An toàn ngủ cho trẻ sơ sinh - Phòng tránh tối đa hội chứng đột tử SIDS

đăng bởi Nguyễn Khải

Đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh không chỉ là ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) mà còn giúp con ngủ ngon vào ban đêm. Mời ba mẹ tham khảo tư thế ngủ an toàn cho trẻ nhỏ, cách đảm bảo trẻ sơ sinh ngủ an toàn và cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh với bài viết sau!

Khi nói về giấc ngủ của trẻ sơ sinh, chúng ta thường chỉ quan tâm đến mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm, trẻ sơ sinh ngủ bao lâu hay phải làm sao nếu bé tỉnh giấc thường xuyên, dạy thói quen ngủ ngoan cho bé như thế nào? 

Tuy nhiên, một chủ đề quan trọng khác liên quan đến giấc ngủ là an toàn khi ngủ ở trẻ. Tỷ lệ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) giảm đáng kể từ sau chiến dịch “Back to sleep” (tạm dịch là “Ngủ trở lại”) nhưng trẻ vẫn có thể có nguy cơ bị ngạt thở trong khi ngủ. 

Mẹ có thể thực hiện một số bước đơn giản để giảm nguy cơ mắc SIDS ở trẻ hoặc những chấn thương liên quan đến giấc ngủ. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia, bao gồm viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, về giấc ngủ vào ban đêm và buổi trưa:

  • Cho bé ngủ riêng – Bé cần giường riêng của mình. Có rất nhiều người ủng hộ việc bé ngủ chung giường với bố mẹ nhưng AAP đã khuyến nghị rằng việc trẻ ngủ chung với bố mẹ sẽ mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn. 

Nếu mẹ đã cho bé bú trước khi ngủ thì hãy đặt bé trở lại nôi sau khi bé ăn xong. Nếu mẹ lo lắng mình sẽ ngủ quên khi bé đang bú, hãy đảm bảo không có bất cứ vật gì có thể đè lên mặt, đầu, cổ hoặc khiến bé bị nóng (như gối, ga trải giường hoặc chăn).

Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn tại: Thế nào là môi trường ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh?

An toàn ngủ cho trẻ sơ sinh

Để bé ngủ cũi để đảm bảo an toàn

  • Để bé nằm ngửa – Mẹ nên để bé nằm ngửa trong nôi. Năm 1994, chiến dịch “Ngủ trở lại” đã làm giảm đáng kể số ca tử vong do SIDS. Việc để bé nằm ngửa có thể ngăn chặn tình trạng “hít lại” – khi ngủ mặt bé áp vào bề mặt gối và bé sẽ hít vào khí cacbonic chứ không phải không khí trong lành. Vì vậy, mẹ đặt bé ở vị trí nằm ngửa khi ngủ, nhưng nếu bé nằm sấp, mẹ không cần đặt bé lại, miễn là bé biết cách lật theo cả hai cách (lật từ lưng sang bụng hoặc ngược lại).
  • Cho bé ngủ nôi – Giường của bé nên là nôi, cũi hoặc nôi di động có đệm cứng và giường phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của Uỷ ban An toàn Sản Phẩm Tiêu Dùng. Nếu bé ngủ gật trên ghế ô tô, xe đẩy hoặc bất cứ nơi nào khác không phải cũi thì mẹ nên chuyển bé ngay vào cũi càng sớm càng tốt.

Ngủ cùng phòng với con 

Mặc dù bé nên ngủ một mình trong nôi nhưng bố mẹ nên để nôi của bé gần giường của mình ít nhất trong sáu tháng đầu vì điều này có thể giảm đến 50% nguy cơ bé bị SIDS.  

Những thứ duy nhất được để trong nôi là chăn trải giường, em bé và quần áo đang mặc của bé.

Mẹ nên lựa chọn chăn trải nôi ôm khít và được thiết kế riêng cho nệm. Nếu mẹ muốn giữ ấm cho trẻ thì AAP khuyên mẹ nên chọn chăn quấn hoặc loại chăn quấn có thể mặc được (ngừng quấn cho trẻ khi trẻ cố gắng lật người). Việc mẹ để một số vật khác như chăn, gối, đệm và thú nhồi bông trong nôi có thể che mặt bé hoặc khiến bé bị nghẹt cổ.

Mời mẹ tham khảo thêm: An toàn ngủ - Ngủ chung giường thế nào cho đúng?

Tránh để bé quá nóng khi ngủ

Quá nóng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên SIDS. Trẻ sơ sinh toả nhiệt thông qua đầu, vì vậy mẹ không nên đội mũ cho bé khi ngủ (mũ cũng có thể rơi ra và che mặt của bé). Nhiệt độ trong phòng phải thoải mái cho người lớn đang mặc quần áo mỏng và bé chỉ nên mặc nhiều hơn mẹ một lớp. Mẹ không cần phải lo lắng khi thấy tay của bé khá lạnh, điều này không có nghĩa là bé bị lạnh. Nếu mẹ muốn kiểm tra nhiệt độ của con, mẹ hãy chạm vào lưng hoặc bụng của bé.

Hãy để các loại dây tránh xa nôi của bé

Để dây điện, dây cửa sổ hoặc các loại dây khác rơi vào nôi có thể dẫn tới việc làm bé nghẹt thở. Mẹ nên ghi nhớ điều này nếu mẹ đang sử dụng các thiết bị điện như máy tạo tiếng ồn, quạt, máy tạo độ ẩm hoặc các loại máy khác.

Tránh để bé tiếp xúc với các loại dây khi ngủ

Tránh để bé tiếp xúc với các loại dây khi ngủ

Cho bé sử dụng núm vú giả

Mẹ cho bé sử dụng núm vú giả khi ngủ có thể làm giảm nguy cơ mắc SIDS. Nếu núm vú giả rơi ra khỏi miệng bé, mẹ không cần phải đặt lại.

Cho bé bú nếu có thể

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ mắc SIDS. AAP khuyên mẹ nên cho bé bú sữa mẹ (bao gồm cả sữa mẹ được vắt ra bình) trong ít nhất 12 tháng hay ngay cả sau khi bé bắt đầu ăn dặm.

Một số lưu ý về tập nằm sấp

Một trong những lý do khiến thời gian nằm sấp quan trọng là bé không còn nằm sấp nhiều trong nôi nữa. Trước chiến dịch “Ngủ trở lại”, bé sẽ thức dậy trong tư thế nằm sấp và có nhiều cơ hội thực hành tư thế ngẩng đầu, nhìn xung quanh, vươn tay hoặc học cách lăn. Nhưng bây giờ, với tư thế nằm ngửa, bé có nhiều thời gian vận động bụng và điều này cần thiết cho nhiều lĩnh vực phát triển của bé. Vì vậy, bé có thể phát triển toàn diện hơn ở nhiều khía cạnh.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Một số lưu ý về sản phẩm “ngăn ngừa SIDS”

Một số sản phẩm giảm nguy cơ mắc SIDS được bán trên thị trường. Tuy nhiên, AAP khuyến cáo rằng chưa có nghiên cứu nào chứng minh công dụng của những sản phẩm trong danh sách dưới đây: 

  • Cái nêm, bộ định vị, hoặc nệm đặc biệt.
  • Nôi để bên cạnh hoặc trên giường.
  • Máy theo dõi nhịp thở và nhịp tim, đồng thời phát tín hiệu nếu nhịp thở của bé tạm dừng hoặc chậm lại. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tạm thời ngừng thở không liên quan gì đến chứng SIDS. Hơn thế nữa, việc trẻ sơ sinh ngừng thở trong thời gian ngắn là hiện tượng bình thường. Vì vậy, những thiết bị này sẽ khiến mẹ căng thẳng hơn là yên tâm do những báo động giả (Trong những trường hiếm hoi như bé mắc một số bệnh lý nhất định, bác sĩ sẽ khuyên bố mẹ sử dụng máy theo dõi ngừng thở.)

Ở Việt Nam không có thống kê về số trẻ mất hàng năm do hội chứng đột tử. Nhưng chắc chắn con số này không ít. Vì rất nhiều bé ngủ trong môi trường không đảm bảo an toàn ngủ, ngủ chung giường với bố mẹ...

Vụ việc về mẹ do mệt quá đè tay lên mũi con trong lúc ngủ khiến con tử vong là một hồi chuông cảnh bảo cho các ba mẹ.

Nên dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.

Trong khóa học POH EASY, đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh là yếu tố bắt buộc ba mẹ phải tuân theo trước khi hướng dẫn bé tự ngủ.

Các kiến thức về an toàn ngủ được chúng tôi trình bày rất chi tiết và luôn nằm ở đầu tiên trong phần “GIẤC NGỦ CỦA CON” của khóa học. Trong tất cả các phương pháp tự ngủ mà khóa học POH EASY giới thiệu, POH liên tục nhắc lại ba mẹ cần đảm bảo an toàn ngủ cho con.

Trong quá trình tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ giảng viên, các giảng viên luôn yêu cầu chụp môi trường ngủ của con. Đội ngũ tư vấn sẽ tư vấn môi trường ngủ đã đảm bảo an toàn hay chưa. Và đưa ra các hướng dẫn phù hợp với điều kiện gia đình bạn.

ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT: Dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.

Đảm bảo an toàn ngủ cao nhất và giúp con ăn no & ngủ đủ cùng POH Easy One

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo