Căng thẳng – “thủ phạm” khiến mẹ mất sữa?

đăng bởi

Căng thẳng thực ra sẽ không khiến mẹ mất sữa. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi mẹ quá căng thẳng sữa mẹ sẽ về chậm, tương tự như khi mẹ phải sinh mổ khẩn cấp hoặc bé bị sinh non.

Mẹ vẫn có thể có lại sữa để cho con bú nhưng sẽ cần được hỗ trợ và đủ kiên nhẫn. Khi mẹ đã có nguồn sữa ổn định cho con bú, căng thẳng sẽ không làm giảm nguồn sữa của mẹ nữa.

 

 

Đôi khi vì những căng thẳng xung quanh, các mẹ bị mất tập trung khi con con ăn. Và thế là trẻ bú không nhiều, bú không đủ mẹ sẽ bị thiếu sữa hoặc mất sữa tạm thời.

Lúc này mẹ sẽ thấy sự động viên là vô cùng quan trọng. Nhờ có người chồng, người thân động viên và giúp đỡ trong các công việc hàng ngày mẹ sẽ có thời gian tập trung vào bản thân và em bé nhiều hơn.

mẹ bị stress mất sữa

Mẹ bị stress mất sữa chỉ là trường hợp tạm thời. Mẹ nên tiếp tục cho con bú để kích thích tiết sữa nhiều hơn

Nếu cảm thấy quá căng thẳng và mệt mỏi mẹ hãy nhờ gia đình và bạn bè giúp đỡ. Nếu mẹ có bất cứ băn khoăn nào về sức khỏe của hai mẹ con thì nên liên hệ ngay với bác sĩ và chuyên gia sức khỏe để được tư vấn và hỗ trợ.

Một khi các mẹ có thể dành thời gian cho trẻ bú liên tục, nguồn sữa của mẹ sẽ sớm tự phục hồi. Con càng bú nhiều, mẹ sẽ càng có nhiều sữa, vì vậy hãy luôn tập trung vào các dấu hiệu cho thấy bé đói nhé.

Ví dụ nếu con đói và muốn được cho ăn, bé sẽ quay đầu về phía mẹ và tạo ra những tiếng làu bàu nho nhỏ và trông có vẻ thiếu ổn định.

 

Nhiều bà mẹ trẻ gặp căng thẳng ngay từ lúc đầu cho con bú. Cả mẹ và bé đều đang phải học và làm quen với việc bú và cho bú. Mẹ có thể làm quen dần dần và đừng để bất cứ sự lo lắng nào khiến mẹ căng thẳng. Mẹ sẽ quen với việc cho bé bú nhanh thôi.

 

 

Khi cho bé ăn, mẹ hãy ngồi hoặc nằm ở nơi hoải mái. Nếu các mẹ đã học được các kỹ thuật thư giãn khi cho con bú trong các lớp học tiền sản hãy áp dụng ngay để việc cho con bú trở nên dễ dàng hơn.

Bất cứ khi nào có thể, hãy ở bên con để tiếp xúc với da kề da với bé. Điều này sẽ giải phóng hormone giúp mẹ quen với bé và kích thích ngực tạo ra sữa (Phương pháp da kề da).

Các mẹ cũng nên kiểm tra xem trẻ có bú đúng khớp ngậm hay không. Nếu trẻ ngâm ti mẹ không đúng, con sẽ gặp khó khăn và không bú được đủ sữa. Và điều này lại có thể khiến các mẹ nghĩ rằng mình làm chưa đủ tốt.

Nếu chồng có thể hỗ trợ, ba mẹ hãy cùng nhau chăm sóc con yêu. Trong những lần cho con ăn đêm, bố nên ở bên giúp đỡ hai mẹ con. Khi bố bế con giúp mẹ, vỗ về và tiếp xúc da kề da với con sự liên kết và tình yêu của cha và con sẽ ngày càng lớn lên.

Người mẹ bị stress khi cho con bú rất cần sự hỗ trợ từ người bạn đời

Nếu các mẹ vắt sữa ra bình thì thỉnh thoảng những ông bố có thể giúp cho con ăn. Nếu có thể mẹ hãy đợi cho đến lúc con được khoảng sáu tuần tuổi khi cả mẹ và bé đã quen với việc bú sữa mẹ thì mới cho bé bú bình nhé.

Ngoài ra còn có rất nhiều biện pháp hỗ trợ khi mẹ bỉm sữa gặp căng thẳng khi cho con bú:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe và nhờ giới thiệu tới một chuyên gia cho con bú.
  • Tìm các diễn đàn, hội nhóm mẹ và bé trên mạng, đó là những nơi tuyệt vời để mẹ kết bạn và nhận tư vấn  về việc cho con bú.
  • Chia sẻ cùng các bà mẹ đang cùng trong giai đoạn cho con bú ở khu vực gần nhà để hỏi kinh nghiệm.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo