Trong quá trình chăm sóc con yêu, ba mẹ có thể gặp phải những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và đương nhiên coi đó là dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường hay gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, một số các hiện tượng mà ba mẹ thấy ở con yêu là dấu hiệu trẻ phát triển bình thường do trẻ đang dần hoàn thiện các chức năng của những cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Do đó ba mẹ không nên quá lo lắng.
Hiểu những hiện tượng bình thường của trẻ để chăm sóc con tốt hơn
Để biết những hiện tượng này, ba mẹ hãy đọc bài viết bên dưới của giảng viên Hachun Lyonnet - Người có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn về các vấn đề ăn ngủ cho hàng chục nghìn mẹ chăm con nhỏ ở Việt Nam. Đồng thời là tác giả của các cuốn sách: Nuôi con không phải cuộc chiến, Ăn dặm không phải cuộc chiến.
Xem thêm: Những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh Ba Mẹ nên biết (Phần 2)
Giật mình – co cơ
Trẻ em giật mình rất thường xuyên. Đây được coi là một trong những phản xạ của trẻ, phản xạ Moro, và khác với những gì cha mẹ hay lo lắng, đây không phải là tín hiệu của sự thiếu can-xi. Đây đơn giản chỉ là một minh chứng rằng hệ cơ và phản xạ của con đang hoạt động tốt mà thôi.
Phản xạ giật mình ở nhiều bé có thể mạnh đến nỗi trông như con đang chuẩn bị lên cơn co giật. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng với cơn giật mình của con đến mức họ ghi lại hình ảnh này và hỏi ý kiến chuyên gia.
Sau khi khám khi bé còn thức và xem hình ảnh giật mình như thể co giật, các bác sĩ kết luận đây là một hiện tượng hoàn toàn hoàn toàn bình thường, tương tự như nấc cụt.
Mẹo để bé ngủ không giật mình là gì?
Điều làm cho các chuyên gia nhi khoa khẳng định điều này chính là việc quan sát các cử động của bé khi thức: giật mình co giật hoàn toàn biến mất. Giật mình chỉ diễn ra khi bé đang ngủ.
Bác sĩ nhi khoa Michael Zimbric tại bệnh viện nhi Rady, San Diego (Mỹ) giải thích rằng: “Trẻ sơ sinh có hệ thần kinh kém phát triển hơn ở người lớn, các cử động phối hợp tay chân ở trẻ là chưa có nhiều và thậm chí không tồn tại khi trẻ ngủ. Việc giật mình ở trẻ sơ sinh rất khác về bản chất so với giật mình ở người lớn”.
Các bác sĩ không thể lý giải được tại sao việc co cơ (như giật mình, như nấc cụt) lại diễn ra ở trẻ sơ sinh, và sau rất nhiều nghiên cứu, họ đi đến kết luận rằng hiện tượng co cơ này hoàn toàn vô hại và dường như không làm ảnh hưởng đến bé.
Trong trường hợp giật mình làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia chăm sóc trẻ sơ sinh khuyên các bậc cha mẹ quấn bé bằng swaddle. Quấn chặt không làm giảm giật mình nhưng ngược lại, không làm bé thức giấc khi hiện tượng này xảy ra, do đó bé ngủ sâu và ngủ lâu hơn khi được quấn.
Mút tay – phản xạ mút
Phản xạ mút là phản xạ phổ biến ở tất cả các động vật có vú. Phản xạ này hình thành từ trước khi con ra đời. Nhiều siêu âm 4D cho thấy các bé đã biết cách mút tay từ khi nằm trong bào thai, hình thành từ tuần thứ 32 của thai kỳ. Phản xạ mút bên cạnh ý nghĩa sinh tồn: tìm nguồn thức ăn, phản xạ này cũng giúp bé thư giãn và trấn an tinh thần.
Nhiều bé rất cần đến chức năng mút để trấn an và đưa mình vào giấc ngủ. Do đó nhiều bé có xu hướng ngủ gật khi ti mẹ, ti bình, hoặc khi được mút ti giả hay tự mút tay.
Trẻ mút tay có phải đói không?
Kinh nghiệm thực tế nhiều năm tiếp xúc với các bậc cha mẹ Việt Nam cho thấy các mẹ thường cố gắng loại trừ phản xạ tự nhiên này của con: không cho dùng ti giả hoặc không cho con mút tay vì sợ bẩn, sợ phụ thuộc, hoặc một mặt khác lại lạm dụng phản xạ này để cho ăn vô thức (lạm dụng phản xạ bú để cho con ăn khi ngủ), hoặc con bị phụ thuộc vào ti mẹ để ngủ.
Nhiều mẹ khác sử dụng ti giả hay để cho con mút tay như một cách hỗ trợ tinh thần giúp bé an thần và ngủ ngon.
Mặc dù lợi ích và hạn chế của ti giả và mút tay vẫn đang là một cuộc tranh luận chưa có hồi kết, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng khi được sử dụng một cách khoa học và vệ sinh, ti giả và ngón tay trẻ là những công cụ tuyệt vời giúp trẻ nín khóc, cảm thấy an toàn, kéo dài giấc ngủ, ngủ qua đêm.
Thậm chí, khi được sử dụng đúng cách, việc dùng ti giả và tay bé để thoả mãn phản xạ mút còn góp phần giúp bé học phân biệt phản xạ mút với việc bú lấy dinh dưỡng, tách biệt bú để ăn và phản xạ bú để trấn an khi ngủ; là tiền đề cho bé học cách ăn no và bú có hiệu quả sau này.
Hiện tại chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh ảnh hưởng của việc mút tay, mút ti giả đến xương hàm, răng. Ngược lại việc ngậm bình sữa khi đi ngủ ở trẻ lớn là nguyên nhân cao nhất dẫn đến sâu răng và ảnh hưởng đến lợi và xương hàm.
Nấc cụt
Như đã trình bày ở trên, nấc cụt là một hiện tượng co cơ ở trẻ. Theo Bác sĩ Nhi khoa Christopher Green thì nấc cụt sơ sinh thường xảy ra sau khi ăn no, do dạ dày đầy tạo sức ép lên cơ hoành.
Hiện tượng này là vô hại và hoàn toàn không gây khó chịu cho bé. Việc cho ăn thêm, hay uống nước càng làm tăng sức ép vào cơ hoành, và thường là không hiệu quả trong chữa nấc. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nếu để yên, sẽ tự hết.
Mẹ hãy tham khảo bài viết về luyện ngủ theo phương pháp EASY chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh tại link sau nhé: Luyện ngủ, luyện ăn cho con như thế nào cho đúng?
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?
Kinh nghiệm làm mẹ của bản thân tôi, cũng như nhiều lần đến thăm các bé sơ sinh, nhiều bậc cha mẹ thường lo lắng về nấc cụt và thường cho con bú thêm để loại trừ hiện tượng này.
Với tôi, việc đó là không cần thiết. Và rất nhiều lần tôi được chứng kiến các em bé tự đưa mình vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn khi bé bị nấc (hẳn nấc theo chu kì tạo nên một nhịp đều đặn phân tán tư tưởng các em, và từ đó đưa các em vào cõi mơ).
Ho – thở khò khè – ngạt mũi – hắt xì khi ra ánh sáng
Một bà mẹ ở Anh quốc đã đưa bé gái 2 tuần tuổi của mình đến phòng cấp cứu bởi tiếng thở của con nghe như bị nghẹt. Do mẹ bị cảm nên mẹ rất lo lắng sợ lây sang con.
Tuy nhiên bé gái không có bất cứ một biểu hiện nào của cảm cúm, nhưng chính vào ban đêm tiếng thở của còn rất to và khò khè làm mẹ lo lắng và sợ hãi rằng con có thể bị bệnh gì đó nặng hơn cả cảm cúm.
Hoá ra đây là một hiện tượng rất thường gặp ở các bé sơ sinh: thở khò khè như bị ngạt mũi. Bác sĩ nhi khoa Wendy Hunter có giải thích trong tạp chí Làm cha mẹ rằng: “Thủ phạm gây ra của hiện tượng ngạt, thở khò khè này ở trẻ sơ sinh là do nội tiết tố nữ (hormone estrogen) mà con nhận được từ trong bụng mẹ và thông qua sữa mẹ. Nội tiết tố nữ này kích thích đường thở và tạo nên tiếng khò khè. (nhiều mẹ bầu cũng trải qua tình trạng nghẹt mũi và ngáy to tương tự).
Hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và ho là rất phổ biến
Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng khò khè bé sơ sinh là sau một thời gian ở trong bụng mẹ, ngâm mình trong dung dịch lỏng, cộng với các dịch nhầy và nước ối con có thể giữ lại trong hệ hô hấp đang trong quá trình đào thải, tạo nên tiếng kêu như tắc nghẹn hô hấp.
Hiện tượng khò khè này sẽ giảm dần khi bé được 2 tháng, dù con ăn bằng sữa mẹ hay sữa công thức, và tại thời điểm 6 tháng, khi các đường ống thở của con tăng gấp đôi về kích thước, hiện tượng này sẽ chấm dứt.
Thở khò khè, thở nặng hay hắt xì liên tục ở những em bé khỏe mạnh là hoàn toàn bình thường và không cần quá lo lắng. Trẻ sơ sinh phổ biến là chỉ thở bằng mũi mà ít thở bằng miệng, và khi đường thở của con bị nghẹt hoặc có vật thể lạ, con không biết rằng chỉ với một động tác ho khạc hay xì mũi cũng có thể giải quyết được vấn đề.
Khi con khó thở, con sẽ khóc. Cha mẹ hãy thử nhỏ nước muối vào mũi cho con 1 lần mỗi ngày, hút mũi và tuyệt đối không cho bông cotton vào mũi con.
Thở không đều
Một bà chăm cháu 3 tuần tuổi đã phải gọi xe cứu thương khi nghe tiếng thở đứt quãng của bé. Cô bé hoàn toàn đang nằm ngủ, nhưng tiếng thở của em không đều, đôi khi em thở nhanh trong vòng 20 giây sau đó ngừng thở một lúc. Người bà khốn khổ lo lắng rằng cháu bà thừa hưởng căn bệnh ngưng thở khi ngủ của chồng bà, cũng là ông của cháu bé.
Bất cứ một bậc cha mẹ nào ngắm con thở khi ngủ đều không khỏi sợ hãi với kiểu thở của trẻ sơ sinh các bố các mẹ ạ, tuy nhiên việc thở ngắn đoạn ở bé lại là một hiện tượng rất bình thường.
Các bé sơ sinh thường thở nhanh hơn các bé lớn do thể tích phổi của bé nhỏ so với tương quan cơ thể.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy nguyên nhân của việc thở không đều là do cơ quan cảm ứng xác định nồng độ CO2 và chưa hoàn toàn phát triển ở trẻ sơ sinh, điều đó có nghĩa là thi thoảng con quên mất là mình phải thở, con ngừng thở một chút cho đến khi nồng độ CO2 đủ nhiều để kích hoạt cơ quan cảm ứng trên.
Khi con thở không đều, đồng thời với thay đổi màu da sang xanh xám quanh môi, và có xu hướng khó thở, hãy gọi ngay bác sĩ.
Bé sơ sinh có ngực to
Một cặp cha mẹ đã đưa một em bé 6 tuần đến phòng cấp cứu bởi bé trai ngủ dậy và thấy mình có một cục sưng đỏ nơi núm vú. Bản thân tôi cũng là người hốt hoảng mang con gái đến phòng cấp cứu khi thấy ngực bé sưng và ấn nhẹ có sữa chảy ra.
Ngực trẻ em có cục to và tiết sữa
Trên thực tế, hiện tượng này cực phổ biến. Một nghiên cứu tại Anh quốc cho thấy 50% trẻ sơ sinh cả nam lẫn nữ khi sinh đều trải qua hiện tượng ngực to phồng. Thậm chí 5% các trẻ em trai còn có sữa từ trong ngực, dân gian gọi là witch-milk, sữa của phù thuỷ.
Thủ phạm của hiện tượng này, không ai khác chính là nội tiết tố nữ từ mẹ truyền sang con, trong và sau quá trình mang thai.
Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và tự hết sau 3 tháng, hoặc lâu hơn.
Nếu ngực bé bị đỏ, sưng và nếu con có triệu chứng sốt thì cha mẹ cần tìm lời khuyên của thầy thuốc để loại trừ nguyên nhân viêm nhiễm tế bào ngực.
Lâu ngày không ị
Một bà mẹ của bé 2 tuần đưa con đến phòng cấp cứu bởi bé đã qua 5 ngày mà không ị. Con cứ rặn, vận mọi công lực trong cơ thể, mặt đỏ tía tai cho đến khi bụng cứng đơ và chỉ một chút phân nhỏ tiết ra.
Một trong những ác mộng của người làm cha mẹ là phải ngắm con rặn ị rất khổ sở trong những ngày đầu đời.
Nên nhớ, đây là những lần đầu tiên con sử dụng đến những cơ hoành này để đào thải, cho nên dù cái quá trình ấy có tự nhiên đi đến đâu đi chăng nữa, nó vẫn luôn cần sự cố gắng từ phía con.
Bác sĩ nhi khoa Rebecca Preziosi tại Trung tâm y tế Sharpe Rees-Stealy, San Diego (Mỹ) cho biết: “Việc con gồng mình, rặn, ậm ạch thậm chí vặn mình để phân có thể đi qua được các lớp cơ nơi hậu môn, nhìn trông rất vất vả, nhưng là hoàn toàn bình thường. Một em bé có thể đi ị một lần trong vòng 6-10 ngày vẫn được coi là bình thường nếu phân không cứng”. Táo bón hay không, hãy nhìn phân của bé để đánh giá.
Nhiều bé lâu không ị có thể do một hiện tượng sinh lí đặc biệt liên quan đến các đầu dây thần kinh ở vùng hậu môn, lúc này thụt hậu môn có thể là lợi bất cập hại.
Rất nhiều mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn cầu cứu đến tôi khi con 8-10 ngày không ị. Việc các bé bú mẹ hoàn toàn bị táo bón là cực kì hiếm. Với các bé bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ được bé tiêu hoá trọn vẹn nên đôi khi chất thải ra chỉ là nước tiểu, và bé mất nhiều thời gian hơn để tạo chất thải rắn như phân.
Vào các chu kỳ phát triển nhanh (growspurt), những em bé nếu không tự tăng lượng bú thì các bậc cha mẹ có thể nhận thấy thời gian giữa các lần đại tiện sẽ dài hơn. Có nhiều bé trải qua chu kỳ phát triển nhanh bằng 10 -12 ngày không đi ị.
Trẻ em lâu ngày không đi ngoài có bình thường không?
Để giúp các bé đào thải phân ra ngoài, kinh nghiệm dân gian của phương tây khuyến khích làm những việc sau:
- Không xi bé ị hay đái. Khi bé có biểu hiện muốn đi tiêu, hãy để tự nhiên thực hiện sứ mệnh của nó. Việc mẹ tụt quần bé ra xi, sự thay đổi nhiệt độ và tư thế làm bé sợ và các cơ không vận hành được một cách tự nhiên.
- Tập thể dục: Đặt bé nằm. Cầm 2 chân bé gập về phía bụng để bé ở tư thế co người như bé sơ sinh uốn cong trong bụng mẹ.
- Xoa, vuốt massage quanh rốn bé theo chiều kim đồng hồ.
- Tắm nước ấm 37 độ. Tắm bồn, ngâm cả người bé trong nước ấm, nước ngập đến cổ bé.
- Nước mận có thể được dùng với liều lượng nhỏ cho các bé trên 4 tháng.
- Trong trường hợp các biện pháp trên không thành công, một chút mật ong ấm và dính sẽ được bôi vào hậu môn của bé. Với nhiệt độ ấm và sự dính của mật ong sẽ kích thích các cơ hậu môn hoạt động và đào thải phân ra ngoài.
Nên nhớ, bé bú mẹ hoàn toàn RẤT HIẾM khi bị táo bón
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo