay quần áo hay bỉm cho bé trên bàn thay đồ. Nếu bé rướn vặn quá nhiều mẹ có thể cho bé nghe nhạc, đồ chơi để làm bé tập trung một điểm nhìn, hoặc nhiều mẹ dùng ti giả. 

(BS nhi khoa Pamela Lindor)

(Ở nước ngoài, bé có bàn thay đồ riêng gọi là changing table, và bé được thay bỉm tại đây, tách môi trường có thể phơi nhiễm và tiếp xúc có nhiều vi khuẩn từ chất thải: nước tiểu, phân của bé với môi trường sinh hoạt chỗ bé nằm ngủ, chơi. Bàn thay bỉm ở nước ngoài thường có một lớp đệm êm và bọc bởi một lớp khăn để dễ dàng tháo đi giặt sạch cho bé)

Theo HeathTab
 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo