MỤC LỤC
Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ bị ọc sữa bao lâu thì nên cho bú lại?
Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không? Khi nào nên cho trẻ đi khám?
Ọc sữa hay trớ sữa là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi thấy bé ọc sữa, các mẹ sẽ rất lo lắng sợ con bị đói và tìm cách cho bé ăn tiếp. Vậy trẻ bị ọc sữa bao lâu thì cho bú lại? Có nên cho trẻ bú thêm sữa ngay sau khi con ọc sữa ra? POH sẽ giải đáp chi tiết cho ba mẹ trong bài viết sau!
Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Ọc sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng hoặc mũi trẻ sau khi bú. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường và xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời.
Nhiều mẹ thường nhầm lẫn giữa ọc sữa và nôn trớ. Tuy cùng khiến trẻ bị trớ sữa ra, nhưng ọc sữa khác với hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
- Ọc sữa thường xảy ra ngay sau khi bé bú, lượng sữa trào ra ít và chảy nhẹ ra khoé môi hoặc mũi, không có lực đẩy mạnh. Đôi khi trẻ sơ sinh ọc sữa có nhớt. Bé vẫn bú bình thường, ăn ngủ tốt và không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
- Nôn trớ sữa nguy hiểm hơn vì sữa bị phun ra thành tia, đi kèm với biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi hoặc đôi khi sốt nhẹ. Nếu để lâu không xử lý, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Nguyên nhân trẻ sơ sinh dễ bị ọc sữa là do hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện về chức năng và cấu tạo. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ và nằm ngang, van giữa dạ dày – thực quản chưa đóng kín, khiến sữa dễ bị trào ngược ra ngoài dù chỉ bú một lượng vừa phải.
Đầy hơi cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị ọc sữa. Trong quá trình trẻ bú, khóc sẽ vô tình nuốt phải không khí, quá trình tiêu hoá sữa cũng sản sinh ra một lượng hơi.
Hơi thừa tích tụ trong dạ dày khiến bụng trẻ khó chịu và đẩy sữa ra ngoài. Vì vậy POH thường khuyên các mẹ không đặt bé nằm ngay sau khi bú mà bế con ở tư thế thẳng đứng vỗ ợ hơi để giảm quấy khóc và nôn trớ.
Bên cạnh đó, tư thế bú không đúng, bé bú quá no hoặc quá nhanh hoặc bé có các hoạt động mạnh sau khi bú như thay tã, bồng bế, đùa giỡn cũng có thể là tác nhân gây ọc sữa.
Trẻ bị ọc sữa bao lâu thì nên cho bú lại?
Khi trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại không? Thấy con bị ọc sữa, bản năng của các mẹ là muốn cho con bú lại ngay vì sợ bé đói hoặc mệt. Tuy nhiên, cho trẻ bú ngay sau khi ọc sữa có thể gây kích thích lên hệ tiêu hóa, khiến bé tiếp tục bị trào ngược, gây khó chịu, đầy bụng, thậm chí là nôn ói dữ dội hơn.
Lúc này tâm lý của trẻ cũng khá hoảng sợ nên con sẽ không hợp tác. Mẹ cần biết thời điểm phù hợp để cho bé bú lại, tránh làm bé sợ sữa và khiến tình trạng ọc sữa tái diễn hoặc nghiêm trọng hơn.
Nếu trẻ chỉ ọc nhẹ và không có biểu hiện mệt mỏi, mẹ có thể đợi từ 20–30 phút, sau đó cho bé bú lại với lượng sữa ít, rồi quan sát xem trẻ có biểu hiện bất thường hay không. Nếu bé không có biểu hiện khó chịu, mẹ cho bé uống dần dần theo nhu cầu. Tuyệt đối không ép bé bú nhiều.
Trường hợp trẻ ọc nhiều và có dấu hiệu mệt hoặc quấy khóc, mẹ nên đợi 30 phút - 1 giờ mới thử cho con ăn lại. Trong trường hợp này, cần cẩn trọng hơn để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
Trẻ bị ọc sữa nên đợi 30 phút - 1 giờ mới cho bú lại
Khi cho bé bú lại, mẹ cũng cần lưu ý về tư thế cho con bú. Một mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh đó là giữ phần thân trên của bé cao hơn phần bụng, nghiêng nhẹ khoảng 30 độ để sữa xuống dạ dày. Không nên cho bé bú khi đang nằm ngửa hoàn toàn bởi như vậy sữa sẽ dễ trào ra hơn.
Sau khi cho bú, bế bé ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 15–20 phút. Kết hợp vỗ ợ hơi để giải phóng khí trong dạ dày, giúp bé dễ chịu hơn và tránh đầy hơi làm ọc sữa.
Hạn chế thay tã, chơi đùa hay đưa bé đi lại nhiều sau khi bú. Nên giữ bé ở một tư thế ổn định trong một thời gian để hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất mà không bị ảnh hưởng bởi lực từ bên ngoài.
Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa
Nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú, mẹ hãy bình tĩnh làm theo các bước sau:
- Đặt bé nằm nghiêng sang một bên (tốt nhất là bên trái), điều này giúp sữa chảy ra ngoài dễ hơn mà không chảy ngược vào đường hô hấp. Nếu bé vẫn còn nằm ngửa, hãy nhẹ nhàng xoay người bé hoặc kê một chiếc khăn mỏng bên dưới một bên lưng để tạo độ nghiêng.
- Dùng khăn mềm, sạch lau nhẹ nhàng vùng miệng, mũi, cổ và ngực của bé. Có thể tẩm một chút nước muối sinh lý
- Nếu còn sữa ở trong mũi và miệng, mẹ hãy vệ sinh thật sạch sẽ để tránh nguy cơ viêm học và viêm tai giữa
- Theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé chỉ ọc sữa nhẹ, sau đó vẫn tỉnh táo, bú lại bình thường và không có dấu hiệu bất thường thì mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu bé ọc kèm theo tím tái, khó thở, mệt mỏi hoặc có biểu hiện bất thường nào khác thì cần đưa đi bác sĩ ngay để kiểm tra.
- Đợi 30 phút - 1 giờ cho bé bú lại theo hướng dẫn ở phần trên.
Chú ý vệ sinh sạch miệng và mũi khi bé bị ọc sữa
Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không? Khi nào nên cho trẻ đi khám?
Phần lớn các trường hợp bé ọc sữa là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nếu bé vẫn bú ngoan, ngủ tốt và tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần chú ý xử lý đúng cách để sữa không chảy vào đường thở và vệ sinh sạch sẽ mũi miệng.
Dấu hiệu trẻ ọc sữa không gây nguy hiểm:
- Trẻ chỉ ọc sữa ngay sau khi bú, không quá thường xuyên và không kéo dài nhiều ngày liên tiếp.
- Lượng sữa trào ra ít, chảy nhẹ, không kèm theo dịch màu bất thường.
- Bé vẫn bú khỏe, ngủ ngoan, chơi bình thường và tăng cân đều theo tiêu chuẩn phát triển của lứa tuổi.
- Không có các dấu hiệu như quấy khóc, sốt
- Phân và nước tiểu bình thường
Trong những trường hợp này, hiện tượng ọc sữa chỉ đơn giản là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, và sẽ dần hết khi lớn hơn, thường là sau 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ộc sữa là biểu hiện của bệnh lý, cần được phát hiện và xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Nếu trẻ ọc sữa kèm theo một trong những biểu hiện sau đây, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:
- Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày, kéo dài liên tục trong vài ngày.
- Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi. Sữa nôn ra có lẫn dịch màu xanh, vàng, hoặc kèm theo máu, có mùi lạ.
- Bé có dấu hiệu bỏ bú, quấy khóc dữ dội, mệt mỏi, lờ đờ.
- Không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân so với những tháng trước đó.
- Đi ngoài bất thường, phân lỏng, có mùi hôi, tiêu chảy kéo dài.
- Có biểu hiện mất nước: da khô, môi nứt nẻ, mắt trũng, tiểu ít hơn bình thường.
- Thở khó, khò khè hoặc có dấu hiệu tím tái sau khi ọc sữa.
Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa, nhiễm trùng, trào ngược dạ dày – thực quản nghiêm trọng, hay thậm chí là các vấn đề liên quan đến hô hấp, thần kinh.
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nhanh và dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần chú ý quan sát để có sự chuẩn bị và xử lý kịp thời.
Ọc sữa là hiện tượng sinh lý mà hầu hết trẻ sơ sinh đều gặp phải. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và những biểu hiện xung quanh việc ọc sữa để chăm sóc bé yêu tốt hơn.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo