Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

đăng bởi Nguyễn Khải

Hằng năm, có khoảng 3500 ca sơ sinh tử vong do các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), vô tình bị ngạt thở hay tắc mạch máu khi ngủ… Số ca tử vong bắt đầu giảm vào những năm 1990, nhưng tốc độ thì vẫn không có dấu hiệu chậm lại trong vòng mấy năm gần đây. 

Để hiểu rõ hơn chết sơ sinh là gì? Đột tử ở trẻ sơ sinh là gì? Và tại sao trẻ sơ sinh đột tử ba mẹ có thể tham khảo bài viết Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) của POH

Nguyên nhân tử vong sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đột tử và tử vong do các vấn đề liên quan đến giấc ngủ ở trẻ rất giống nhau. Vì vậy mà rất nhiều trường hợp SIDS còn được gọi là hội chứng đột tử không giải thích được ở trẻ em. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo ba mẹ nên chú ý tới phòng ở trẻ sơ sinh tạo cho trẻ môi trường ngủ an toàn, đảm bảo bé nằm ngửa, bề mặt ngủ chắc chắn. Đồng thời, cho bé ngủ chung phòng nhưng khác giường với ba mẹ để hạn chế tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Tránh cho bé ngủ trên giường mềm và trong phòng nóng. Ngoài ra, nên tránh để bé tiếp xúc với khói thuốc, đồ có cồn và thuốc cấm, đảm bảo bé bú đủ sữa, được miễn dịch thường xuyên và ngậm ti giả.

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cực kỳ nguy hiểm ở độ tuổi sơ sinh

Các nghiên cứu mới còn cung cấp thêm các bằng chứng mới về môi trường ngủ an toàn cho bé bao gồm: tiếp xúc da kề da với bé sơ sinh, cho bé ngủ trong cũi riêng đặt sát giường ba mẹ; ngủ trên ghế bành, các thiết bị ngồi và chuẩn bị giường mềm khi bé được hơn 4 tháng tuổi. 

Phân biệt tử vong đột ngột không báo trước SUID và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS

Tử vong đột ngột và không báo trước ở trẻ (SUID) bao gồm hội chứng đột tử (SIDS) ở trẻ sơ sinh và các ca tử vong do bệnh gây nên. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ chết trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa được làm rõ.

Kết quả nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy SUID có liên quan đến việc trẻ bị siết cổ, ngạt thở, mắc kẹt, nhiễm trùng, nuốt phải vật lạ, trao đổi chất kém, rối loạn nhịp tim và chấn thương. 

Rất khó để phân biệt được nguyên nhân trẻ sơ sinh đột tử và những nguyên nhân khác dẫn đến tử vong đột ngột ở trẻ. Đặc biệt khi trẻ tử vong mà không có ai bên cạnh giám sát (đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh rất phổ biến). Với những ca tử vong như vậy, khám nghiệm hiện trường thôi là chưa đủ. Tuy nhiên, dù có thực hiện tất cả các thủ tục điều tra thì tỉ lệ tìm ra nguyên nhân vẫn cực kỳ thấp vì các yếu tố gây ra tình trạng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) và nghẹt thở gần như giống nhau hoàn toàn. 

Khuyến nghị giảm thiểu nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) và tử vong do các vấn đề liên quan đến giấc ngủ 

1. Ngủ ở tư thế nằm ngửa

Để giảm thiểu nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, trẻ nên được đặt ở tư thế nằm ngửa khi ngủ trong suốt một năm đầu đời. Tư thế nằm nghiêng không được khuyến nghị vì không an toàn cho bé.

- Tư thế nằm ngửa không làm tăng nguy cơ nghẹt thở và hít vào ở trẻ, thậm chí là với những trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, vì đường thở của trẻ sơ sinh có cấu tạo và cơ chế giúp tránh khỏi nguy cơ hít vào. Trẻ sơ sinh nằm ngửa ngủ được cho là làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hiệp hội Dinh dưỡng và Tiêu hóa Nhi khoa Hoa Kỳ đều đồng thuận rằng trẻ sơ sinh cho đến trẻ 12 tháng tuổi phải nằm ngủ ở tư thế ngửa. 

Trẻ có thể nằm sấp trong trạng thái tỉnh táo và có người ở bên săn sóc. Đặc biệt là giai đoạn sau sinh. Tuy nhiên, trẻ bị rối loạn chức năng đường thở thì nên nằm sấp vì khi đó, trẻ dễ tử vong do trào ngược dạ dày thực quản hơn là do chứng đột tử. 

Những trẻ này có bất thường giải phẫu như khe hở thanh quản loại 3-4 và chưa trải qua phẫu thuật chống trào ngược nên cơ chế bảo vệ đường thở bị suy yếu. Vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy ăn bằng đường mũi làm tăng nguy cơ khó thở khi trẻ nằm ngửa. 

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa

- Trẻ sinh non nên quen với tư thế nằm ngửa khi ngủ càng sớm càng tốt. Vì trẻ sinh non có khả năng bị đột tử sơ sinh cao hơn. Nguy cơ nằm sấp dẫn đến chứng đột tử trẻ sơ sinh ở trẻ sinh non tương đương, thậm chí là cao hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng.

Lực lượng đặc nhiệm và Ủy ban Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ về thai nhi và trẻ sơ sinh khẳng định trẻ sinh non nên nằm ngửa khi ngủ và ba mẹ nên tìm hiểu rõ về tầm quan trọng của tư thế nằm ngửa trong việc phòng tránh đột tử trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non được chăm sóc tại bệnh viện cũng nên ngủ ở tư thế ngửa ít nhất từ 32 tuần trở đi để thích nghi trước khi cho về nhà.

Nhân viên tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh cần phổ biến cho ba mẹ các hướng dẫn cho trẻ ngủ an toàn trước khi vào phòng chăm sóc đặc biệt. 

- Theo báo cáo lâm sàng của AAP, bất kể sinh thường hay sinh mổ, bú mẹ trực tiếp hay bú bình, thì tiếp xúc da kề da vẫn được khuyến khích đối với tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh (khi sức khỏe mẹ đã phần nào ổn định, tỉnh táo để phản ứng với nhu cầu của con) và kéo dài ít nhất một giờ đồng hồ. 

Sau khoảng thời gian này, nếu mẹ muốn ngủ hoặc thực hiện các thủ tục chăm sóc khác sau sinh thì em bé sẽ được đặt ở tư thế nằm ngửa trong cũi. Chưa có bằng chứng nào cho thấy đặt bé nằm nghiêng trong hai giờ đầu sau sinh giúp bé sạch nước ối và giảm nguy cơ hít sặc.

Trẻ sơ sinh ở phòng riêng hoặc ở cùng phòng với ba mẹ đều nên được đặt nằm ở tư thế ngửa ngay khi làm quen với cũi. 

- Vẫn chưa có nhiều thông tin cho biết trong trường hợp nào tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng an toàn cho bé. Tuy nhiên, các nghiên cứu xác định nằm sấp hoặc nghiêng là những yếu tố dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh đến 1 tuổi. Do đó, trẻ sơ sinh nên nằm ngủ ở tư thế ngửa cho đến khi được 1 tuổi.

Khi trẻ đã hình thành khả năng thay đổi tư thế ngủ từ ngửa sang lật và ngược lại thì ba mẹ có thể để bé nằm ở tư thế mà bé thích. Đệm mềm tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong bất ngờ cho trẻ hơn 3 tháng tuổi nên ba mẹ và người người chăm sóc cần tiếp tục cho bé ngủ ở đệm không quá mềm.

2. Cho bé ngủ trên bề mặt chắc chắn

Bé nên ngủ trên bề mặt chắc chắn (như tấm đệm trải trong nôi) có ga phủ vừa vặn và không đặt thêm bất cứ vật mềm nào xung quanh để tránh nguy cơ đột tử và nghẹt thở.

  • Bề mặt chắc chắn cần duy trì hình dạng cố định, không quá mềm khiến phần đầu em bé bị lún xuống thấp. Nệm mềm dễ bị lún và làm tăng nguy cơ trẻ bị nghẹt thở khi đang nằm hoặc trở sang tư thế nằm sấp.

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Cho bé ngủ trên bề mặt chắc chắn, không dễ bị lún

  • Ba mẹ nên lựa chọn cho bé cũi cố định, nệm, cũi xách tay hay thảm chơi đảm bảo tiêu chuẩn an toàn của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) với kích thước vừa vặn, bề mặt bằng phẳng, chắc chắn. Ngoài ra, ba mẹ và người chăm sóc trẻ cần đặc biệt chú ý đến chất lượng của nôi, tránh dùng cũi đã qua sử dụng, không đảm bảo an toàn vì đã có rất nhiều trường hợp trẻ tử vong do cũi bị hỏng hoặc thiếu bộ phận. 
  • Cũi của bé cần được lắp đặt liền với giường của ba mẹ. Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) đã đưa ra các tiêu chuẩn an toàn đối với cũi dành cho bé. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn chưa có những tiêu chuẩn nào về cũi của bé. Rất khó để đưa ra khuyến cáo về việc nên cho bé ngủ ở cũi riêng hay cũi gắn liền với giường ba mẹ vì chưa có nghiên cứu nào tìm ra mối liên hệ giữa chúng với chứng đột tử sơ sinh hay tử vong bất ngờ. 
  • Ba mẹ chỉ nên lựa chọn đệm thiết kế riêng cho từng sản phẩm. Đệm phải chắc chắn, giữ nguyên hình dạng và vừa vặn với thành cũi, nôi, cũi xách tay hay sân chơi của con. Tuyệt đối không dùng thêm gối hoặc để thay thế đệm cho bé ngủ.
  • Có nhiều loại đệm cũi và bề mặt ngủ được cho là có tác dụng giảm nguy cơ hít lại khí CO2 khi trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, các sản phẩm này hoàn toàn có thể được đưa vào sử dụng nếu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ.

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Nên sử dụng đệm cũi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ

  • Không nên đặt bé ngủ trên các chất liệu hoặc đồ vật mềm như gối, chăn, ga. Nếu ba mẹ cho bé dùng nệm thấm nước thì phải chọn loại mỏng và ôm sát bé. 
  • Không nên cho bé ngủ trên giường có thanh ray di động để tránh nguy cơ mắc kẹt và nghẹt thở.
  • Bé nên được ngủ ở môi trường cách xa các vật gây nguy hiểm như dây treo lủng lẳng, dây điện hay dây che cửa sổ vì chúng rất dễ gây ra nguy cơ nghẹt thở nếu vướng vào bé.
  • Ba mẹ không nên cho bé ngủ ở các thiết bị dùng để ngồi như ghế ô tô, xe đẩy, xích đu, địu ngồi, nhất là với trẻ dưới 4 tháng tuổi vì trẻ sẽ ngồi ở tư thế dễ gây nghẹt thở và khó đổi sang tư thế khác để thấy dễ chịu hơn. Khi dùng vải để làm địu cho bé, ba mẹ phải đảm bảo đầu bé thẳng và không vướng vải, mũi và miệng không có vật cản. Sau khi bú xong, ba mẹ cần đặt bé lại tư thế đầu thẳng, không áp vào người ba mẹ hay vải địu. Nếu trẻ buồn ngủ khi đang ngồi, ba mẹ nên bế bé lên và cho bé nằm vào cũi hoặc các bề mặt phẳng đảm bảo an toàn. Ba mẹ không nên đặt bé một mình trên ghế ô tô hay những thiết bị tương tự mà không thắt dây chắc chắn.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào giờ ngủ của con ba mẹ cần đặc biệt chú ý tới bé để kịp thời hỗ trợ bé trong những tình huống khẩn cấp!

3.  Cho bé bú sữa mẹ

  • Bú sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trừ các trường hợp chống chỉ định, mẹ nên cho cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, không dùng bất kỳ loại sữa công thức hay sữa động vật nào trong vòng 6 tháng đầu đời để phòng tránh chứng đột tử trẻ sơ sinh.
  • Bú sữa mẹ hoàn toàn giúp bé tăng đề kháng, tránh nguy cơ đột tử. 

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Bú mẹ có thể làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

4. Trẻ nên được ngủ chung phòng với ba mẹ, gần giường ba mẹ nhưng trên bề mặt dành riêng cho trẻ sơ sinh ít nhất trong vòng 6 tháng đầu.

Đã có bằng chứng cho thấy việc đặt bé ngủ cùng phòng với ba mẹ nhưng ở bề mặt riêng giúp giảm tình trạng đột tử trẻ sơ sinh lên đến 50%. Thêm vào đó, môi trường ngủ như vậy còn giúp bé khỏi bị nghẹt thở, mắc kẹt như khi ngủ chung giường với ba mẹ. 

- Cũi, cũi xách tay, cũi chơi và nôi của bé nên được đặt trong phòng ba mẹ cho đến khi bé được 1 tuổi. Chưa có thông tin cụ thể nào về thời điểm thích hợp cho bé ngủ phòng riêng vì nguy cơ đột tử dễ xảy ra nhất ở giai đoạn 6 tháng đầu đời. Khi đặt cũi của bé ngay cạnh giường, ba mẹ có thể luôn quan sát để cho bé bú, chỉnh vị trí cho bé thoải mái. Ngủ chung phòng với ba mẹ giảm nguy cơ đột tử ở trẻ do nghẹt thở, mắc kẹt. 

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Cho bé ngủ chung phòng với ba mẹ nhưng không chung giường

- Vẫn chưa có đủ bằng chứng về việc nên hay không nên dùng các thiết bị hỗ trợ an toàn khi cho bé ngủ chung giường với ba mẹ. Gần đây, một số sản phẩm được thiết kế cho việc ngủ chung đã được tiến hành nghiên cứu nhưng vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Nhiều ba mẹ lựa chọn phương án cho con nằm giường riêng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và được lắp đặt gắn liền với giường của mình. 

- Sau khi cho bé ăn và thư giãn trên giường, ba mẹ nên đặt bé trở lại nôi hoặc cũi.

- Ghế dài và ghế bành rất dễ gây nguy hiểm cho bé. Những bé được đặt ngủ ở những bề mặt này có nguy cơ tử vong rất cao do chứng đột tử, nghẹt thở, bị gối chắn đường thở hay bị đè lên nếu có người nằm cùng. Do đó, ba mẹ và người chăm sóc nên kiểm tra bé thường xuyên khi cho bú hay cùng nằm trên các bề mặt này. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tốt hơn hết ba mẹ không nên cho trẻ ngủ ở ghế dài và ghế bành.

- Môi trường ngủ an toàn nhất cho trẻ chính là bề mặt ngủ thiết kế riêng đặt sát giường ba mẹ. Tuy nhiên, AAP thừa nhận thực tế rằng nhiều ba mẹ thường xuyên buồn ngủ trong lúc cho con ăn. Khi đó, giường ba mẹ lại là nơi an toàn hơn cho bé so với ghế sofa hay ghế bành. Đa số các ca tử vong ở trẻ xuất phát từ việc bé bị ngạt bởi các vật dụng trên giường. Vì lý do này, giường ngủ của trẻ phải đảm bảo không có gối, ga, chăn hay các vật dụng khác có nguy cơ chắn đường thở hay khiến thân nhiệt tăng.

- Nghiên cứu đã chỉ ra một số trường hợp cụ thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ. Để đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ hãy tránh những điều sau:

  • Ngủ chung với bé sinh đủ tháng dưới 4 tháng tuổi,  trẻ sinh non hoặc nhẹ cân bất kể có hút thuốc hay không. Thậm chí với những trẻ dưới 4 tháng tuổi đang bú sữa mẹ, nguy cơ đột tử khi ngủ chung vẫn rất cao. Đây là trường hợp khiến bé dễ bị tổn thương; vì vậy, ba mẹ tránh buồn ngủ khi đang cho bé ăn trên giường. 
  • Cho bé ngủ chung với người vừa hút thuốc (dù không hút thuốc trên giường) hoặc mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai. 
  • Cho bé ngủ chung với người không có khả năng tinh táo do mệt mỏi hay dùng thuốc an thần hoặc chất kích thích. 
  • Cho bé ngủ với người khác không phải ba mẹ, bao gồm người chăm sóc và trẻ em.
  • Ngủ trên bề mặt mềm như giường ướt, nệm, ghế sofa, ghế dài hay ghế bành cũ.
  • Trên giường ngủ của bé có gối hay chăn

- Chưa có quy định về sự an toàn và lợi ích về việc ngủ chung của các bé sinh đôi, sinh ba hoặc hơn. Tốt hơn hết, các bé nên được ngủ ở các bề mặt riêng và tránh ngủ chung.

5. Không cho bé ngủ ở môi trường có đồ vật mềm hay trên giường không chắc chắn để giảm thiểu nguy cơ bị đột tử, nghẹt thở, mắc kẹt và siết cổ.

Những vật mềm như gối, thú nhồi bông, chăn, giường lỏng lẻo có thể chắn mũi và miệng của trẻ, khiến trẻ bị ngạt thở, mắc kẹt và đột tử.

Để giữ ấm cho bé, ba mẹ nên cho bé mặc quần áo vừa vặn khi ngủ, tránh dùng chăn nhằm giảm rủi ro bị che đầu hay mắc kẹt.

Ban đầu, người ta hay dùng miếng đệm và các sản phẩm tương tự gắn ở các thanh và mặt cũi để tránh nguy cơ bé bị thương hoặc tử vong do kẹt đầu. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn an toàn mới, khoảng cách giữa các thanh nôi được thiết kế hẹp hơn do các miếng đệm được xác định là yếu tố dẫn đến tử vong do ngạt thở, mắc kẹt và bị siết cổ.

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Không sử dụng thú nhồi bông, quây cũi trong môi trường ngủ của trẻ (ảnh minh hoạt)

6. Cho bé ngậm ti giả khi đi ngủ

Các nghiên cứu cho thấy ti giả có tác dụng tích cực trong việc giảm nguy cơ đột tử cho bé. Ngay cả khi rơi ra khỏi miệng bé trong lúc ngủ, ti giả vẫn không gây nguy hiểm.

  • Nên cho bé ngậm ti giả khi bắt đầu đi ngủ và không cần đặt lại nếu bị rơi ra khỏi miệng bé. Nếu bé từ chối ti giả, ba mẹ có thể thử các loại ti giả khác. 
  • Để tránh nguy cơ bé bị siết cổ, ba mẹ không nên đặt ti giả gần cổ con. Hơn nữa, nên tránh dùng các loại ti giả dính vào quần áo của bé.
  • Các vật như thú nhồi bông không nên đặt cùng ti giả vì chúng có nguy cơ gây hóc và nghẹt thở. 
  • Đối với trẻ bú sữa mẹ, ba mẹ nên đợi đến khi con quen với việc bú sữa mới cho ngậm ti giả. Còn với trẻ không bú mẹ trực tiếp thì có thể dùng ti giả bất cứ lúc nào.
  • Mút tay chưa chắc đã có thể bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ đột tử. 

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Cho ngậm ti giả giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

7. Tránh để bé tiếp xúc với khói thuốc kể cả khi còn ở trong bụng mẹ và sau khi chào đời

Tiếp xúc với khói thuốc trong thai kỳ và sau sinh khiến bé có nguy cơ cao bị đột tử.

  • Mẹ không nên hút thuốc trong thai kỳ và sau sinh
  • Đảm bảo mẹ bầu và trẻ sơ sinh không ở cạnh người hút thuốc. Khuyến khích các gia đình tuân thủ quy tắc không hút thuốc trong nhà và trên xe hơi. Hạn chế hút thuốc ở những nơi công cộng để tránh trẻ em và những người khác trở thành những người hút thuốc thụ động. 
  • Trẻ có nguy cơ cao bị đột tử khi ngủ chung với người hút thuốc, ngay cả khi người đó không hút thuốc trên giường.

8. Tránh dùng đồ có cồn và thuốc cấm, chất kích thích khi đang mang thai và sau sinh

Trẻ có nguy cơ đột tử cao hơn khi tiếp xúc với đồ có cồn và thuốc cấm khi còn trong bụng mẹ và sau sinh.

  • Mẹ nên tránh dùng đồ có cồn và thuốc cấm trước và trong khi mang thai.
  • Tiếp xúc với đồ có cồn và thuốc cấm cộng với việc ngủ chung giường khiến trẻ có nguy cơ cao bị đột tử.

9. Tránh đội mũ, che thóp hoặc để bé quá nóng

  • Trẻ nên mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ phòng, không mặc dày hơn một lớp so với người lớn.
  • Ba mẹ và người chăm sóc cần để ý các dấu hiệu cho thấy bé bị nóng như đổ mồ hôi, ngực nóng.
  • Không nên quấn người bé quá chật cũng như che mặt và đầu.
  • Chưa có bằng chứng nào về việc dùng quạt có thể giảm nguy cơ đột tử cho bé.

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Không nên cho bé đội mũ khi ngủ, trùm khăn che mặt hay che đầu

10. Phụ nữ mang thai cần được theo dõi thai kỳ thường xuyên

Đã có nhiều bằng chứng dịch tễ học chứng minh trẻ có ít nguy cơ bị đột tử nếu mẹ được chăm sóc tiền sản thường xuyên. Phụ nữ mang thai cần nắm rõ và thực hiện các hướng dẫn thăm khám tiền sản thường xuyên. 

11. Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của AAP và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).

Những bằng chứng gần đây cho thấy tiêm phòng có tác dụng bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị đột tử.

12. Tránh dùng các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi ngủ cho trẻ

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có tác dụng giảm nguy cơ đột tử ở trẻ. Đệm nôi được thiết kế với chức năng phân tán khí CO2 khi trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp và  ba mẹ có thể lựa chọn những kiểu thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn an toàn khi ngủ cho bé. Tuy nhiên, tác dụng giảm nguy cơ đột tử của các sản phẩm này vẫn chưa được kiểm chứng. Ngoài việc lựa chọn bề mặt ngủ đúng tiêu chuẩn, ba mẹ vẫn cần đặc biệt chú ý đến những phương pháp đảm bảo an toàn khi ngủ cho con. 

13. Máy theo dõi nhịp tim chưa được chứng minh có thể giảm thiểu nguy cơ đột tử

Công dụng của máy theo dõi nhịp tim vẫn chưa được chứng minh trong việc giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Thiết bị này thường được dùng tại nhà để phát hiện ngừng thở hay tim đập chậm. Ngoài ra, việc theo dõi tim mạch thường xuyên trước khi xuất viện chưa được chứng minh là có thể phát hiện nguy cơ đột tử ở trẻ. Cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy các thiết bị bày bán trên thị trường được thiết kế với mục đích giảm nguy cơ đột tử.

14. Cho bé nằm sấp trong trạng thái tỉnh táo và có người giám sát là một cách hỗ trợ bé phát triển và hạn chế thấp nhất tật đầu méo do tư thế (tummy time)

  • Chưa có tài liệu nào đưa ra khuyến cáo về tần suất và thời gian nằm sấp của trẻ. Nhưng Ủy ban về Thực hành và Y học cấp cứu cùng với Khoa Phẫu thuật Thần kinh của AAP khẳng định cho bé nằm sấp trong một khoảng thời gian nhất định khi bé tỉnh táo và có người giám sát (tummy time) có tác dụng giảm nguy cơ méo đầu do tư thế và phát triển đai vai cần thiết cho các cột mốc vận động sau này của bé. 

Hướng dẫn chi tiết giúp hạn chế tối đa Đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP)

Tummy time được khuyến nghị tập bởi Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ

  • Chẩn đoán, điều chỉnh hay các phương pháp giảm thiểu tật méo đầu do tư thế ở trẻ như tránh cho bé ngồi nhiều trên ghế ô tô, đổi hướng nằm trong nôi của bé đã được phân tích và đánh giá chi tiết trong báo cáo lâm sàng của AAP về dị dạng hộp sọ do tư thế ở trẻ. 


Nguồn: pediatrics.aappublications.org

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo