Cơ chế tiết sữa - Sữa mẹ được tạo ra từ đâu? Mẹ ăn bao lâu thì tiết ra sữa?

đăng bởi Minh Tâm

Nuôi con bằng sữa mẹ có biết bao vấn đề mà mẹ cần học hỏi. Mẹ có thể nghe từ ai đó, hoặc đọc được đâu ở đâu đó về cách kích sữa thần thánh, hay phải ăn món này món kia để lợi sữa. Vậy nền tảng của những bài học hay kinh nghiệm này đến từ đâu?

Mẹ sáng suốt ơi, để kích sữa cũng như điều chỉnh nguồn sữa một cách hiệu quả, mẹ cần tìm hiểu sữa mẹ được tạo ra từ đâu, có những thành phần gì cũng như cách thức cơ thể mẹ tạo ra nguồn dinh dưỡng quý giá này. Mời mẹ tham khảo bài viết của POH để có những bí quyết mang đến nguồn sữa mát lành cho bé yêu nhé!

 

 

Cấu tạo ngực của mẹ

Bầu ngực của mẹ bao gồm mô nâng đỡ, tuyến sữa và chất béo liên kết bảo vệ ngực. Số lượng mô mỡ là một đặc điểm di truyền và khác nhau ở mỗi người, đó là lý do tại sao ngực có nhiều kích cỡ và hình dạng như vậy. Tuy vậy, tin mừng là kích thước của vú không quyết định khả năng sản xuất sữa hoặc cho con bú của mẹ. 

Tuyến sữa là một mạng lưới phức tạp các ống dẫn sữa. Trong đó, số lượng các ống dẫn chính là đặc trưng về cấu tạo của mỗi người. Các hormone thai kỳ làm cho các ống dẫn sữa tiếp tục phát triển về số lượng và kích thước. Hệ thống ống dẫn sữa phát triển đầy đủ vào một thời điểm nào đó trong tam cá nguyệt thứ hai, vì vậy mẹ có thể tạo sữa cho con ngay cả khi bé sinh non.

Mỗi người có bao nhiêu tia sữa? Các ống dẫn chính được phân nhánh thành các kênh nhỏ hơn gần thành ngực. Ở cuối mỗi ống dẫn là một cụm các túi nhỏ, giống nhau được gọi là nang sữa. Một cụm nang sữa được gọi là tiểu thùy, một cụm các tiểu thùy được gọi là một thùy. Mỗi vú chứa tối đa 20 thùy, mỗi thùy có một ống dẫn sữa. Một số ống dẫn này hợp nhất lại với nhau tại núm vú để tạo thành 5-10 tia sữa cho mỗi bên vú.

>> Hành trình biến đổi kì diệu của sữa mẹ theo thời gian

Cấu tạo ngực mẹ

Sữa mẹ được tạo ra từ đâu?

Sữa mẹ được tạo ra từ máu. Các nang sữa đóng vai trò là nơi sản xuất sữa mẹ. Nang sữa lấy protein, đường và chất béo từ nguồn máu và tạo ra sữa mẹ. Một mạng lưới các tế bào bao quanh nang sẽ co bóp các tuyến sữa và đẩy sữa vào các ống dẫn sữa. 

Cơ thể con người thật tuyệt vời. Một cách tự nhiên nhất, sữa mẹ được thiết kế hoàn hảo với đầy đủ nước, chất béo, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, và axit amin. Ngoài ra, sữa mẹ cũng chứa các tế bào bạch cầu, kháng thể, enzym và các chất khác giúp tăng cường khả năng bảo vệ miễn dịch của bé.

Có hơn 200 thành phần có lợi đã được biết đến trong sữa mẹ và nhiều thành phần khác vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục khám phá. Ví dụ, các nhà nghiên cứu hiện nay đã tìm ra rằng một axit béo trong sữa mẹ có khả năng thúc đẩy sự phát triển của não và võng mạc của trẻ, xa hơn nữa có thể tăng cường sự phát triển nhận thức và trí thông minh. 

Thức ăn chuyển hóa thành sữa mẹ như thế nào? Khi mẹ ăn uống, hệ tiêu hóa chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu. Sữa mẹ được tổng hợp từ nguồn máu nên dinh dưỡng từ thức ăn tham gia rất nhiều vào sữa mẹ. 

Vậy mẹ ăn bao lâu thì tiết ra sữa? Thông thường, khi mẹ ăn một loại thức ăn nào đó thì trong vòng 24h và mất trung bình khoảng 4-6h để dinh dưỡng từ thức ăn đó chuyển hóa vào sữa mẹ.

>> Kích sữa 1 bên và chuyện ngực nhỏ, ngực to

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá

Hiểu cơ chế tiết sữa giúp quyết định nguồn sữa như thế nào?

Quá trình tổng hợp sữa mẹ được chia làm 3 giai đoạn (L1 & L2 & L3). Trong đó có hai yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp sữa là nội tiết tố và sự rút sữa ra khỏi bầu ngực.

L1 & L2 nội tiết tố đóng vai trò kiểm soát toàn bộ quá trình

Trong thời kỳ mang thai và những ngày đầu sau sinh, nguồn cung cấp sữa được điều khiển bởi nội tiết tố. Và mẹ cần biết rõ về cơ chế tiết sữa khi cho con bú. Về cơ bản, mẹ sẽ bắt đầu tạo sữa non vào khoảng nửa sau của thai kỳ (L1) và sữa của mẹ sẽ tăng về lượng (L2) trong khoảng 30-40 giờ sau khi sinh.

Trong nửa sau của thai kỳ, vú đang tạo ra sữa non, nhưng lượng progesterone cao sẽ ức chế tiết sữa. 

Khi sinh, nhau thai được sinh ra khiến nồng độ progesterone / estrogen / HPL giảm đột ngột. Sự rút progesterone đột ngột này khi có nồng độ prolactin cao báo hiệu Lactogenesis II (sản xuất nhiều sữa). Mặc dù các dấu hiệu sinh hóa chỉ ra rằng L2 bắt đầu khoảng 30-40 giờ sau khi sinh nhưng phải đến 2-3 ngày sau khi sinh mẹ mới bắt đầu cảm thấy căng tức ngực (cảm giác sữa “về”).

Hai giai đoạn đầu của quá trình được điều khiển bởi nội tiết tố nên vẫn xảy ra cho dù mẹ có cho con bú hay không.

L3: Quá trình tổng hợp sữa được kiểm soát bằng cơ chế cung - cầu có sự tham gia của nội tiết tố 

  • Sữa có chứa một loại đạm whey nhỏ được gọi là Chất ức chế phản hồi của quá trình tiết sữa (FIL). Vai trò của FIL là làm chậm quá trình tổng hợp sữa khi bé đã bú no. Do đó, việc sản xuất sữa chậm lại khi sữa tích tụ trong vú (có nhiều FIL hơn), và tăng tốc độ khi vú rỗng (ít FIL hơn).
  • Hormone prolactin tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp sữa. Trên thành tế bào sản xuất sữa của phế nang là các vị trí tiếp nhận prolactin để kích thích sự tổng hợp các thành phần của sữa mẹ. Khi phế nang chứa đầy sữa, prolactin không thể xâm nhập qua các vị trí thụ thể đó nữa, tốc độ tổng hợp sữa giảm. Khi sữa chảy ra khỏi phế nang, số lượng thụ thể prolactin tăng trở lại, do đó tốc độ tổng hợp sữa tăng lên. 

Như vậy sang giai đoạn này, việc rút sữa ra khỏi bầu ngực đóng vai trò kiểm soát quá trình tạo sữa.

Việc rút sữa ra khỏi bầu ngực quyết định tốc độ tổng hợp và sản lượng sữa

Đến đây có một câu hỏi đặt ra là cấu tạo ngực của mẹ có ảnh hưởng đến nguồn sữa không?

Cấu tạo ngực của mẹ quyết định khả năng dự trữ sữa giữa các cữ bú. Ngay cả hai bên ngực của mẹ cũng có khả năng dự trữ sữa khác nhau. Kích cỡ vú có thể giới hạn lượng sữa có thể dự trữ. Mẹ có dung tích trữ sữa lớn hơn có thể kéo dài thời gian hơn giữa các cữ bú mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa và nhu cầu của em bé. Tuy nhiên, mẹ có dung tích trữ sữa nhỏ hơn sẽ cần cho bé bú hoặc hút sữa thường xuyên hơn.

Mẹ hãy hình dung khả năng dự trữ này giống như một chiếc cốc. Mẹ vẫn có thể uống cùng một lượng nước bằng một cốc to hoặc bằng nhiều cốc nhỏ.

Ứng dụng để điều chỉnh nguồn sữa phù hợp

Kích sữa phù hợp với đặc điểm tự nhiên của cơ thể

Như vậy, mẹ đã biết sữa mẹ tiết theo nhu cầu và luôn được sản xuất với tốc độ phụ thuộc vào mức độ trống rỗng của bầu ngực mà không phụ thuộc vào kích thước hay chế độ ăn của mẹ. Để tăng tốc độ tổng hợp sữa và tăng sản lượng sữa hàng ngày, điều quan trọng là mẹ phải rút sữa ra khỏi bầu ngực một cách thường xuyên.

Để bảo đảm bầu ngực cạn sữa sau mỗi lần hút sữa hoặc cho bé bú, mẹ cần chú ý:

  • Đảm bảo rằng em bé đang bú đúng khớp ngậm.
  • Thường xuyên massage bầu ngực và đầu ti trước khi cho bé bú hoặc hút sữa.
  • Hút sữa ngay sau khi bé bú nếu mẹ thấy ngực không đủ mềm mà vẫn cảm giác còn sữa. Trường hợp bé đã bú cạn sữa, việc hút sữa sau khi bé bú có tác dụng kích thích tuyến sữa, gửi tín hiệu để cơ thể mẹ hiểu rằng bé vẫn có nhu cầu nên cần sản xuất thêm.

Giảm nguồn sữa khi cung vượt cầu

Đối với những trường hợp sữa quá dư thừa so với nhu cầu của em bé khiến mẹ luôn trong trạng thái căng tức khó chịu, hoặc khi mẹ chuẩn bị có kế hoạch cai sữa cho bé, mẹ có thể chỉ cho bé bú một bên, hoặc đổi bên ngay khi ngực vẫn còn sữa. Bằng cách này, sữa sẽ tích tụ nhiều hơn trong vú trước khi mẹ đổi bên, do đó làm chậm quá trình sản xuất sữa.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo