Ngủ gì lắm thế? - Đừng hỏi tại sao vì đây là lý do trẻ cần ngủ nhiều!

đăng bởi Nguyễn Khải

Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ. Nói đến vai trò của giấc ngủ đối với trẻ em chúng ta sẽ nghĩ ngay đến thói quen đi ngủ, khung giờ ngủ của trẻ sơ sinh và thời gian ngủ của trẻ theo tháng tuổi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ bằng thời gian thức ngủ chi tiết của trẻ theo tháng tuổi. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu!

Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ: Tình yêu thương của bố mẹ, người chăm sóc trẻ (thông qua những tương tác); chế độ dinh dưỡng; và giấc ngủ của trẻ.

Giấc ngủ rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Những năm đầu đời là giai đoạn trẻ cần được ngủ đủ để não bộ được phát triển một cách tốt nhất. 

Giấc ngủ quan trọng như thế nào với bé?

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ em được nhắc đến rất nhiều trong các chủ đề chăm con. Ngoài việc hạn chế những căng thẳng và khiến bé không quấy khóc, giấc ngủ còn tốt cho sự phát triển của trẻ về nhiều mặt. Dưới đây là 4 điểm chính 

  • Giải phóng hormone tăng trưởng: Điều này xảy ra trong giấc ngủ sâu. Các nhà khoa học đã phát hiện rằng trẻ em sẽ có lượng hormone tăng trưởng thấp hơn so với bình thường nếu bé không được ngủ đủ giấc

Ngủ gì lắm thế? - Đừng hỏi tại sao vì đây là lý do trẻ cần ngủ nhiều!

Phần lớn sự phát triển của trẻ diễn ra trong lúc con ngủ

  • Giảm nguy cơ béo phì: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể cản trở khả năng sản xuất hormone báo hiệu cho chúng ta ngừng ăn khi no. Hơn thế nữa, khi bé mệt mỏi, bé có xu hướng ít hoạt động hơn, do đó đốt cháy ít calo hơn.
  • Tăng khả năng chú ý khi học tập: Nghiên cứu cho thấy nếu bé không ngủ đủ giấc trong 3 năm đầu đời, con có thể xuất hiện các vấn đề như sự tập trung và nhận thức sẽ giảm khi bé lên 6 tuổi.
  • Giảm các vấn đề liên quan tới hành vi: Nghiên cứu tương tự trên những trẻ 6 tuổi cho thấy việc ngủ không đủ giấc trong những năm đầu đời sẽ dẫn đến sự hiếu động và bốc đồng. Những ảnh hưởng vẫn tồn tại ngay cả khi trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn sau này.

Mời mẹ tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu? Lý giải theo khoa học giấc ngủ

Xây dựng thói quen giờ ngủ của trẻ

Những ngày đầu tiên chào đời, giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể sẽ không theo bất kỳ quy tắc nào. Đó là lý do để giúp bé có những giấc ngủ trọn vẹn, bố mẹ cần giúp con phân biệt ngày đêm càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, nửa thời gian ngủ của bé là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (hay còn gọi là giấc ngủ REM của trẻ sơ sinh). Trong khi giấc ngủ này diễn ra, bé có thể di chuyển, giật mình, khóc hoặc tỉnh giấc dễ dàng. Nếu tham gia chương trình POH EASY, ba mẹ sẽ rất quen với khái niệm REM sáng ở trẻ sơ sinh, “REM sáng” và cách chữa giấc ngủ ngắn, không sâu giấc ở trẻ.

Khi bé lớn hơn, giấc ngủ REM sẽ ít xuất hiện hơn và thay vào đó là giấc ngủ sâu (giấc ngủ mắt không chuyển động hay NREM).

Khoảng từ 2 - 4 tháng tuổi, thời gian ngủ vào ban đêm bắt đầu kéo dài hơn và những giấc ngủ ngắn vào ban ngày theo quy luật. Giờ ngủ của trẻ được điều chỉnh khi chuyển lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi.

Trẻ sơ sinh tiếp tục ngủ nhiều hơn vào ban đêm và ít hơn vào ban ngày nhưng bé vẫn cần một giấc ngủ trưa khi đi mẫu giáo.

Việc hình thành các thói quen ngủ không phải là một quá trình dễ dàng. Khi bé nhu cầu ngủ của bé giảm, bé thường thức dậy nhiều hơn vào ban đêm và có nhiều giấc ngủ ngắn. Mẹ có thể tham khảo về giai đoạn này, nguyên nhân và phương pháp khắc phục ở đây.

Bảng thời gian ngủ cho bé trong từng giai đoạn

Bé sẽ ngủ trong những khoảng thời gian khác nhau trong từng giai đoạn. Dưới đây khung giờ ngủ của trẻ sơ sinh, thời gian ăn ngủ cơ bản được gợi ý cho trẻ (bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi)

Ngủ gì lắm thế? - Đừng hỏi tại sao vì đây là lý do trẻ cần ngủ nhiều!

Dấu hiệu khi bé không ngủ đủ giấc:

Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều hơn nếu bé có các biểu hiện:

  • Không phản ứng lại với những kích thích.
  • Không quan tâm đến môi trường xung quanh.
  • Thường xuyên dụi mắt và lấy tay véo tai.
  • Ngáp thường xuyên.
  • Có vấn đề về ăn uống.
  • Đặc biệt khó tính.

Trẻ chập chững biết đi có thể cần ngủ nhiều hơn nếu con có các dấu hiệu:

  • Đặc biệt ủ rũ, bám bố mẹ hoặc năng động quá mức (mệt mỏi có thể khiến một loại hormone căng thẳng có tên là cortisol hoạt động, dẫn đến sự bùng nổ năng lượng).
  • Dễ bị thương.
  • Khó đánh thức bé.

Quan trọng hơn, những dấu hiệu này không chỉ là hậu quả của việc thiếu ngủ mà còn dẫn đến những vấn đề khác, chẳng hạn như trào ngược thực quản. 

Nếu con đang ngủ không ngon giấc, khó ngủ hay ngủ ngày cày đêm mẹ nên tham khảo các hướng dẫn về giấc ngủ của em bé trong chương trình POH EASY ONE. Qua việc xây dựng lịch sinh hoạt lành mạnh cho bé, mẹ sẽ đảm bảo em bé luôn ngủ đủ giấc và phát triển tốt nhất.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo