BPA trong bình sữa nhựa là chất gì? Tại sao nhiều người lại cho rằng bình nhựa không an toàn cho bé? So sánh bình thủy tinh và bình nhựa, bình loại nào tốt cho bé? Để trả lời được câu hỏi này mẹ hãy tìm hiểu thông tin về BPA và bình sữa nhựa trong bài viết sau đây!
BPA trong hộp sữa công thức và bình sữa trẻ em
Bisphenol A (BPA) là một hóa chất được sử dụng trong các sản phẩm nhựa polycarbonate và thực phẩm gốc nhựa epoxy. BPA đã xuất hiện nhiều thập kỷ để làm cứng nhựa, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào thực phẩm và ngăn ngừa rỉ sét.
Mặc dù có rất ít dữ liệu khoa học về ảnh hưởng của BPA đối với con người, nhưng kết quả từ các nghiên cứu trên động vật cho thấy BPA là một chất không an toàn.
Bình sữa làm từ nhựa chứa BPA không an toàn
Ngày nay, bình sữa trẻ em do các công ty Mỹ sản xuất không còn chứa BPA. Vào năm 2009, sáu nhà sản xuất bình sữa và cốc tập uống trẻ em - chiếm hơn 90% thị trường Hoa Kỳ đã ngừng sản xuất sản phẩm có chứa BPA.
Và vào năm 2012, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm BPA trong việc sản xuất tất cả các bình sữa và cốc tập uống.
Chất BPA cũng từng có mặt trong bao bì sữa bột trẻ em, nhưng hiện nay tình trạng này không còn xảy ra nữa. Vào thời điểm FDA cấm sử dụng BPA trong bao bì sữa công thức vào năm 2013, các nhà sản xuất đã ngừng sử dụng chất này.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết mức độ tiếp xúc với BPA của con người đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng một số tổ chức sức khỏe và môi trường cho rằng cần phải thực hiện nhiều hành động hơn để đưa BPA ra khỏi các sản phẩm tiêu dùng vì một loạt các sản phẩm như hộp đựng thực phẩm, bộ đồ ăn bằng nhựa và bao bì thực phẩm vẫn có chứa BPA.
BPA lẫn vào thức ăn của trẻ như thế nào?
Các vấn đề phát sinh khi hóa chất này chảy ra khỏi chai hoặc hộp đựng lẫn vào sữa hoặc khi thực phẩm tiếp xúc với nhựa. Nếu em bé uống hoặc ăn phải sữa từ hộp đựng bằng polycarbonate, có thể bé cũng sẽ ăn phải một lượng nhỏ BPA.
Lượng hóa chất rỉ ra phụ thuộc chủ yếu vào việc hộp chứa được làm nóng (ví dụ như trong máy rửa chén hoặc lò vi sóng) và nhiệt độ của sữa hoặc thực phẩm. Nhiệt độ càng cao càng giải phóng nhiều BPA.
Mời các mẹ tham khảo bài viết:
- Bỏ túi bí quyết chọn núm ti và bình sữa cho trẻ bú
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ ăn sữa công thức
- Cách bảo quản sữa công thức đã pha
Mặc dù FDA đã cấm việc sử dụng BPA để sản xuất bình sữa trẻ em, cốc tập uống và bao bì sữa công thức, nhưng cơ quan này vẫn khẳng định rằng các sản phẩm làm bằng nhựa khác an toàn và hàm lượng BPA tìm thấy ở người rất thấp.
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế, nhà khoa học và chuyên gia môi trường lại không đồng ý quan điểm này.
Theo Nhóm công tác môi trường, các nghiên cứu cho thấy (dư lượng BPA) ảnh hưởng có hại cho sức khỏe (được đánh giá theo mức độ từ 9 đến 1).
Ngoài ra, hàng chục tổ chức y tế môi trường quốc gia ở Mỹ và Canada đã kêu gọi lệnh cấm sử dụng BPA trong hộp đựng thực phẩm và đồ uống. Những bằng chứng thuyết phục để cha mẹ cân nhắc thực hiện giảm việc tiếp xúc với BPA của trẻ nếu có thể.
BPA có hại như thế nào?
Hệ thống nội tiết cơ thể người được tạo thành từ các tuyến giải phóng hormone để điều chỉnh sự tăng trưởng, trao đổi chất, phát triển và các chức năng giới tính Khi vào trong cơ thể, BPA bắt chước hormone estrogen (trở thành "estrogen") và phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của hệ thống nội tiết.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy mức BPA thấp ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát sự phát triển của não, hệ thống sinh sản và hệ thống miễn dịch.
Ở thí nghiệm với chuột, việc tiếp xúc với BPA có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, giảm số lượng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản và sự hiếu động. Việc tiếp xúc với BPA cũng liên quan đến nguy cơ bị béo phì, tiểu đường và bắt đầu dậy thì sớm.
Viện Y tế Quốc gia (NIH - National Institutes of Health) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường đã tập hợp các chuyên gia xem xét 700 nghiên cứu được công bố về BPA. Các chuyên gia phát hiện ra rằng mức BPA ở người cao hơn mức gây ra các tác động có hại trong các nghiên cứu trên động vật.
Nhựa không chứa BPA có an toàn không?
Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho biết cha mẹ có thể sử dụng bình sữa đã được xác định là "Không chứa BPA" một cách an toàn.
Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị cha mẹ nên sử dụng các vật liệu thay thế cho nhựa khi có thể, bởi vì một số nghiên cứu cho rằng các hóa chất độc hại vẫn có thể bị rỉ ra từ bất kỳ loại nhựa nào - ngay cả những loại không chứa BPA.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Viễn cảnh Sức khỏe Môi trường đã phân tích 500 sản phẩm nhựa được sử dụng để chứa thực phẩm, bao gồm cả bình sữa trẻ em.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hầu hết tất cả đều cho các hóa chất giống với estrogen đi qua làm gián đoạn hoạt động của hormone - trong một số trường hợp, các sản phẩm không chứa BPA dễ bị phân hủy hơn các sản phẩm có chứa BPA.
Các chuyên gia môi trường và sức khỏe đồng ý rằng BPA không phải là hóa chất duy nhất được quan tâm. Một miếng nhựa có thể chứa 5 đến 30 hóa chất và một sản phẩm từ nhựa có nhiều bộ phận (như bình sữa trẻ em) có thể chứa hơn 100 chất. Ngay cả một tấm bọc nhựa mỏng cũng có thể thấm hóa chất vào thức ăn khi được hâm nóng trong lò vi sóng.
Sonya Lunder, nhà phân tích nghiên cứu cao cấp của Nhóm công tác môi trường cho biết: "Hộp đựng và bao bì thực phẩm bằng nhựa chứa hàng tá thành phần trong đó nhiều loại có tác động như estrogen.
BPA là một trong những chất phụ gia mạnh nhất. Các bậc cha mẹ nên tránh sử dụng các sản phẩm từ nhựa polycarbonate, vì những sản phẩm này có chứa BPA và có biện pháp phòng ngừa với tất cả các hộp đựng thức ăn bằng nhựa."
Lunder nói rằng điều quan trọng là tránh đặt nhựa vào lò nướng hoặc lò vi sóng vì nhựa nóng có thể làm rò rỉ các hợp chất estrogen. Nếu mẹ chuẩn bị sữa bột cho trẻ bằng nước đun sôi, mẹ nên để nguội trước khi đổ vào bình bú hoặc bình tập uống nước của bé.
BPA có trong các sản phẩm khác không?
BPA xuất hiện trong nhiều mặt hàng nhựa khác, chẳng hạn như đồ chơi, chất trám răng, chai đựng nước và trong cả các hộp đựng đồ.
BPA cũng được tìm thấy trong một số mặt hàng khác như các thiết bị điện tử, kính mắt, thiết bị y tế và lớp phủ biên lai máy tính tiền, nhưng các nhà khoa học cho rằng các đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với miệng mới là mối quan tâm hàng đầu đối với trẻ sơ sinh hiện giờ.
Đảm bảo an toàn cho trẻ bú bình
Giáo sư khoa sản phụ khoa tại trường Icahn nói của Y học tại thành phố New York, Shanna Swan nói rằng ""Trong khi tất cả chúng ta và con cái chúng ta vẫn thường xuyên tiếp xúc với vô số các hóa chất, bao gồm cả BPA nhưng ở một mức độ rất thấp, thì hiện đã có một số biện pháp có thể thực hiện để tránh tiếp xúc với các chất này. Một nguyên tắc chung là tránh tiếp xúc không cần thiết với hóa chất trong thực phẩm và nước, hãy giảm thiểu khả năng tiếp xúc với các hóa chất này nhiều nhất có thể."
Mẹ phải xem xét bình sữa của bé thật kỹ nếu mẹ đang lo lắng về việc bé có thể sẽ tiếp xúc với BPA và các hóa chất khác. Mẹ có thể làm theo một số hướng dẫn cụ thể dưới đây:
- Cho con bú sữa mẹ nếu có thể. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được các hóa chất có trong chai đựng sữa. Nếu mẹ không thể cho con bú, hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây để chọn bình sữa.
- Nếu mẹ cho bé bú bình, hãy tránh những chai nhựa và chọn những chai làm bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ.
- Nếu mẹ chọn sử dụng chai nhựa, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị rằng mẹ nên tránh những loại nhựa có mã tái chế 3, 6 và 7. Để làm sạch an toàn, hãy sử dụng miếng bọt biển hoặc bàn chải không thấm nước dành cho chai, chà bằng nước ấm, nước xà phòng và rửa sạch.
- Để làm ấm một chai sữa công thức hoặc sữa mẹ bằng nhựa, hãy đặt vào một bát nước ấm.
- Loại bỏ các bình bú và bình tập uống nước bị vẩn đục, bị trầy xước hoặc bị nứt. Bình nhựa bị mòn có thể rò rỉ hóa chất dễ dàng hơn.
Đảm bảo an toàn cho gia đình khi sử dụng đồ nhựa
Dưới đây là một số cách mẹ có thể thực hiện để giảm việc tiếp xúc với với BPA và các hóa chất khác của gia đình:
- Tránh sử dụng hộp nhựa và bao bì thực phẩm.
- Không đặt bát đĩa bằng nhựa hoặc hộp đựng thực phẩm trong lò vi sóng hoặc máy rửa chén và không rửa bằng chất tẩy rửa mạnh. Chất tẩy rửa sẽ làm nóng và mài mòn các đồ dùng bằng nhựa khiến chúng bị hỏng, làm cho các hóa chất bị rò rỉ nhiều hơn. Sử dụng khăn giấy hoặc đĩa gốm thay vì màng bọc nhựa để bọc thực phẩm khi hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng.
- Khi mẹ mua hộp nhựa và bao bì đựng thực phẩm như màng bọc nhựa, hãy kiểm tra dưới đáy hộp và tránh các mặt hàng có mã tái chế sau: 3 (có thể chứa phthalates), 6 (có thể chứa chất độc thần kinh styrene) và 7 (có thể chứa BPA) trừ khi được dán nhãn là "biobase" hoặc "greenware."
- Ăn thực phẩm từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau để không bị phụ thuộc quá nhiều vào đồ hộp. Hầu hết các mặt hàng đóng hộp đều có lớp lót BPA. Tốt nhất nên nấu ăn tại nhà sẽ đảm bảo an toàn.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo