Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

đăng bởi

 

Làm sao để nhận biết con đã sẵn sàng ăn dặm?

Đến khoảng sáu tháng tuổi, mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu cho thấy con yêu đã sẵn sàng để ăn dặm thêm ngoài việc bú sữa. Các dấu hiệu sau cho thấy con bạn đã sẵn sàng để ăn dặm, bao gồm:

  • Bé giữ tư thế ngồi cân bằng
  • Bé có thể giữ đầu ổn định
  • Bé biết cách tự mình lấy thức ăn và đưa vào miệng

Khi bắt đầu ăn dặm, một dấu hiệu tốt khác cho thấy bé đã sẵn sàng là bé nuốt thức ăn, thay vì đẩy đồ ăn ra khỏi miệng.
               Bé tự đưa vào miệng là dấu hiệu con có thể ăn dặm được rồi đó mẹ

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này trước khi bé khoảng sáu tháng tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ gia đình trước khi cho bé ăn dặm. Hệ tiêu hóa của bé có thể chưa đủ trưởng thành để xử lý với các dạng đồ ăn cứng hơn.

Nếu con đã chạm mốc sáu tháng tuổi mà bạn vẫn không nhận thấy những dấu hiệu này thì các mẹ cũng nên nói chuyện với bác sĩ gia đình. Ở tuổi này, con cần nhiều chất dinh dưỡng hơn lượng nhận được từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

>> Mẹ đã biết các món cháo cho bé 6 tháng tuổi đủ chất, dễ làm?

>> Chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

 

 

Thức ăn đầu tiên của con nên ở dạng nhuyễn, thức ăn cầm tay hay cả hai?

Ăn dặm truyền thống có nghĩa là các mẹ cho con ăn bằng thìa hoặc thức ăn nghiền nhuyễn.

Cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) có nghĩa là cho bé được tự ăn toàn bộ thức ăn cầm bằng tay.

Không có cách nào là hoàn toàn đúng cho các mẹ nuôi con nhỏ, vì vậy mẹ hãy thử nghiệm và tìm ra những gì phù hợp nhất cho bản thân mình và con yêu.

Trong thực tế, hầu hết các bậc cha mẹ cuối cùng chọn sự kết hợp của cả hai. Ví dụ, mẹ có thể thấy dễ dàng hơn khi cho bé tham gia các bữa ăn gia đình ở nhà, nhưng khi ra ngoài thì cho bé ăn bằng bình lại tiện lợi hơn.

Hoặc các mẹ có thể thích cho con ăn bột nhuyễn khi ở nhà, nhưng để bé nhấm nháp một chiếc bánh gạo khi đang ở trong một quán cà phê.

Không có quy tắc nào là cố định; các mẹ chỉ cần làm bất cứ điều gì được cho là tốt nhất cho bé và gia đình.

Lợi ích của việc ăn dặm tự chỉ huy (BLW)

  • Tham gia cùng với các thành viên còn lại trong bữa ăn gia đình có thể đem lại niềm vui cho con và là trải nghiệm gắn kết tuyệt vời. Bé có thể thưởng thức cùng một loại thức ăn như những người khác trong gia đình (với điều kiện là khẩu phần ăn của bé không có đường hoặc muối), vì vậy mẹ sẽ không phải nấu riêng đồ ăn. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ học được rất nhiều bằng cách xem mọi người ăn.
  • Con có thể tận hưởng sự độc lập trong việc lựa chọn ăn gì trước tiên và đi theo tốc độ của riêng mình. Tự ăn cũng là cách thực hành tuyệt vời cho sự phối hợp tay và mắt của bé.

Ăn dặm bé tự chỉ huy tạo cơ hội cho con yêu ngồi ăn cùng cả nhà như thế này

  • BLW ngay từ đầu cho phép mẹ giới thiệu cho con nhiều món ăn với kết cấu khác nhau. Mặc dù có thể gây ra sự bừa bộn; nhưng nhiều em bé thích cảm giác nặn và vắt thức ăn, trước khi thực sự tận hưởng món ăn đó.
  • Thưởng thức nhiều loại thực phẩm từ thời điểm còn bé có thể giúp bé có chế độ ăn đa dạng hơn khi bé lớn lên.
  • Bữa ăn trở nên bớt căng thẳng. Mẹ không cần phải chuẩn bị các bữa ăn riêng biệt và có thể cho bé tự ăn, thay vì khuyến khích hoặc vất vả dỗ dành bé mỗi lần dùng bữa.

Lợi ích của ăn dặm truyền thống bé 6 tháng

  • BLW có thể khiến bữa ăn trở nên lộn xộn với nhiều thức ăn rơi vãi trên nền nhà. Cho ăn bằng thìa giúp mẹ kiểm soát việc ăn uống của con tốt hơn, do đó có thể giảm thiểu sự bừa bãi và lãng phí.
  • Một số bé thích thức ăn dạng nhuyễn ngay từ khi bắt đầu và mất nhiều thời gian để làm quen với kết cấu đồ ăn mới
  • Mẹ sẽ dễ dàng nhận biết con ăn được bao nhiêu, vì vậy mẹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi biết rằng con hấp thụ được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Dù mẹ chọn cách tiếp cận nào, để bé làm quen với loại thức ăn mới có thể sẽ mất nhiều thời gian. Các mẹ sẽ cần phải cho con ăn một loại thực phẩm nào đó nhiều lần trước khi bé quyết định rằng mình có thích món ăn đó hay không. Sự kiên trì và kiên nhẫn của mẹ chính là chìa khóa thành công!

Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì?

Con yêu sẽ thích cùng một loại đồ ăn cho dù mẹ chọn cách ăn dặm truyền thống, ăn dặm bé tự chỉ huy BLW, ăn dặm kiểu Nhật hay kết hợp cả hai trong 3 phương pháp.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Đối với ăn dặm truyền thống, mẹ sẽ cho bé ăn các loại thực phẩm liệt kê sau đây dưới dạng nguyên chất hoặc xay nhuyễn. Mẹ cũng có thể cho thêm chút sữa ăn hằng ngày của bé nếu thích.

Đối với ăn dặm BLW, hãy chia thức ăn thành từng miếng mà bé có thể dễ dàng cầm nắm - có kích thước bằng ngón tay người lớn.

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Chế độ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng bao gồm:

  • Các loại rau nấu chín và đã để nguội, chẳng hạn như cà rốt, rau mùi tây hoặc khoai tây.
  • Trái cây, chẳng hạn như đào, dưa, táo hoặc lê đã nấu chín và để nguội.
  • Gạo hoặc ngũ cốc cho bé, trộn với sữa ăn hằng ngày của bé (cho phương pháp ăn dặm truyền thống hoặc kết hợp).

Bạn cũng có thể thử các loại rau khác, như bông cải xanh, súp lơ, rau chân vịt, khoai lang, và các loại trái cây như kiwi, cam, dâu tây hoặc xoài.

Đối với ăn dặm truyền thống, các mẹ thường thích cho bé ăn trái cây hoặc rau tại thời điểm bắt đầu.

- Khi con đã làm quen với cách ăn dặm, bạn có thể bắt đầu kết hợp các hương vị khác nhau, chẳng hạn như táo và lê, hoặc cà rốt và khoai lang.

- Khi con được sáu tháng tuổi và thích ăn các loại trái cây và rau, bạn có thể chuyển sang các thực phẩm khác từ các nhóm chính dưới đây:

  • Bánh mì, gạo, khoai tây và mì ống
  • Thực phẩm từ sữa có đầy đủ chất béo
  • Thịt, cá, trứng và đậu

Cho bé làm quen với một loạt các loại thực phẩm và mùi vị ở giai đoạn này sẽ giúp tránh cho bé  trở thành một người ăn uống cầu kỳ sau này.

Mẹ nên cho bé thử những món ăn mặn cũng như ngọt, để bé có cơ hội được thưởng thức nhiều hương vị khác nhau.

Loại thực phẩm nào không nên cho bé ăn?

Dù là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân hay không, mẹ cũng không nên đưa đường và mật ong vào chế độ ăn của con

Những thực phẩm sau đây không an toàn cho bé khi được sáu tháng tuổi:

  • Mật ong: Mật ong đôi khi có thể chứa vi khuẩn có thể làm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi bị ốm nặng.
  • Các loại hạt nguyên chất: Đây là nhóm thực phẩm chứa những nguy hiểm cho trẻ em dưới năm tuổi vì nguy cơ gây nghẹt thở. Tuy nhiên, các loại hạt nghiền kỹ và bơ hạt lại an toàn cho trẻ. Các mẹ nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ trước khi cho bé ăn các sản phẩm làm từ đậu phộng nếu gia đình có tiền sử dị ứng.
  • Cá mập, cá kiếm và cá cờ xanh: Những loại cá này đều có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, không an toàn cho trẻ.
  • Động vật có vỏ sống: Loại đồ ăn này có thể khiến bé của bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
  • Đồ ăn nhiều muối hoặc đường: Quá nhiều muối (hơn 1g muối mỗi ngày) sẽ có hại cho thận của bé. Mẹ nên kiểm tra nhãn thực phẩm cẩn thận để đảm bảo con không bị hấp thụ quá nhiều. Đường có hại cho răng của bé, vì vậy mẹ không nên thêm đường vào bữa ăn của con. Tránh cho bé ăn đồ ngọt như bánh ngọt, bánh quy và đồ uống có đường.
  • Con yêu sẽ cần nhiều năng lượng để phát triển và lớn lên, vì vậy mẹ hãy cung cấp sữa có chứa đầy đủ chất béo, sữa chua và phô mai, thay vì các phiên bản thực phẩm từ sữa ít béo.

Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ nên tránh cho bé ăn các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như khoai tây chiên giòn, bánh quy và bánh ngọt.

  • Ngoài ra, không nên cho bé ăn trứng lòng đào và thực phẩm làm từ trứng sống. Mặc dù với trứng được kiểm định an toàn, có tem chất lượng có nguy cơ ngộ độc salmonella là rất thấp. Trứng không được dán tem này nên trải qua nấu chín hoàn toàn đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ đều được chín kỹ trước khi mẹ cho bé ăn.

Trẻ sáu tháng tuổi nên ăn bao nhiêu là đủ?

Khi bạn mới bắt đầu ăn dặm cho con, đừng quá lo lắng về việc bé nên ăn bao nhiêu. Con bạn vẫn sẽ nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Điều quan trọng nhất là làm cho bé quen với việc được thử nhiều loại thực phẩm, và để con nếm nhiều hương vị khác nhau.



Mẹ nên để con yêu ăn thỏa thích theo nhu cầu chứ không nên ép con ăn

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?

Mẹ có thể bắt đầu bằng cách cho bé ăn một vài miếng hoặc muỗng cà phê thức ăn, mỗi ngày một lần.

Khi con quen với thói quen ăn uống, mẹ có thể dần dần cung cấp nhiều thực phẩm hơn với mức độ thường xuyên hơn, cho đến khi con hoàn toàn tham gia cùng với các bữa ăn gia đình.

Nếu con nhỏ của bạn không hứng thú, đừng cố ép bé ăn. Thay vào đó, mẹ chỉ cần tiếp tục cho con ăn lại thức ăn đó cho đến khi con quan tâm. Hãy để bé tự ăn với tốc độ của riêng mình, và ăn nhiều - hoặc ít - như bé muốn.

 

 

Bé sáu tháng tuổi nên uống gì?

Nếu bé bú bình, mẹ hãy tiếp tục cho bé uống sữa công thức như thông thường mà không cần phải chuyển sang loại sữa khác.

Nếu bạn đang cho con bú, sữa mẹ sẽ tiếp tục bảo vệ bé khỏi các bệnh tật và nhiễm trùng miễn là mẹ tiếp tục cho bé bú.

Sử dụng sữa bò trong bữa ăn của bé là tốt, nhưng mẹ không nên cho bé uống sữa bò cho đến khi bé được một tuổi.

Thay vào đó, con nên tiếp tục uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, để cung cấp cho cơ thể bé nhiều nhất các vitamin và khoáng chất cần thiết

Khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn cũng có thể cho bé uống nước khi tới bữa ăn. Nếu con được hơn sáu tháng tuổi, mẹ không cần đun sôi và làm nguội nước.

Bạn cũng có thể cho bé uống nước trái cây pha loãng (một phần nước ép cho thêm 10 phần nước) trong bữa ăn, nhưng tránh bí đao và đồ uống có ga, không có tác dụng cung cấp cho cơ thể con bất kỳ loại vitamin nào cần thiết.

Mẹ cũng nên tuyệt đối tránh cho bé uống đồ uống chứa caffein, bao gồm trà và cà phê, vì những thứ này làm giảm lượng chất sắt bé hấp thụ từ thức ăn của mình.

Nguồn: Babycenter

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo