Thực đơn dinh dưỡng cho bé 8 tháng ăn dặm truyền thống

đăng bởi Minh Tâm

8 tháng tuổi là giai đoạn bé có bước phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ, đặc biệt là khả năng vận động.

Bởi vậy nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng cao hơn so với những tháng đầu đời. Mẹ càng phải lưu ý xây dựng khẩu phần và thực đơn ăn dặm phù hợp để hỗ trợ bé phát triển tốt nhất.

Tháng thứ 8 cũng là khoảng thời gian bé phải đối mặt với tuần khủng hoảng 37. Bởi vậy bé có thể biếng ăn sinh lý trong một vài tuần, mẹ hãy kiên nhẫn đừng ép bé ăn và đồng hành cùng bé vượt qua nhé.

 

 

1. Lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày

  • Sữa: 500-800ml *
  • Nhóm tinh bột :20-30g *
  • Nhóm đạm (Thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, thủy sản…): 20-30g *
  • Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ : Rau củ các loại: 20g; Quả chín: 50-100g *
  • Nhóm chất béo (dầu, mỡ): 6-10ml *

 

 

Bé 8 tháng ăn được gì?

Bước sang tháng thứ 8, mẹ có thể giới thiệu đa dạng thêm một số loại nguyên liệu thuộc nhóm chất đạm cho bé bao gồm: thịt gia cầm (gà, chim cút, chim bồ câu…), thủy sản (cua đồng, tôm đồng, lươn, cá trê…), thịt lợn.

Mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua và phô mai vào thực đơn bữa phụ của bé. Sữa chua có thể được làm từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc các loại bán sẵn trên thị trường.

*Lưu ý:

- Lượng ăn mang tính chất tham khảo, mẹ không cần ép bé ăn hết lượng chất này mỗi ngày mà tùy theo khả năng của bé

- Mẹ lưu ý thử dị ứng 3-5 ngày mỗi khi cho bé ăn thực phẩm mới

>> Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng

Mẹ cần bổ sung sữa chua vào thực đơn ăn dặm của bé 8 tháng tuổi

2. Cách chế biến các món ăn dặm cho bé

Sau đây là cách chế biến đồ ăn dặm dựa trên hướng dẫn của Viện dinh dưỡng:

- Sơ chế thực phẩm: Mẹ chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sạch và ưu tiên những loại thực phẩm đúng mùa và có sẵn tại địa phương. Trước khi nấu, mẹ sơ chế và rửa kỹ bằng nước sạch.

- Quy trình nấu bột/cháo:

Sang nửa sau của tháng thứ 8, mẹ có thể cho bé làm quen với cháo hạt vỡ và theo dõi khả năng nuốt của bé để có điều chỉnh độ thô phù hợp. Cách nấu bột/ cháo ở tầm tháng tuổi này như sau:

 

 

 + Bước 1: Mẹ có thể nấu sẵn một nồi cháo trắng. Mỗi lần ăn, mẹ múc ra một lượng vừa đủ và thêm nước để điều chỉnh độ đặc loãng. Đối với yến mạch, mẹ có thể dùng loại cán dẹt, xay nhỏ thay vì bột yến mạch như trước đây.  

 + Bước 2: Mẹ nên cho thịt/cá vào và bột/cháo hóa lẫn vào nước ngay từ đầu để có thời gian đun chín kỹ.

 + Bước 3: Khi bột/cháo gần chín, mẹ mới cho rau củ được xay mịn vào sau cùng. Đây là thao tác quan trọng để giữ vitamin và khoáng chất không bị phân hủy do quá nóng.

 + Bước 4: Cuối cùng mẹ cho một ít dầu ăn vào khuấy đều.

Đối với món trái cây xay, mẹ nên xay rối hơn, thời gian xay giảm dần theo từng tuần. Những loại quả chín mềm như chuối, kiwi, đu đủ, bơ…mẹ có thể dùng thìa nghiền nhỏ thay vì sử dụng máy xay sinh tố. Những loại quả cứng như táo, lê… mẹ có thể hấp sơ rồi nghiền nhỏ.

Mẹ nên giảm dần thời gian xay trái cây để bé tập nhai

3. Thực đơn ăn dặm hàng tuần cho bé 8 tháng

Sau đây là thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé để mẹ tham khảo. Mẹ cần quan sát con để có các điều chỉnh phù hợp. 

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 1

Vì nhu cầu dinh dưỡng của bé đã cao hơn nên mẹ có thể tăng thêm một bữa bột/cháo ngọt/mặn cho bé.

Theo đó, một ngày bé sẽ có 3 bữa sữa, 2 bữa chính (với bột/cháo) và 1 bữa phụ (với trái cây xay/nghiền). Mẹ có thể cho bé ăn sữa trước hoặc sau khi ăn dặm tùy thuộc nhu cầu của bé. 

Trong những tuần đầu mới tăng thêm số bữa, mẹ lưu ý sắp xếp khẩu phần để có các bữa bột ngọt và bột mặn xen kẽ, tránh việc hệ tiêu hóa của bé bị “quá tải” 

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 1

Cháo gà bí đỏ giúp bé tăng cân

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 2

Mẹ tiếp tục giới thiệu chim bồ câu vào thực đơn cho bé. Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng cao trong nhóm gia cầm. Đồng thời thịt mềm và có mùi vị thơm đặc trưng sẽ kích thích khứu giác và vị giác của bé.


Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 2

Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng cao trong nhóm gia cầm

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 3

Sang tuần thứ 3, mẹ có thể cho bé làm quen với cháo hạt vỡ và đưa thêm thịt lợn vào thực đơn tuần này. Thịt lợn là món ăn thông dụng trong các gia đình Việt.

Ngoài protein và các thành phần dinh dưỡng khác, trong thịt lợn chứa khá nhiều chất béo. Mẹ có thể bắt đầu với thịt nạc thăn để tốt hơn cho hệ tiêu hóa của bé.


Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 3

Cháo thịt lợn là món ăn quen thuộc và bổ dưỡng

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 4

Mẹ có thể giới thiệu tôm đồng và lươn vào thực đơn tuần này cho bé. Thịt tôm đồng chứa omega 3, giàu vitamin A, D có lợi cho sự phát triển trí não của bé. Lươn giàu vitamin, khoáng chất và chất béo giúp bé tăng cân hiệu quả.


Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 4

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo