Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ và 'mách nhỏ' cho mẹ

đăng bởi Minh Tâm

Con biếng ăn, không chịu ăn thức ăn, bỏ uống sữa… luôn là vấn đề khiến mẹ không khỏi trăn trở. Biếng ăn ở trẻ gồm 3 dạng khác nhau và biếng ăn sinh lý là một trong số đó. Trong bài viết này, mẹ sẽ tìm hiểu trẻ biếng ăn sinh lý giai đoạn nào, trẻ biếng ăn sinh lý thường có những biểu hiện nào, phải làm sao để đối phó với biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh… Mẹ hãy theo dõi bài viết này nhé!

 

 

Trẻ biếng ăn sinh lý là gì?

Trẻ biếng ăn sinh lý là gì? Trẻ biếng ăn sinh lý là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm biếng ăn sinh lý, mẹ cần biết rằng biếng ăn ở trẻ được chia thành 3 dạng: 

  • Biếng ăn tâm lý: bé sợ hãi mỗi khi ăn do bị thúc ép ăn nhiều hơn nhu cầu
  • Biếng ăn bệnh lý: bé bị ốm, bệnh khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn 
  • Biếng ăn sinh lý: thường xuất hiện khi bé bước vào một giai đoạn phát triển nhảy vọt về thể chất và nhận thức theo chu kỳ tự nhiên. Ví dụ bé mọc răng, tập lẫy, tập đi…

Trong đó, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ kéo dài, gây chán nản và áp lực cho cả nhà nếu mẹ không tìm được cách khắc phục triệt để. Còn biếng ăn sinh lý ở trẻ chỉ diễn ra nhanh chóng, khoảng 1-2 tuần và là biểu hiện tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể đã thích nghi được với các giai đoạn phát triển, bé sẽ trở lại ăn uống bình thường.

Bé từ chối ăn khi ở giai đoạn biếng ăn sinh lý

Để nhận biết giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý, mẹ hãy dựa vào những biểu hiện dưới đây và quan sát con thật kỹ nhé:

- Bé bỗng nhiên sụt cân hoặc không tăng cân dù không bị ốm bệnh và vẫn vui vẻ chơi bình thường 

- Với bé chưa đến giai đoạn ăn dặm: bé đột nhiên không đòi bú hoặc từ chối khi mẹ mời bú, thời gian mỗi cữ bú ngắn bình thường hoặc bỏ nhiều sữa ở bình

- Với bé đang ăn dặm: 

   + Bé chỉ ăn một số món nhất định, nhất quyết không chịu thử món mới

   + Bé thường xuyên bỏ bữa, từ chối thức ăn, nếu có ăn cũng chỉ ăn rất ít

   + Bé không tập trung vào đồ ăn dù mẹ đã chịu khó thay đổi món ăn

 

 

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Trẻ biếng ăn sinh lý giai đoạn nào? Thông thường, trẻ biếng ăn sinh lý ở những giai đoạn sau đây, mẹ có thể lưu ý để chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nhé!

  • Bé 2-3 tháng tuổi: Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi và biếng ăn sinh lý ở trẻ 2 tháng tuổi là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do do thị giác có sự phát triển giúp bé nhìn được đồ vật xa hơn và rõ hơn hẳn. Ở giai đoạn này, bé thích thú, mải mê nhìn ngắm mọi thứ xung quanh và chểnh mảng việc ăn uống. Ngoài ra, mẹ còn có thể phải đối mặt với giai đoạn biếng ăn tâm lý ở trẻ 3 tháng tuổi, khi mà mẹ thúc ép bé ăn vượt quá nhu cầu cần thiết vì sợ con không hấp thụ đủ dưỡng chất. 
  • Bé 4 tháng tuổi: Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 4 tháng tuổi diễn ra khi bé có những thay đổi đáng kể đầu tiên về khả năng vận động: bé tập lẫy lật. Đồng thời, bé có khả năng với tay lấy đồ vật, phân biệt được nhiều màu sắc hơn và có thể tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh. Đây có thể là những nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng biếng ăn sinh lý. Mẹ có thể thấy bé 4 tháng lười bú bình chậm tăng cân, bé từ chối đồ ăn khi được mẹ đút chẳng hạn. 
  • Bé 6 tháng tuổi: Bé bắt đầu làm quen với ăn dặm - dạng thức hoàn toàn mới mẻ của việc ăn uống. Ăn dặm còn là tập hợp kỳ thú của những trải nghiệm trên tất cả các giác quan để bé tha hồ khám phá. Biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi có thể xảy ra dưới hình thức bé chỉ thích ăn dặm bỏ ăn sữa, hoặc từ chối ăn dặm chỉ ăn sữa hoặc cả hai.
  • Bé 9 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu phát triển kỹ năng vận động bậc cao nhất của con người: tập đi. 

Mẹ có thể thấy bé không hợp tác trong việc ăn uống. Kỹ năng đứng và đi vịn còn tạo ra niềm vui mới cho bé trong trò chơi vượt chướng ngại vật bằng cách trèo ra khỏi ghế ăn. Tuy không ăn uống gì nhưng em bé của mẹ vẫn hồ hởi, hào hứng tập đi và chơi đùa vui vẻ, mẹ có thể xác định bé đang bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng tuổi rồi đó. 

Vì vậy, bé 9 tháng nhác ăn, lắc đầu dứt khoát khi thấy thức ăn cũng là điều dễ hiểu thôi mẹ. Tuy vậy, mẹ vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi trong thời kỳ biếng ăn sinh lý để bé không bị thiếu chất nhé!

Bé vẫn chơi rất vui vẻ dù không chịu ăn uống

Mẹ làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý?

Mẹ không cần quá lo lắng trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ đâu nhé! Đây là biểu hiện tự nhiên của bé, cơ thể bé biết cách điều chỉnh để lớn lên. Việc duy nhất mẹ có thể làm là kiên nhẫn chờ đợi giai đoạn này qua đi và chỉ cần quan tâm nhiều hơn đến bữa ăn của bé, điều chỉnh một chút để kích thích bé ăn nhiều nhất có thể. Dưới đây là những gợi ý để mẹ tự tin đối mặt với giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý:

Với bé dưới 6 tháng: 

Trong giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi trở xuống, mẹ có thể điều chỉnh lại nếp sinh hoạt ăn - chơi - ngủ sao cho bé đói hơn khi đến giờ ăn. Ngoài ra, mẹ chú ý tăng size núm bình cho phù hợp với khả năng của bé. Khi người ta đã chán ăn mà đính kèm cả chướng ngại vật vào nữa thì càng dễ từ bỏ mẹ nhỉ!

Nếu bé bú mẹ trực tiếp hoàn toàn, trong thời gian này mẹ nên hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay để duy trì nguồn sữa ổn định. Lượng sữa này mẹ có thể trữ đông để dành khi cần dùng trong những tình huống mà mẹ không thể cho bé bú như mẹ bị ốm, mẹ phải xa bé một vài ngày…

 

 

Với bé từ 6 tháng

- Nếu bé chỉ ăn dặm và bỏ ăn sữa, ví dụ bé 9 tháng chỉ ăn cháo không uống sữa thì mẹ phải làm sao? Ăn dặm là trải nghiệm mới mẻ khiến một số bé mải khám phá đồ ăn dặm mà quên luôn sữa. Với những bé dưới 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính không thể thay thế nên mẹ có thể “mạnh tay” để bé ngừng ăn dặm 1-2 tuần cho đến khi nếp ăn sữa ổn định trở lại.

>> Bé 7 tháng biếng ăn

Mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ biếng ăn sinh lý

- Nếu bé không chịu ăn dặm: 

  • Tăng số bữa trong ngày đồng thời giảm lượng ăn trong từng bữa để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
  • Nếu có thời gian, mẹ nên đầu tư trang trí món ăn sinh động bắt mắt để kích thích giác quan cho bé, khuyến khích bé khám phá trải nghiệm từ thị giác, xúc giác cho đến cuối cùng là vị giác
  • Tăng lượng sữa nếu bé ăn ít hoặc từ chối ăn dặm. 
  • Sắp xếp lịch sinh hoạt để bé có thể tham gia vào bữa ăn chung của gia đình. Không khí vui vẻ đầm ấm không chỉ khuyến khích bé ăn mà còn giúp bé học được kỹ năng ăn uống từ người lớn một cách tự nhiên.
  • Mẹ lưu ý tuyệt đối không cho bé ăn rong hoặc xem tivi, điện thoại trong giờ ăn. Thói quen xấu thì luôn dễ hình thành và khó từ bỏ mẹ nhé.

- Nếu bé không chịu ăn sữa cũng chẳng chịu ăn dặm mà mẹ đã áp dụng đủ biện pháp mà chứng biếng ăn sinh lý vẫn không cải thiện, mẹ cũng đừng sốt ruột mà cố ép bé ăn. Việc này rất dễ mang lại tác dụng ngược khi vấn đề thì không được giải quyết mà còn khiến bé từ biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Thay vào đó, mẹ hãy thoải mái trong mỗi bữa ăn và giúp bé hoàn thành những kỹ năng mới trong thời kỳ biếng ăn sinh lý của trẻ. 

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo