Chọn núm vú và bình sữa cho trẻ sơ sinh không hề khó. Mẹ cần chọn dựa trên các yếu tố: chất liệu an toàn không độc hại, hình dạng phù hợp với con, size núm ty vừa miệng bé...Và khi nào trẻ cần thay núm vú? Để hiểu rõ hơn, các mẹ hãy tham khảo ngay những tuyệt chiêu chọn núm vú và bình sữa sau đây nhé!
Quyết định sử dụng bình sữa nào chủ yếu dựa vào trẻ. Đầu tiên là xem núm vú nào giúp bé bú dễ dàng nhất. Sau khi đã chọn được núm vú, mẹ sẽ chọn bình và các đồ dùng khác cho bé
Khi mua sắm, mẹ không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để chọn chiếc bình bú đắt đỏ. Chi phí của các đồ dùng này tăng lên nhanh chóng, vì vậy đầu tiên hãy mua những thứ cơ bản.
Mẹ nên làm sạch cẩn thận bình sữa, núm vú và sử dụng sữa công thức một cách an toàn để đảm bảo cho bé ăn sữa công thức một cách hợp vệ sinh.
Lựa chọn núm vú phù hợp
Chất liệu: Mẹ có thể chọn núm vú silicon hoặc cao su. Núm vú silicon chắc chắn hơn và giữ hình dạng lâu hơn. Núm vú cao su mềm dẻo hơn nhưng không được bền. Trong một vài trường hợp rất hiếm, trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với cao su.
Hình dạng: Mẹ có thể chọn hình dạng núm vú - kiểu truyền thống, chỉnh nha, đầu phẳng hoặc những cái có rãnh và hình dạng giống với một núm vú tự nhiên. Núm vú chỉnh nha được thiết kế để phù hợp với vòm miệng và nướu của bé, loại này thường có đầu ti dẹt một bên. Núm vú phẳng thì có hình dạng giống thật hơn.
Độ tuổi của bé, kích thước của núm vú và lượng sữa chảy ra: Núm vú có rất nhiều các kích cỡ và tốc độ dòng chảy phù hợp với trẻ ở tất cả các giai đoạn sơ sinh
Nếu mẹ đang cho trẻ sơ sinh bú bình, hãy mua núm vú kích cỡ nhỏ nhất, và để bé tự xác định xem bé thích núm vú nào.
Lựa chọn núm vú phù hợp rất quan trọng nếu trẻ bú bình
Núm vú loại đặc biệt dành cho trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề về miệng hoặc mặt ảnh hưởng đến khả năng bú. Những núm vú đặc biệt này có thể giúp kiểm soát hoặc đo tốc độ dòng chảy của sữa.
Mẹ hãy theo dõi để biết chắc rằng con không gặp khó khăn trong việc uống sữa hoặc không uống được nhiều. Bé có thể bị nghẹn hoặc trớ ra. Đừng thay đổi núm vú nhỏ hơn để tăng lượng sữa chảy ra. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc ăn của trẻ
Nếu mẹ đã cai sữa và bé chuyển sang bú bình, hãy mua núm vú phù hợp với lứa tuổi của con.
Nhắc mẹ: Mẹ có thể tiết kiệm hơn khi mua núm vú cùng một bộ với bình sữa, nhưng ban đầu mẹ hãy mua nhiều loại núm vú vì mẹ không thể biết trước loại nào và kích cỡ phù hợp với con.
Khi mẹ đã biết loại núm vú mà bé yêu thích, mẹ có thể mua thêm để thay khi cần thiết. Núm vú có giá khoảng 50 đến 100 nghìn mỗi cái, núm vú đặc biệt có giá khoảng 500 nghìn.
Chọn đúng bình bú
Hai mươi năm trước chỉ có một loại bình bú duy nhất. Hiện nay có những bình sữa nghiêng một góc 90 độ để ít không khí lọt được vào núm vú, những bình sữa được thiết kế thuận tiện cho bé có thể dễ dàng cầm và nhiều loại bình dùng một lần.
Chất liệu: Mẹ có thể chọn giữa bình nhựa, bình thủy tinh, thép không gỉ hoặc kiểu bình thủy tinh bên trong ống nhựa hoặc silicon.
Bình nhựa không dễ vỡ nhưng chất lượng nhanh kém đi, vì vậy mẹ cần phải thay thường xuyên. Bình thủy tinh thì không cần phải thay nếu không bị vỡ, sứt mẻ hoặc nứt. Nhưng bình thủy tinh nặng hơn và có thể khiến bé khó cầm hơn (khi bé đã có thể tự cầm bình sữa). Ngoài ra, chai thủy tinh có thể nguy hiểm nếu bị rơi hoặc vỡ.
Loại bình thủy tinh có lớp nhựa hoặc silicon bên ngoài có thể bảo vệ tránh để bình rơi vỡ, nhưng chúng thường có giá cao hơn. Mẹ cũng có thể chọn bình thép không gỉ, không chứa nhựa và nhẹ hơn bình thủy tinh.
Mời ba mẹ tham khảo thêm về bình sữa tại: Cách chọn bình sữa an toàn cho trẻ sơ sinh
Theo độ tuổi của bé và kích thước bình sữa: Đối với trẻ sơ sinh, mẹ hãy mua năm hoặc sáu bình loại 120ml khi mới bé mới bắt đầu ăn sữa ngoài. Mẹ có thể chuyển sang bình loại 250ml sau khoảng 4 tháng (nhưng vẫn giữ lại những bình nhỏ hơn để dự phòng).
Chọn đúng bình bú giúp bé ăn hiệu quả, giảm nôn trớ vì nuốt phải hơi
Những vấn đề về bình sữa trẻ em
Trong nhiều thập kỷ, bình sữa trẻ em được làm từ nhựa polycarbonate và các xét nghiệm chỉ ra rằng một loại hóa chất có hại có tên gọi là bisphenol A (BPA) đã rò rỉ từ loại nhựa này lẫn vào sữa bột trẻ em.
Các bằng chứng về việc có thể gây hại nếu tiêu thụ khiến nhóm người tiêu dùng và nhóm người về môi trường gây áp lực cho các nhà sản xuất và chính phủ Hoa Kỳ nhằm thực hiện các bước để bảo vệ người tiêu dùng.
Ngày nay, các nhà sản xuất bình sữa của Mỹ không còn sử dụng BPA trong các sản phẩm của họ.
Các tiểu bang đã thông qua luật chống lại việc sử dụng BPA trong chai nhựa và cốc tập uống. Vào năm 2012, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm hóa chất này trong việc sản xuất bình sữa và cốc tập uống.
Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường cảnh báo rằng chai nhựa được sản xuất với hàng chục hợp chất hóa học có khả năng gây hại khác và khuyến nghị cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định để bảo vệ em bé.
Dưới đây là một vài biện pháp phòng ngừa:
- Sử dụng bình thủy tinh, thủy tinh hỗn hợp hoặc bình bằng thép không gỉ.
- Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tránh sử dụng chất dẻo có mã tái chế 3 (phthalates), 6 (styrene) và 7 (bisphenol) trừ khi chúng được dán nhãn là các sản phẩm xanh lá cây thể hiện rằng được sản xuất theo phương pháp sinh học.
- Không đặt bình nhựa nào trong nước sôi, máy rửa chén, lò vi sóng hoặc bất kỳ thiết bị nào sử dụng nhiệt vì nhiệt độ cao có thể giải phóng hóa chất từ nhựa. Để làm sạch an toàn, mẹ hãy sử dụng bàn chải dành riêng cho bình hoặc miếng bọt biển không ăn mòn, chà bằng nước ấm, xà phòng và rửa sạch. Hoặc mẹ hãy sử dụng bình làm bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ, chúng an toàn hơn khi rửa bằng máy rửa chén.
- Không lưu trữ sữa công thức trong chai nhựa. Chỉ đổ sữa công thức vào bình ngay trước khi con uống và bỏ đi ngay nếu còn thừa thừa.
- Đừng hâm bình sữa công thức quá nóng. Để làm ấm sữa công thức, hãy đặt bình vào một bát nước ấm, hoặc ngâm trong nước ấm.
- Vứt bỏ bình nhựa đã bị trầy xước hoặc bị mòn, bởi những bình này có thể giải phóng một lượng nhỏ hóa chất.
Lưu ý: Bình sữa có giá dao động từ khoảng 20 đến 500 nghìn mỗi chiếc, bình thép không gỉ và bình hỗn hợp có giá cao hơn. Những bình đắt tiền hơn có thể nghiêng về một bên hoặc có các van chân không đặc biệt để em bé nuốt ít không khí hơn. Loại bình sử dụng các lớp lót dùng một lần thường có giá từ 250 đến 500 nghìn, với các lớp lót thay được có giá từ 200 đến 250 nghìn cho mỗi 100 chiếc.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo