Chuyển từ ngủ cũi sang ngủ giường

đăng bởi

Việc chuyển từ cũi sang giường là một bước phát triển thú vị cho cả con và cả cha mẹ, một cột mốc đánh dấu: CON ĐÃ LỚN.

Việc chuyển giao này không có mốc thời gian cụ thể, nhưng thường được thực hiện trong khoảng 18 tháng đến 30 tháng. Hãy tìm hiểu các tín hiệu sẵn sàng của con, khả năng điều chỉnh kỹ năng đi lại, cử động tinh tay chân để đảm bảo khi chuyển sang giường, tức là khi con có tự do, con vẫn được an toàn.

trẻ em nằm cũi đến mấy tuổi

Trẻ em nằm cũi đến mấy tuổi?

Khi bé có khả năng trèo ra khỏi cũi, có nghĩa lúc này là lúc cha mẹ cần cho bé thêm chút tự do: chuyển cũi thành giường.

Tuy nhiên cũng không nên chờ đợi quá lâu, để bé trong giường của EM BÉ trong khi bé đang ở độ chín cần học được những qui tắc về giới hạn và ứng xử. Lúc này hướng dẫn con về tự do trong khuôn khổ là dễ dàng và hiệu quả nhất.

Để con quá lâu trong cũi em bé, để con không thoát được ra ngoài, lảng tránh việc dạy bé tự giác nằm trên giường khi ngủ cũng không khác gì thả tù giam lỏng bé để tiện cho người lớn.

Những em bé chuyển cũi sang giường quá muộn thường gặp nhiều vấn đề về kỉ luật, và cha mẹ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc lí giải các nguyên tắc trong gia đình.

Ngược lại, nếu chuyển giao quá sớm, khi bé chưa sẵn sàng: bé có thể bị choáng ngợp với không gian không được quây chắn như ở cũi do đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ (bé dậy đêm và đi lung tung), và nguy hiểm nếu bé chưa đi lại vững và điều chỉnh đầu/cổ khi đi, dẫn đến các nguy cơ tai nạn thương tích. Vì thế, hãy quan sát và chọn tín hiệu và thời điểm phù hợp để làm việc chuyển giao này.   

 

 

Việc đầu tiên cần làm khi chuyển giao là hãy kiểm tra độ an toàn môi trường xung quanh giường bé. Ở tuổi này bé năng động, nhanh nhẹn và rất tò mò nên tự do cũng đồng nghĩa với tiềm tàng những rủi ro tai nạn thương tích.  

Việc chuyển giao có thể được thực hiện thành từng bước nhỏ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cũi có thể tháo thanh chắn song, hạ đệm và trở thành một chiếc giường nhỏ xinh.

Hoặc nếu không có cũi loại này, trước tiên cha mẹ hãy mua một chiếc đệm và đặt ra sàn tại chỗ trước đây đặt cũi để cho con nằm. Việc này để tránh các bé chưa quen nằm giường có thể bị chấn thương do lăn từ giường cao xuống đất.

Đệm này sẽ tiếp tục được dùng khi con có giường mới nên cha mẹ lưu ý về kích thước hợp lí cho đệm này. Hãy cho con dung chăn hay thú bông quen thuộc để con không cảm thấy quá xa lạ. Lúc này có thể giới thiệu gối cho con.  

Sau đó, nếu điều kiện cho phép cha mẹ có thể cùng con đi mua/chọn đặt một chiếc giường mới với thanh chặn an toàn cho bé. Thanh chặn này hơi gờ lên so với đệm, giúp bé cảm nhận mép giường để không lăn xuống đất.

Giường có thanh chắn an toàn cho con. Có nhiều oại thanh chắn riêng có thể tháo rời.

Giường có thanh chắn an toàn cho con trẻ sơ sinh

Làm quen: Hãy làm cho chiếc giường cũ hay mới này trở nên thân thuộc bằng việc cha mẹ dành nhiều thời gian trong quá trình thực hiện trình tự đi ngủ bên con.

Lúc này bé chỉ còn ngủ một giấc ngày và giấc đêm nên cha mẹ cần tạo trình tự thói quen đọc sách trò chuyện một chút với con trước khi đi ngủ. Điều này làm con cảm giác ấm cúng, an toàn và thân mật. Và không chỗ nào thực hiện tuyệt vời hơn là trên giường của chính bé

Tự do trong khuôn khổ: Khi chuyển giao cũi thành giường, điểm quan trọng nhất không phải là ngủ trên cái gì mà chính là cách ứng xử của con khi có thêm tự do.

Như đã trình bày rất nhiều trong các cuốn sách trước, hãy cho con một nhóm qui tắc ứng xử trong gia đình, tùy theo điều kiện và tính cách của con. Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Với giường mới, con có thể ra khỏi giường, chỉ khi con cảm thấy không khỏe hoặc “nhóm trường hợp khẩn cấp”. Qui định nhóm hoạt động này: con muốn đi tè, con khát nước, con ốm. Nhưng đừng đưa quá nhiều ý tưởng cho con. Con có thể gọi mẹ khi con cần, mẹ sẽ mở cửa phòng mẹ và con để nghe thấy tiếng.
  • Con ngủ trên giường mới của con, mẹ sẽ luôn đến khi con cần nhưng nếu con ra khỏi giường quá nhiều vì những lí do không chính đáng, mẹ sẽ đóng cửa phòng con lại.
  • Buổi tối, trước khi đi ngủ, mẹ sẽ đọc truyện bên con trên giường của con. (Hãy dành khoảng 20-30 phút trò chuyện cùng bé trước khi đi ngủ.) Nhưng hết chuyện, khi mẹ đã tạm biệt và tắt đèn, mẹ mong con sẽ nằm trên giường của con và không ra khỏi giường.
  • Dạy con về sự bình đẳng và đồng cảm: Với giường mới, con sẽ giống như mẹ: con muốn ra khỏi giường lúc nào cũng được, nhưng khi con dậy sớm mẹ mong con không làm phiền mẹ. Mẹ cũng như con, mẹ cần một giấc ngủ để có thể khỏe chơi với con cả ngày. (đồng thời, hãy giới thiệu một chiếc đồng hồ và chỉ cho con lúc nào con có thể ra khỏi giường, bằng cách dán sticker hình ngộ nghĩnh cho mốc giờ dậy)  

  Mẹ rèn con ngủ một mình, tránh ngủ cùng con

Mẹ rèn con ngủ một mình, hạn chế ngủ cùng con

Khi chuyển giao từ cũi sang giường, quá trình chuyển tiếp có thể dễ dàng với một số bé (đặc biệt bé trai) nhưng có thể kéo dài và phức tạp với một số bé nhạy cảm.

Tránh và hạn chế tối đa việc chấp nhận ngủ cùng con trên giường của bé, hay đưa bé về giường của cha mẹ.

Trong trường hợp bé bắt đầu có các giấc mơ hoặc sợ hãi bóng tối, hãy tìm giải pháp tâm lí qua những cuốn sách câu chuyện và chiếc đèn ngủ thay vì vào giường ngủ chung với con.

Vì khi đã ngủ chung, việc tách ra ngủ riêng lại sẽ tốn rất nhiều mồ hôi và nước mắt, nếu như không nói rằng không thể!   

Hachun - Admin

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo