Giấc ngủ ngắn ban ngày với trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

đăng bởi Nguyễn Khải

Nếu trẻ khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc vào ban ngày, con sẽ quá mệt (overtired) không thể ngủ ngon vào ban đêm. Ngoài ra những giấc ngủ ngày chất lượng còn giúp con phát triển thể chất và trí não. Vậy giấc ngủ ngắn ban ngày kéo dài bao lâu mới đảm bảo chất lượng? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tầm quan trọng của những giấc ngủ ngắn (nap), số giờ ngủ và số giấc ngủ trẻ cần có vào ban ngày theo tháng tuổi, mời ba mẹ theo dõi 

Những giấc ngủ ngắn rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Để tìm hiểu về giấc ngủ, bố mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết về làm sao để tập thói quen ngủ tốt cho bé từ khi sinh ra,  hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” và sợ bóng tối của POH!

Tại sao trẻ cần những giấc ngủ ngắn (nap)?

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần ngủ nhiều trong khoảng thời gian 24 giờ, đặc biệt là những giấc ngủ ngắn giữa ngày. Chúng ta sẽ tìm hiểu về việc những giấc ngủ ngắn phát triển như thế nào trong giai đoạn 0-24 tháng tuổi. Nhưng trước tiên bố mẹ phải hiểu lý do tại sao những giấc ngủ ngắn lại là một điều bắt buộc đối với bé.

Tại sao những giấc ngủ ngắn lại quan trọng đối với trẻ?

Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ, việc bỏ qua giấc ngủ ngắn chất lượng ban ngày (1,5 - 2 tiếng), trẻ ngủ không sâu giấc ban ngày hoặc ngủ không đúng giờ giấc sẽ khiến bé trở nên cáu kỉnh, gặp khó khăn khi ăn uống, căng thẳng và thậm chí khiến chất lượng ngủ vào ban đêm kém đi. Đặc biệt trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc thường ảnh hưởng tới sự phát triển của con.

Các chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của trẻ cũng chỉ ra tầm quan trọng của giấc ngủ ngắn chất lượng vào ban ngày đối với bé trong những năm đầu đời. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính:

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết không chịu đựng được nếu phải thức lâu:

Có hai quá trình sinh học điều hòa giấc ngủ: Quá trình sinh học dựa trên ánh sáng và bóng tối; quá trình cân bằng nội sinh dựa xây dựng trên thời gian chúng ta tỉnh táo. Hiểu được điều này sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ nhỏ, quá trình cân bằng nội sinh không thể kéo dài hay đơn giản là bé không thể thức quá lâu. Một số chuyên gia tin rằng việc bộ não phát triển quá nhanh ở những năm đầu đời khiến trẻ mệt mỏi.

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Chăm sóc giấc ngủ ngắn (nap) của trẻ

 

Giấc ngủ ngắn ban ngày với trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Thời gian tỉnh táo của trẻ sơ sinh là rất ngắn

Trẻ sơ sinh thường dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ và bé chỉ thức trong một khoảng thời gian ngắn tại một thời điểm nhất định. Thời gian thức của trẻ sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo. Đến khi bé 5 tuổi, hầu hết trẻ em không cần ngủ trưa.

Tăng cường khả năng học tập.

Một số nghiên cứu liên quan đến trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi đã chứng minh rằng những bé có giấc ngủ ban ngày đầy đủ thường có khả năng vượt trội về việc học ngôn ngữ, trí nhớ và nhận thức hơn so với những bé không ngủ trưa.

Điều tiết cảm xúc tốt hơn.

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ và các chuyên gia về phát triển trẻ em đều đồng ý rằng những giấc ngủ ngon sẽ khiến trẻ hạnh phúc hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi bỏ lỡ giấc ngủ trưa sẽ trở nên lo lắng và thu mình hơn, cáu kỉnh hơn bởi những căng thẳng nhỏ và không cảm thấy vui vẻ đối với những điều thú vị. Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc cũng không đảm bảo được nhu cầu cho sự phát triển nhanh chóng trong năm đầu đời.

Hỗ trợ giấc ngủ vào ban đêm.

Một số chuyên gia về giấc ngủ của trẻ đã chỉ ra rằng những giấc ngủ ngắn sẽ giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm. Khi trẻ cảm thấy quá mệt mỏi, cơ thể của bé sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol. Hormone này cung cấp năng lượng cho cơ thể và cản trở việc ngủ của bé. Do đó thời gian ngủ trưa rất quan trọng, đặc biệt khi trẻ lớn hơn.  Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bé ngủ trưa quá muộn sẽ đẩy giấc ngủ tối muộn hơn. Vì vậy đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, giấc ngủ trưa nhiều hơn bình thường sẽ khiến bé ngủ ít hơn vào ban đêm.

Trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi cần các giấc ngủ ngắn trong bao lâu?

Dưới đây là những quy tắc chung về thời gian các ngủ ngắn của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý, giấc ngủ ở tuần trăng mật đầu đời (0-3 tuần đầu) không theo quy tắc nào. Trong thời điểm này, trẻ có xu hướng ngủ cả ngày và khoảng thời gian thức trong ngày rất ngắn ngủi.

Giấc ngủ ngắn ban ngày với trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Đó là lý do tại sao bé cần đến giấc ngủ ngắn chất lượng ban ngày. Nhưng việc này không hề đơn giản vì trẻ sơ sinh thường xuyên ngủ rất ngắn, chỉ khoảng 30-45 phút mỗi giấc. Việc này dễ dẫn đến con không được nghỉ ngơi đầy đủ, mệt mỏi và cáu gắt.

Tuy nhiên điều này không hề khó với những bé đã theo nếp sinh hoạt EASY khoa học, con ngủ đủ mỗi giấc 1,5-2 tiếng mỗi ngày và 11-12 tiếng mỗi đêm. Con hứng trọn hooc-môn tăng trưởng HGH chỉ tiết ra khi con ngủ sâu lúc 9-11h đêm. Con tươi tỉnh và sẵn sàng đón nhận cái mới khi thức dậy. 

Để giúp con có giấc ngủ chất lượng ban ngày và trọn vẹn 11-12 tiếng mỗi đêm, ba mẹ đăng ký ngay POH Easy One nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo