Những sai lầm và cách khắc phục khi bé 7 tháng LƯỜI uống sữa

đăng bởi Minh Tâm

 

Vì sao bé 7 tháng lười uống sữa?

Ốm, sốt, mọc răng

Mọc răng: Những chiếc răng sữa mới nhú lên khiến nướu và lợi của bé bị đau đớn. Bé không còn thiết tha gì đến cả việc ăn dặm lẫn uống sữa.

Ốm sốt: Giống như người lớn, khi bị ốm sốt hoặc đơn giản chỉ là nhiệt miệng hay đầy bụng, cơ thể mệt mỏi khó chịu, bé chẳng muốn ăn hay uống mà chỉ muốn mẹ ôm vào lòng mà thôi!

Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Đối với một số trẻ sinh non hoặc có tốc độ phát triển muộn hơn một chút, bé 7 tháng vẫn chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm. Hệ tiêu hóa chưa có sự chuẩn bị để thích nghi với những loại thức ăn quá mới mẻ nạp vào cơ thể. Khả năng hấp thu bị giảm khiến cảm giác ngon miệng cũng bị giảm theo, dẫn đến việc bé 7 tháng không chịu uống sữa.

Mặt khác, thông thường các bé 6 tháng đã đủ điều kiện làm quen với việc ăn dặm nhưng tới 7 tháng mẹ mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Thời điểm này, cầu phát triển của bé đòi hỏi thêm một số chất dinh dưỡng mà sữa không đủ để đáp ứng.

Bé thức giấc nhiều hơn vì đói. Bé có xu hướng chuyển dịch lượng sữa từ ngày sang đêm, vì thế mẹ có thể thấy bé từ chối ăn sữa vào các bữa ban ngày. Hơn nữa, việc này còn khiến nếp sinh hoạt của bé bỗng bị đảo lộn theo.

Nếu em bé của mẹ thuộc trường hợp này, mẹ quay về bài viết về chế độ ăn cho bé 6 tháng của POH để có hướng dẫn cụ thể hơn, giúp mẹ giải đáp được những câu hỏi thường gặp như khi nào cho trẻ ăn dặm, bé 6 tháng ăn mấy bữa, lịch ăn dặm bé 6 thángthực đơn ăn cho bé 6 tháng tuổi nhé!

 

>> Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng (full 30 ngày)

>> Khỏi 'vắt óc' suy nghĩ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng (30 ngày)

Bé 7 tháng không chịu uống sữa

Ăn dặm sai cách

Nhiều gia đình vẫn giữ quan điểm cho rằng bé ăn càng nhiều càng tốt nên thường ép bé ăn nhiều hơn mức cơ thể cần. Vậy làm sao để xác định được như thế nào là quá nhiều thức ăn dặm hay quá ít sữa? Không có công thức chính xác nào để tính ra lượng ăn này nhưng mẹ có thể theo dõi các dấu hiệu đói và thèm ăn của bé cũng như lượng sữa tối thiểu cần có. 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, lượng sữa cần đảm bảo tối thiểu cho bé giai đoạn này là khoảng 560 ml mỗi ngày. 

Mẹ cũng có thể tham khảo chế độ ăn cho bé 7 tháng tuổi của POH. 

Bé ăn dặm quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ không còn chỗ cho sữa. Trong khi đó dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé.

Lịch sinh hoạt không phù hợp

Ăn – ngủ - haotj động luôn có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Khi có sự xáo trộn trong nếp sinh hoạt, hoặc bé bước sang giai đoạn phát triển mới mà mẹ vẫn giữa nếp cũ, chưa có sự điều chỉnh phù hợp, bé có thể từ chối cả ăn dặm và uống sữa

Ngoài ra lịch ăn dặm quá dày khi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn, bé vẫn có cảm giác no bụng nên từ chối uống sữa.

Biếng ăn sinh lý

Bé có thể rơi vào giai đoạn biếng ăn sinh lý do có biến động trong quá trình phát triển cả về thể chất và nhận thức như mọc răng, biết bò, tập ăn dặm… Biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, trong đó có việc từ chối uống sữa.

 

 

Sai lầm thường gặp của mẹ khi bé lười uống sữa

Bé có khắc phục được tình trạng lười uống sữa hay không phụ thuộc rất nhiều vào Phản ứng và cách xử lý của mẹ. Vậy mẹ có đang xử lý sai cách khiến tình hình ngày càng trầm trọng hơn? Dưới đây là một số sai lầm mẹ thường vô tình mắc phải khi bé lười uống sữa, mẹ theo dõi để rút kinh nghiệm nhé!

Đánh lạc hướng

Cũng giống như khi bé không chịu ăn, người lớn thường dỗ bé từng thìa sữa miễn sao bé chịu nuốt bằng cách cho bé chơi đồ chơi hoặc cho xem các thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại, ipad…

Gây áp lực bằng quát mắng

Khi ép bé uống sữa bằng mọi cách mà không có kết quả, mẹ trở nên căng thẳng và bắt đầu dọa nạt, quát mắng. Việc ăn uống trong trạng thái sợ hãi và áp lực có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm lý và nhận thức của bé. 

Bổ sung các loại thực phẩm chức năng vì lo bé thiếu chất

mẹ có thấy hình bóng của mình trong tình huống này: Khi bé lười uống sữa, câu hỏi đầu tiên mẹ có thể nghĩ đến là “Bé 7 tháng lười uống sữa cần bổ sung chất gì?” hay “Bé 7 tháng lười uống sữa cho uống sữa gì?”. Và sau đó mẹ xin kinh nghiệm hết người này đến người kia rồi nháo nhào mua các loại thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp, sữa dinh dưỡng và tiếp tục…ép con uống.

Nhưng mẹ có biết rằng con mới 7 tháng tuổi mà thôi, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa và hệ bài tiết đang trong quá trình hoàn thiện mỗi ngày. Việc bổ sung quá nhiều chất bổ dưỡng tạo thành gánh nặng rất lớn lên cơ thể còn non nớt của bé.

Nếu thấy mình vẫn còn đang loay hoay với những câu hỏi này, mẹ hãy cho bé đi khám dinh dưỡng để nhận được tư vấn và lộ trình phù hợp và có cơ sở mẹ nhé!

Mẹ dỗ dành bé uống sữa bằng mọi cách

Gọi bé dậy để ăn sữa vào ban đêm

Đây là giải pháp rất nhiều mẹ thường làm. Khi bé không chịu uống sữa, mẹ chờ đến đêm đánh thức bé dậy ăn trong trạng thái lơ mơ. Hoặc khi bé có phản xạ bú mút trong khi ngủ, mẹ cho bình sữa vào miệng để bé mút thay vì cho bé ti giả hay trấn an bé tiếp tục ngủ. Giấc ngủ đêm là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. Khi giấc ngủ đêm bị gián đoạn bởi chuyện ăn uống, con mất đi cơ hội nhận được hormone tăng trưởng một cách trọn vẹn và tự nhiên nhất. Mặt khác, khi bé ăn đêm, lượng ăn ban ngày sẽ càng giảm sút. Trong khi đó, ban ngày mới là thời gian để bé tập trung hoạt động nên cần nhiều năng lượng nhất.

Bé 7 tháng lười uống sữa mẹ phải làm sao?

Trước hết, mẹ xem xét kỹ các nguyên nhân có thể khiến bé từ chối sữa để có cách giải quyết phù hợp nhất

Nếu nguyên nhân đến từ các vấn đề sức khỏe của bé: Mẹ tuyệt đối đừng ép bé uống sữa lúc này mà hãy “chiều” bé một chút nhé. Bởi người lớn chúng ta khi đau ốm cũng vậy thôi, đều chẳng muốn ăn uống cả mà! Nếu bé hợp tác, mẹ có thể cho bé ăn những đồ ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp giúp bé dễ tiêu hóa nhé.

Nếu bé lười uống sữa do đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, việc duy nhất mẹ có thể làm là chờ đợi giai đoạn này qua đi. Khi bé hoàn thành kỹ năng mới, em bé vui vẻ của mẹ sẽ trở lại hào hứng với sữa ngay thôi!

Mẹ kiên nhẫn giúp bé khắc phục tình trạng lười uống sữa

Nếu đã loại trừ xong những nguyên nhân này, mẹ hãy đọc tiếp những lưu ý sau đây nhé:

Sắp xếp lại lịch sinh hoạt phù hợp

Mẹ quan sát nếp ăn, ngủ và hoạt động trong ngày của bé để điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé. Việc này giúp mẹ cân đối cả ăn dặm và uống sữa bởi mục tiêu cuối cùng không phải bé bú được càng nhiều sữa càng tốt mà quan trọng là đảm bảo chế độ dinh dưỡng tổng thể cho bé.

Kết hợp ăn sữa và ăn dặm nhịp nhàng

- Cho bé ăn sữa trước khi ăn dặm: Đầu tiên mẹ cho bé ăn một lượng sữa vừa phải trước nhưng không để bé no hoàn toàn. Sau khoảng 30 phút, mẹ bắt đầu mời bé ăn dặm. Theo đó bé vừa uống được sữa vừa tự điều chỉnh nhu cầu ăn dặm.

- Cắt giảm số lượng thức ăn dặm: Khi lượng sữa giảm quá nhiều do với mức khuyến nghị dành cho trẻ 7 tháng tuổi, mẹ có thể giảm số bữa hoặc cắt hẳn ăn dặm và quay trở lại chế độ ăn chỉ sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi lượng sữa tăng lên.

Nếu lượng sữa giảm nhưng không quá nhiều, mẹ có thể cắt giảm khẩu phần ăn dặm từng chút một. Khi kết hợp cách này với việc ăn sữa trước khi ăn dặm, bé sẽ dễ dàng thích nghi với sự thay đổi hơn.

- Cho bé ăn theo thứ tự ăn sữa – ăn dặm – ăn sữa: Mẹ có thêm một lựa chọn nữa là cho bé bú một ít sữa trước, sau đó ăn dặm với lượng nhỏ rồi kết thúc là bú sữa theo nhu cầu của bé. Cách này phù hợp nhất với những bé mới bắt đầu ăn dặm mà từ chối uống sữa. 

 

 

Kiên nhẫn 

Dù mất kiên nhẫn với tình trạng bé 7 tháng lười uống sữa đến đâu đi nữa thì mẹ luôn nhớ tuyệt đối không nhượng bộ cho những sai lầm ở trên nhé. Quá lo lắng và căng thẳng sẽ gây áp lực lên cả mẹ và con. Mẹ hãy bình tĩnh quan sát để tìm ra cách hỗ trợ tốt nhất cho con yêu nhé!

Nếu mẹ vẫn đang loay hoay với lịch ăn, lịch ngủ của con mà không biết làm sao để tránh vấp phải những sai lầm ở trên, mẹ có thể tham khảo khóa học POH EASY TWO nhé!

POH Easy Two giúp ba mẹ thiết lập lịch sinh hoạt Easy giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng, cách vượt biếng ăn sinh lý, vượt khủng hoảng ngủ và tuần wonder week dày đặc trong 1 năm đầu đời...

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo