24h đầu tiên - Trẻ sơ sinh thở khò khè và nấc cụt có sao không?

đăng bởi

 

Những giờ đầu tiên khi bước ra cuộc sống mới trôi qua của bé vẫn được mẹ và người thân theo dõi và chăm chút. Suốt 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ, khi ra đời bé sẽ có những biến chuyển mới để dần quen với cuộc sống bên ngoài.

Mẹ sẽ thấy những như tiếng nấc cục, tiếng khụt khịt phát ra từ bé. Thế nhưng trẻ có dấu hiệu thở khò khè hay ho nhiều lại là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng phát sốt.

Trẻ sơ sinh bị khò khè và ho

Nếu như bé chỉ thỉnh thoảng hắt hơi, rít hay khịt mũi nhẹ thì không phải là vấn đề mà mẹ quá lo lắng đâu. Phổi của bé non nớt và bắt đầu đón nhận không khí, thế giới bên ngoài khô ráo biết bao so với 9 tháng nằm trong làn nước ối ấm áp của mẹ.

Tập thói quen ăn ngủ cho trẻ sơ sinh với EASY ONE

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và ho khiến ba mẹ lo lắng

Thế nên bé yêu khịt mũi và đang càu nhàu vì phải hít thở bằng mũi đấy. Thế nhưng vấn đề thở khò khè ở cổ họng lại là điều mà mẹ cần quan tâm, nhất là khi chúng đi kèm ho.

Trẻ sơ sinh thở khò khè và ho nhiều nhất vào ban đêm hay thời khắc chuyển mùa, khiến không ít mẹ lo lắng trẻ sơ sinh bị ho khò khè phải làm sao. Mẹ chú ý tình trạng bé thở khò khè và ho có thể do các nguyên do như:

Do hen suyễn

Trẻ thở khò khè có thể bị hen suyễn bẩm sinh kết hợp với các yếu tố môi trường nhiều khói bụi… Không phải trẻ nào thở khò khè cũng đều do hen suyễn nhưng trẻ lớn sau 4 tuổi thì mẹ phải hết sức lưu ý. Những cơn hen có thể khiến các cơn ho tái phát nhiều với biểu hiện thở khò khè, thở ngắn hay khó thở…

 

 

Ho gà

Ho gà có thể khiến bé ho trong thời gian dài, thậm chí là ho rũ rượi. Sau khi ho, bé có thể có tiếng thở khò khè lấy lại không khí. Bệnh ho gà thực sự nguy hiểm cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.

Viêm phế quản

Bệnh có thể phổ biến ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh và gây ra hiện tượng thở khò khè thường thấy.

Nếu như bé thở khò khè nhưng không ho là do khi sinh bé nuốt phải một lượng nước ối hay chất nhầy, mà bé không thể tự hỉ mũi nên tạo ra tiếng động lạ khi thở.

Ngoài việc thở khò khè do vấn đề sức khỏe thì nguyên do khác có thể do việc bé ngạt sữa hay nằm sai tư thế.

Nhìn chung khi thở khò khè đi kèm ho nhiều thì mẹ nên nói chuyện với bác sĩ hay đưa bé tới cơ sở y tế để xác định nguyên nhân cùng cách điều trị.

Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thở khò khè, hay vặn mình có sao không

Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Nếu như bé thở khò khè đi kèm các dấu hiệu nặng khác như da mặt tím tái, sốt cao, nhịp tim đập không đều và ho dữ dội... thì bố mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp chữa trị thích hợp. Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng các cách như:

  • Sử dụng máy tạo ẩm để giảm hiện tượng tắc mũi cho trẻ. Dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi nhưng phải thực sự cẩn trọng. Vệ sinh mũi cho trẻ hiệu quả.
  • Nếu như trẻ thở khò khè cho nằm không đúng tư thế thì tránh để gối cao, giữ cho môi trường ngủ của bé trong lành.
  • Nếu như mẹ chưa có tư thế cho con bú đúng cách có thể tham khảo cách sau đó là nâng cao đầu bé khi bú, áp bụng bé vào bụng mẹ cho bé được ngậm sâu vào quầng vú. Khi bú, mẹ có thể đỡ bầu ti, giữ tay để tránh làm tia sữa bắn nhanh khiến bé sặc. Tay còn lại hãy đặt ở mông và hông của bé để lưng bé được cố định.

 

 

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không?

Những cơn nấc xuất hiện trong bụng mẹ và bé cũng đã quen với điều này. Nếu thi thoảng bé bị nấc cục thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Một số bé nấc cục do trào ngược thức ăn.

Trào ngược xảy ra do van cơ ở cuối ống thức ăn của bé, có tác dụng giữ sữa trong bụng hoạt động chưa hiệu quả. Nếu như hiện tượng nấc cục nhiều và diễn ra liên tục, khiến bé khó chịu mẹ nên dành thời gian nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này.

Một số cách để tránh cho bé bị nấc cục mà mẹ có thể tham khảo đó là:

  • Không nên để bé quấy khóc đòi ăn mới bắt đầu cho ăn. Bé khóc nhiều hay khóc khi ăn sẽ gây nấc nhiều hơn.
  • Dạ dày của trẻ sơ sinh khá nhỏ, mẹ có thể cho bé bú ít hơn xem có giảm hiện tượng nấc cục không.
  • Nếu bé bú bình thì mẹ có thể sử dụng bình có van chống sặc hoặc đầy hơn.
  • Nên giữ bé ở tư thế thẳng khoảng 20 phút sau khi bú.
  • Sau khi bú, mẹ nên tránh hoạt động nặng với bé có như hạn chế các trò chơi đòi hỏi vận động mạnh giữa bé và người lớn.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo