Bé 6 tháng biếng ăn mẹ phải làm sao?

đăng bởi Nguyễn Khải

6 tháng tuổi là giai đoạn mẹ và bé bắt đầu chập chững bước vào ăn dặm. Ăn dặm như thế nào cho đúng? Khi mẹ còn loay hoay chưa biết làm như thế này có đúng hay không thì bé bỗng nhiên từ chối đồ ăn khiến mẹ không khỏi hoang mang lo lắng. Mẹ hãy bình tĩnh đọc bài viết sau đây để cảm thông và hỗ trợ con yêu nhé!

 

Nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng biếng ăn

1. Cho bé ăn quá nhiều thức ăn dạng lỏng

Thức ăn dạng lỏng có thể là sữa mẹ, nước trái cây pha loãng, nước lọc… Nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều chất lỏng ngay trước ăn dặm, bé sẽ từ chối thức ăn.

2. Bé đã ăn đủ

Đôi khi, bé có thể không ăn vì đã ăn đủ hoặc vẫn còn no do chưa tiêu hóa hết thức ăn từ bữa trước đó. Dạ dày của bé vẫn còn rất nhỏ và chưa hoàn thiện. Nếu bé ngậm chặt miệng và đẩy thìa ra xa, mẹ có thể yên tâm rằng bé đã ăn đủ và không có nhu cầu ăn nữa.

>> Tại sao bé 7 tháng cứ mãi biếng ăn?

>> Trẻ trên 1 tuổi biếng ăn, ba mẹ phải làm sao?

 

BÉ 6 THÁNG BIẾNG ĂN MẸ PHẢI LÀM SAO?

Có thể bé đã ăn đủ

3. Không muốn thử đồ lạ

Nếu bé không thích một món ăn mới mà bạn cho bé ăn, bé có khả năng sẽ từ chối. Mẹ nên kiên nhẫn giới thiệu lại thức ăn mới vào các bữa tiếp theo.

4. Dị ứng

Con có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Một cách bản năng, cơ thể của bé có thể “nói” cho mẹ biết điều đó bằng cách từ chối đồ ăn. Mẹ hãy theo dõi hành vi của bé, kiểm tra phản ứng dị ứng và xem liệu bé có thể hiện sự đau đớn hay không.

5. Mọc răng

Bé 6 tháng tuổi có thể bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Do vậy lợi và nướu của bé bị sưng đau, khiến bé chẳng còn tha thiết gì đến chuyện ăn uống

6. Mức độ hoạt động thể chất của bé

Sự thèm ăn sẽ phụ thuộc vào mức độ hoạt động thể chất của bé. Có thể vận động mạnh không khuyến nghị trước hoặc sau mỗi bữa ăn, tuy nhiên mẹ hãy đảm bảo có đủ các hoạt động phù hợp vào những khoảng thời gian thích hợp trong ngày. Một em bé hiếu động sẽ có xu hướng ăn ngon miệng, trong khi một em bé ít hoạt động hơn sẽ từ chối thức ăn.

7. Lịch ăn không phù hợp với bé

Khi lịch ăn không phù hợp, cảm giác đói quá mức hoặc cơ thể chưa kịp tiêu hóa đồ ăn từ bữa liền trước, bé cũng trở nên cáu gắt khó chịu hoặc không muốn ăn nữa.

8. Tuần khủng hoảng 26

Tầm 6 tháng tuổi bé có thể rơi vào khủng hoảng tuần 26. Những biến động bên trong cơ thể khiến bé mệt mỏi và xao nhãng việc ăn uống.

Một số sai lầm của ba mẹ khi trẻ 6 tháng biếng ăn

1. Dỗ bé ăn bằng cách cho xem tivi

Em bé của mẹ có thể bị phân tâm bởi vô số thứ như TV, tiếng ồn bên ngoài, âm nhạc lớn, v.v. Những thứ đơn giản như tiếng ồn sẽ thu hút sự chú ý của bé thay vì thức ăn. Việc bé ăn một cách vô thức khi xem tivi không chỉ tác động xấu đến thói quen ăn uống lành mạnh mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển các giác quan của bé.

BÉ 6 THÁNG BIẾNG ĂN MẸ PHẢI LÀM SAO?

Mẹ dỗ bé ăn bằng cách cho xem tivi

2. Dọa nạt

Những áp lực từ việc bé lo lắng bé không đủ chất dinh dưỡng và những truyền thuyết về ăn dặm được truyền tai khiến mẹ không khỏi sốt ruột. Và những ức chế chất chống bùng nổ thành cơn giận. Một lần, rồi hai lần, mẹ quen với việc quát mắng, dọa nạt con từ lúc nào không hay. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý còn non nớt của bé, khiến bé sợ ăn và vì thế các chất dinh dưỡng cũng không thể được hấp thụ một cách tối ưu.

3. Dụ dỗ bé ăn bằng những lời hứa hẹn

“Ăn thêm một miếng nữa rồi mẹ cho đi chơi”. Đây là câu nói hẳn là rất quen thuộc ở nhiều gia đình. Theo đó, mẹ đã vô tình hình thành cho bé khái niệm ăn uống là một thứ gì đó có thể trao đổi mà không phải xuất phát từ nhu cầu của bản thân.

4. Cho bé đi ăn rong

Mẹ có thể thấy tầm trưa hoặc chiều rất nhiều trường hợp ông/bà/bố/mẹ bế bé đi khắp ngõ xóm, tay cầm theo bát bột và chỉ trỏ khắp nơi để bé há miệng. Việc ăn uống ngoài đường khiến bé bị xao nhãng và không đảm bảo an toàn về mặt vệ sinh.

Giải pháp khi bé 6 tháng biếng ăn

Kiên quyết nói không với các sai lầm ở trên

Khi bé đang có biểu hiện biếng ăn, việc nhượng bộ cho những sai lầm ở trên không chỉ khiến cho bé càng sợ ăn, chán ghét giờ ăn mà còn tạo ra thói quen ăn uống không lành mạnh cho bé về sau này. 

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh và đa dạng

Mẹ hãy lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Giai đoạn 6 tháng tuổi, bé đang làm quen với việc ăn dặm, các loại rau củ quả là lựa chọn tối ưu do có nhiều chất xơ, vitamin và vị ngọt tự nhiên phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé. 

Mẹ cố gắng sáng tạo bằng cách thử nghiệm với các loại rau củ quả nhiều màu sắc. Trẻ em bị thu hút bởi màu sắc và sẽ thích thú ăn những thức ăn có vẻ ngoài hấp dẫn.

BÉ 6 THÁNG BIẾNG ĂN MẸ PHẢI LÀM SAO?

Mẹ lựa chọn thực phẩm lành mạnh và đa dạng

Lên lịch ăn phù hợp

6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu tập làm quen với việc ăn và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé. Mẹ cũng cần lưu ý ăn và ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mẹ có thể sắp xếp 1-2 bữa ăn trong ngày vào những thời điểm bé không bị no quá hoặc đói quá, bé được ngủ đủ giấc, vui vẻ và hào hứng với bữa ăn. 

Để được thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp giúp bé ăn tốt, ăn ngoan đồng thời ngủ 11-12 tiếng mỗi đêm, mẹ tham gia ngay POH Easy Two nhé!

Cho bé được tham gia vào bữa ăn của gia đình

Mẹ cố gắng sắp xếp lịch sinh hoạt của bé để con có thể tham gia tối đa vào các bữa ăn của cả gia đình. Ngay cả khi bé nhìn thấy anh/chị/em hoặc bố mẹ ăn thức ăn mà bé không thích, bé cũng sẽ thử làm theo.

BÉ 6 THÁNG BIẾNG ĂN MẸ PHẢI LÀM SAO?

Cho bé được tham gia vào bữa ăn gia đình

Kiên nhẫn thử lại với những đồ ăn bị bé từ chối

Cho dù bé không thích một món ăn cụ thể nào đó, nhưng mẹ đừng đưa món đó ra khỏi thực đơn. Trẻ sơ sinh thích nghi với khẩu vị mới một cách từ từ, và mẹ cần đưa thực phẩm đó vào chế độ ăn của trẻ nhiều lần cho đến khi trẻ nhận ra rằng mình có thể thử lại một lần nữa. Theo cách này, bé sẽ quen với hầu hết các loại thức ăn lành mạnh.

Cho bé được trải nghiệm các kết cấu khác nhau của thức ăn

Dù cho mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm nào thì cũng đừng quên cho bé được trải nghiệm các kết cấu khác nhau của đồ ăn, từ loãng, sệt, đặc dần cho đến đồ ăn cắt miếng. Mẹ có thể bắt đầu với đồ xay nhuyễn hoặc cháo súp, sau đó mẹ cho bé tập cầm đồ ăn được cắt thanh với hình dạng, kích thước, độ chín/độ mềm phù hợp với kỹ năng của bé.

Cho phép bé được lộn xộn

Trẻ sơ sinh thích quan sát và thử nghiệm những điều mới mẻ và mỗi bữa ăn cũng là một cuộc khám phá thú vị. Mẹ hãy để bé khám phá các loại thực phẩm theo cách bé muốn. Bé có thể đập, bóp nát và ném xuống đất để thực sự cảm nhận được thứ gọi là thức ăn kỳ lạ này là gì.

BÉ 6 THÁNG BIẾNG ĂN MẸ PHẢI LÀM SAO?

Mẹ cho bé được khám phá đồ ăn

Kiên nhẫn chờ đợi cơn bão qua đi

Việc duy nhất mẹ có thể làm lúc này là yêu thương, vỗ về và hỗ trợ bé tập kỹ năng để giai đoạn này trôi qua nhẹ nhàng hơn.

Trẻ 6 tháng biếng ăn - Khi nào mẹ nên đưa đi khám?

Thói quen ăn uống của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào mức độ đói của trẻ và loại thức ăn nào trẻ thích. Tuy nhiên, đôi khi các vấn đề hoàn toàn không thể đoán trước được. Do đó, mẹ cần theo dõi thói quen ăn uống của bé trong một vài ngày khi bé không chịu ăn. 

Đừng quá lo lắng nếu bé chỉ mới không chịu ăn được một vài ngày vì có thể là do bé đang bận thích nghi với một chu kỳ tăng trưởng mới. Sau một vài ngày, mẹ nên đưa em đến bác sĩ nhi khoa. Trong trường hợp dị ứng, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm, nếu mẹ thấy những triệu chứng này ở bé thì tốt nhất mẹ cho bé đi khám:

  • Nôn mửa
  • Máu trong phân
  • Nôn mạnh
  • Mất nước
  • Giảm cân 
  • Nôn khan
  • Tiêu chảy dai dẳng
  • Đau bụng

Hãy nhớ rằng, biếng ăn cũng là một trong những điều vô cùng bình thường mà mọi bà mẹ và trẻ em đều phải trải qua. Bé từ chối thức ăn chỉ đơn giản là đang nói cho mẹ biết sở thích của con là gì. Vì vậy, mẹ đừng lo lắng hoặc tỏ ra khó chịu mà hãy bình tĩnh quan sát để tìm ra cách hỗ trợ con tốt nhất mẹ nhé!.

Để giúp bé ăn dặm thành công, con ăn ngoan, ăn tốt và hạn chế tối đa biếng ăn, lười ăn, mẹ đăng ký ngay POH Easy Two nhé!

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo