Cách chọn bình sữa an toàn cho trẻ sơ sinh

đăng bởi Nguyễn Khải

Mẹo chọn bình sữa cho trẻ

Mẹ sẽ cảm thấy choáng ngợp khi phải lựa chọn bình sữa cho bé vì trên thị trường có rất nhiều loại bình sữa khác nhau từ vật liệu, kích thước, hình dạng đến chức năng. Vậy mẹ nên chọn loại bình sữa như thế nào đây?

Không có một loại bình sữa của hãng nào là hoàn hảo cả. Vì vậy, mẹ nên chọn bình sữa có các tiêu chí phù hợp với bé (và cả mẹ). Mẹ nên bắt đầu tìm hiểu những thông tin cơ bản trước khi quyết định mua bình sữa cho bé.

Tuy mẹ luôn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết trước khi sinh nhưng mẹ không nên mua bình sữa trước. Bời vì có rất nhiều loại bình sữa đa năng và hữu dụng được bán trên thị trường nhưng yếu tố quyết định cuối cùng lại là loại bình nào phù hợp với bé. 

Mời ba mẹ tham khảo thêm: Tất tần tật về khử trùng bình sữa của trẻ sơ sinh

Mẹ cần hết sức cẩn trọng khi chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần hết sức cẩn trọng khi chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh

Mẹ chỉ nên thử với một vài loại bình sữa (thậm chí chỉ cần hai loại). Như vậy mẹ sẽ không bị bối rối bởi vì có quá nhiều lựa chọn trong khi không biết bé thích hay không thích loại nào.

Mẹ nên tìm hiểu những thông tin cơ bản sau về các loại bình sữa:

Chất liệu bình sữa

Bình sữa thường được làm bằng nhựa, silicon, thuỷ tinh hoặc thép không gỉ.

Nhựa – Ưu điểm của bình sữa bằng nhựa là có trọng lượng nhẹ và không dễ rơi vỡ. Nhược điểm của loại bình này là kém bền theo thời gian và cần được thay thế định kỳ (các dấu hiệu bình nhựa hư hỏng là xước, nứt, rò rỉ, đổi màu và có mùi hôi). Nếu mẹ quyết định sử dụng bình nhựa, thì mẹ hãy chọn những loại bình mới, được sản xuất gần đây. Bình nhựa cũ có thể chứa BPA (hoặc bisphenol A – một chất có thể gây hại không được phép sử dụng trong các sản phẩm dành cho trẻ em).

Một số ý kiến cho rằng bình sữa bằng nhựa an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã tuyên bố rằng việc đựng thực phẩm trong bình nhựa có thể sản sinh ra chất phụ gia (kể cả sữa công thức và sữa mẹ).

Silicon – Bình sữa bằng silicon thường không chứa BPA, dẻo và nhẹ. Loại bình này không những không vỡ mà còn có thể nảy lên khi bị rơi.

Thuỷ tinh – Bình sữa bằng thuỷ tinh tự nhiên không chứa BPA và rất bền, nhưng loại bình này thường nặng và dễ vỡ. Một số bình sữa thuỷ tinh được thiết kế kèm với vỏ silicon bên ngoài để chống vỡ.

Thép không gỉ - Bình sữa bằng thép không gỉ không chứa BPA, nhẹ và bền. Tuy nhiên, đây  là loại bình đắt nhất. Hơn thế nữa, mẹ không thể nhìn thấy lượng sữa hoặc nước bên trong bình bằng thép không gỉ như những loại bình khác.

Túi lót nhựa dùng một lần – Loại túi này rất tiện lợi nhưng lại đắt tiền và chỉ có thể sử dụng một lần. Cách sử dụng là mẹ đổ đầy sữa vào túi và cho vào bình đựng chuyên dụng và bỏ đi sau khi cho trẻ ăn xong.

Hình dạng bình sữa

Các bình sữa sẽ có các hình dạng sau:

Tiêu chuẩn – Cao, thẳng, dễ đựng và dễ làm sạch.

Có góc – Phần cong ở cổ bình sẽ khiến bé dễ dàng uống sữa ở phần đáy bình và ngăn bé nuốt không khí. Nhược điểm là loại bình này gây khó khăn khi đổ đầy và lúc làm sạch bình.

Miệng rộng – Bình sữa được thiết kế để bé giữ núm vú rộng và ngắn, hình dáng giống với ngực mẹ.

Kích thước bình sữa

Kích thước của bình sữa thường có loại nhỏ (khoảng 113ml) và loại lớn (khoảng 227ml). Bình có kích thước nhỏ rất tiện lợi trong giai đoạn sơ sinh. Bé có thể uống từ 55ml đến 85ml một lần. Tuy nhiên, do bé phát triển nhanh chóng nên nếu mẹ muốn tiết kiệm tiền thì mẹ có thể sử dụng luôn bình sữa có kích thước lớn ngay từ đầu.

Chất liệu núm vú

Núm vú bình sữa thường được làm bằng cao su latex hoặc silicon. Cao su latex thường mềm và dẻo hơn nhưng nhanh hỏng, một số trẻ lại bị dị ứng với chất liệu này. Silicon thì cứng hơn cao su latex nhưng cũng  bền hơn. Khi núm vú ở bình sữa có dấu hiệu hao mòn như mỏng đi, trở nên dính hơn, đổi màu, nứt hoặc rách thì mẹ nên thay bằng cái mới. Việc sữa chảy nhanh hơn trước cũng là dấu hiệu mẹ cần thay núm vú mới.

Hình dạng núm vú

Hầu hết hình dạng của núm vú sẽ thuộc một trong ba dạng sau đây:

  • Hẹp và dài (truyền thống)
  • Rộng và ngắn hơn (được thiết kế giống ngực của mẹ)
  • Dẹt ở một bên (mô phỏng hình dạng dựa trên việc bú của trẻ hoặc vừa vặn với miệng của trẻ)

Các mức độ của núm vú

Mức độ của núm vú tương ứng với tốc độ chảy của sữa. Khi bé lớn lên và có thể uống sữa nhanh hơn, mẹ có thể đẩy các mức độ của núm vú lên cao hơn.

Một số thiết bị hỗ trợ cho bình sữa

Ống thông hơi – Một số bình sữa hoặc núm vú có ống thông hơi để ngăn bé nuốt không khí. Điều này có thể khiến bé ít quấy khóc và khó chịu hơn. Nhược điểm của bình sữa có ống thông hơi là mẹ phải rửa và lắp ráp nhiều hơn vì các loại bình này sẽ có nhiều bộ phận phụ hơn loại bình thường.

Bình hút sữa – Nếu mẹ định sử dụng bình hút sữa thì mẹ có thể chọn máy hút sữa kèm theo bình sữa. Loại máy này vừa có thể hút sữa vừa có núm vú để cho bé bú.

Để được tư vấn chuyên sâu về núm vú và bình sữa phù hợp nhất với bé, đồng thời giúp con ăn ngo, ngủ đủ, tự ngủ và ngủ xuyên đêm, mẹ đăng ký ngay POH Easy One nhé!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo