Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

đăng bởi Nguyễn Khải

SIDS là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Sudden Infant Death Syndrome, nghĩa là Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, đó là tình trạng trẻ sơ sinh tử vong đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Theo ước tính, ở Anh có khoảng 300 trường hợp SIDS mỗi năm và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu đời của trẻ. 

Hội chứng đột tử ở nhũ nhi (SIDS) thường xảy ra khi trẻ đang ngủ.

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng SIDS vẫn chưa được khẳng định, tuy nhiên vẫn có một số yếu tố được cho là có khả năng làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. 

Và để tìm hiểu kĩ hơn về SIDS, mời bố mẹ tiếp tục đọc các thông tin hữu ích trong bài viết, trong đó có cả cách bảo vệ trẻ khỏi các rủi ro liên quan đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

SIDS là gì?

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hay còn gọi là hội chứng đột tử không giải thích được ở trẻ em là một chẩn đoán được đưa ra trong trường hợp một em bé khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên tử vong mà không hề có lý do hay nguyên nhân rõ ràng.

SIDS ở trẻ sơ sinh còn được gọi là “cái chết trong nôi”, tuy nhiên, tên gọi này dễ khiến bố mẹ suy nghĩ sai lầm rằng con chỉ có thể bị ảnh hưởng bởi SIDS khi ngủ trong nôi. Trên thực tế, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng tới trẻ ngủ ở bất kỳ đâu.

SIDS phổ biến như thế nào?

 

Nguy cơ chết sơ sinh của trẻ có thể sẽ giảm bớt nếu bố mẹ không cho con ngủ chung giường.

Thật may là hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh rất hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên ở Anh mỗi năm vẫn có khoảng 300 trẻ sơ sinh tử vong không rõ nguyên nhân và khoảng ⅔ trong số các trường hợp này được ghi nhận là hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Nguyên nhân dẫn đến SIDS

Rất khó để khẳng định những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh là gì. Mà nguyên nhân này có thể là sự kết hợp của một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong giai đoạn trẻ mong manh và dễ bị tổn thương nhất trong cuộc đời.

Một số chuyên gia cho rằng SIDS có thể sẽ dễ xảy ra hơn nếu trẻ sơ sinh có vấn đề ở phần não kiểm soát hơi thở, nhịp tim và sự thức giấc. 

Khi cơ thể của những em bé này bị căng thẳng, ví dụ như quá nóng, hoặc mũi, miệng của trẻ bị che kín bởi chăn hay ga giường thì bé sẽ không thể điều chỉnh nhịp tim, nhịp thở và nhiệt độ cơ thể tốt như những đứa trẻ khác.


Hiện nay vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Mặc dù không có bệnh nhiễm trùng nào được cho là nguyên nhân gây ra hội chứng SIDS nhưng rất có thể sự phản ứng của cơ thể trẻ với một số triệu chứng nhiễm trùng nhẹ cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Thời điểm SIDS xảy ra

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) thường xảy ra khi em bé đang trong giấc ngủ. Thời điểm xảy ra có thể là vào ban đêm hoặc bất kì một lúc nào đó trong ngày, ví dụ như lúc con ngủ trưa hay ngủ những giấc ngủ ngắn.

Trẻ có thể mắc hội chứng này khi đang ngủ trong cũi, trong xe đẩy hoặc thậm chí là trong vòng tay ôm ấp của cha mẹ.

SIDS thường xảy ra phổ biến hơn vào mùa đông và tăng lên vào những tháng lạnh nhất. 

Nguyên nhân có thể là do đây là thời điểm tình trạng nhiễm trùng gia tăng hoặc cũng có thể là do vào thời gian này bố mẹ thường cho trẻ dùng thêm khăn trải giường hoặc bật máy sưởi vào ban đêm để sưởi ấm cho con. 


SIDS có thể xảy ra khi trẻ ngủ trong cũi, trong nôi, trên giường hoặc trong vòng tay cha mẹ.

Vì thế bố mẹ cũng nên tìm hiểu thêm các cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông sao cho nhiệt độ cơ thể con tăng lên vừa phải và con không bị quá nóng.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc SIDS cao nhất?

Hầu hết các trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong vòng 6 tháng đầu đời và phổ biến nhất là trong khoảng thời gian trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi. 

Nguy cơ trẻ bị đột tử không rõ nguyên nhân sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và có khá ít trường hợp trẻ tử vong do SIDS sau 1 tuổi.

Đối tượng trẻ có tỉ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao nhất là ở những em bé của các mẹ dưới 20 tuổi. 

Điều này có thể là do lối sống và hoàn cảnh chứ không phải do một mình lý do tuổi tác của người mẹ gây ra. Vì vậy các bà mẹ trẻ nên tìm hiểu thật kĩ về SIDS cũng như cách tạo dựng môi trường ngủ an toàn cho con.

 

Trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc SIDS cao nhất.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác có khả năng làm tăng nguy cơ mắc SIDS ở trẻ mà bố mẹ không thể thay đổi hoặc tác động, ví dụ như giới tính của trẻ. 

Cụ thể là SIDS xảy ra thường xuyên ở bé trai hơn bé gái do sự khác nhau về nội tiết tố và phản ứng của não bộ ở bé trai cũng có sự khác biệt so với bé gái.

Trẻ sinh non (chào đời trước 37 tuần) và trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2,5kg có nguy cơ phải đối mặt với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn những em bé bình thường khác.

Mặc dù việc bố mẹ lo lắng cho sức khỏe của em bé sinh non, nhẹ cân nhiều hơn những em bé khác là điều tự nhiên nhưng bố mẹ cũng nên nhớ rằng, SIDS rất hiếm khi xảy ra và phần lớn các em bé đều trải qua 6 tháng đầu đời mà không gặp bất kỳ vấn đề nào. 

POH tin rằng, dù mẹ nuôi con theo cách gì thì an toàn ngủ vẫn cần là ưu tiên số 1 trong hành trình chăm sóc con cái giai đoạn 0-1 tuổi. Và tại "Khóa học dành cho bà mẹ bận rộn" của POH, an toàn ngủ luôn là ưu tiên hàng đầu. Các mẹ sẽ được tư vấn chuyên sâu về an toàn ngủ trước khi hướng dẫn tự ngủ.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo