Nên cho bé ăn sữa trước hay ăn dặm trước?

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Khoảng 6 tháng tuổi, nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ bắt đầu vượt quá những gì được cung cấp bởi sữa. Lúc này lượng sắt trong sữa mẹ không đủ cung cấp cho bé và lượng dự trữ trong cơ thể bé trong suốt quá trình nằm trong bụng mẹ cũng dần dần cạn kiệt.

Và thực phẩm bổ sung là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó. Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này cũng đã sẵn sàng về mặt phát triển cho các loại thức ăn khác.

Vậy là ngoài bú – chơi – ngủ, lịch sinh hoạt của bé giờ đây có thêm một hoạt động nữa là ăn dặm. Và vì thế ăn, bú và ngủ đều có mối liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau.

Mối liên quan mật thiết giữa ăn sữa – ngủ - ăn dặm

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính của bé trong năm đầu tiên của cuộc đời. Mẹ cần nhớ đồ ăn dặm trong giai đoạn này chỉ dùng để bổ sung sữa chứ không được ưu tiên hơn hoặc thay thế cho sữa.

Việc ăn dặm chính xác là để cung cấp trải nghiệm mới mẻ và phong phú về các giác quan cho bé trong thế giới mùi vị, kết cấu của đồ ăn. Dù là sữa mẹ hay sữa công thức, bé vẫn cần được bú theo nhu cầu. Ngoài ra, việc tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu cũng giúp cho nguồn sữa mẹ được ổn định hơn.

Nên cho bé ăn sữa trước hay ăn dặm trước?

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính của bé trong năm đầu tiên của cuộc đời

Trong năm đầu tiên, đồ ăn dặm KHÔNG phải là yếu tố giúp bé ngủ đêm ngon giấc. 

Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên sẽ cần có thời gian để thích nghi với kết cấu và lượng thức ăn mới. Con sẽ ngủ đêm không ngon giấc nếu hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả.

Bé vẫn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vẫn đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Chính vì vậy, dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, đồng thời tăng dần lượng đồ ăn dặm cho đến khi cơ thể thích nghi.

Ở trẻ dưới 10 tháng, việc cho bé ăn dặm vào giờ ăn tối cũng không giúp bé “êm bụng” và ngủ ngon suốt đêm như nhiều người vẫn nghĩ. Bé vẫn cần được bú đủ sữa trước khi đi ngủ thì mới đảm bảo cảm giác “êm bụng” này.

Và nếu đã ăn dặm quá nhiều, bé sẽ từ chối sữa và có thể thức dậy vào ban đêm để đòi bú. Đối với nhóm trẻ ở độ tuổi này, bữa trưa là bữa ăn dặm quan trọng nhất trong ngày.

Nếu bé khoảng 6 tháng tuổi và mẹ chưa cho bé ăn thức ăn dặm, bé có thể bắt đầu thức giấc nhiều hơn vào ban đêm vì đói. Bởi vì bé cần thức ăn dặm để bổ sung một số chất dinh dưỡng mà đến thời điểm này, sữa không đủ để cung cấp cho nhu cầu phát triển của bé.

 

 

Có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm?

Vậy kết hợp ăn sữa và ăn dặm như thế nào để phù hợp với bé? Có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm? Câu trả lời là cách phối hợp hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn ăn dặm của bé. 

Giai đoạn 1: Ăn sữa trước ăn dặm sau

Khi bé bắt đầu chập chững ăn dặm, tốt nhất mẹ nên cho bé ăn dặm sau khi bú. Lúc này, hầu như tất cả nguồn dinh dưỡng của bé vẫn đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Nhiều mẹ hỏi rằng: Liệu cho trẻ ăn nhiều có tốt không? Trẻ ăn nhiều bột có tốt không?

Câu trả lời là: Ban đầu, mẹ sẽ chỉ cho bé ăn một lượng rất nhỏ, có thể chỉ là vài muỗng cà phê để bé làm quen. Ăn dặm lúc này thực sự là một trải nghiệm mới mẻ mang tính chất khám phá.

Nếu bé đang đói, con có thể cáu kỉnh để thử một cái gì đó mới. Đó là lý do tại sao ăn sữa trước khi ăn dặm tầm 30 phút đến 1 tiếng giúp bé làm quen với việc ăn dặm một cách thoải mái.

Nên cho bé ăn sữa trước hay ăn dặm trước?

Bé ăn sữa trước, ăn dặm sau

Giai đoạn 2: Bú sau khi ăn dặm

Khi bé đã quen với việc ăn dặm và hệ tiêu hóa đã đáp ứng được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thức ăn dặm, mẹ hãy cho bé uống sữa hoặc bú sau khi ăn dặm. 

Bé cần các chất dinh dưỡng bổ sung đến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, vì vậy tốt nhất bạn không nên để bé bú đầy sữa trước. Như thế bé sẽ quá no để có thể háo hức muốn khám phá đồ ăn. Theo cách này, bé được kích thích cảm giác thèm ăn và hình thành phản xạ ăn uống theo nhu cầu. 

Dần dần, vai trò của sữa và thức ăn dặm từng bước được hoán đổi vị trí để sau này sữa được thêm vào chế độ ăn của bé như một bữa phụ bổ sung.

Nên cho bé ăn sữa trước hay ăn dặm trước?

Bé ăn dặm trước, ăn sữa sau

Ăn sữa – Ăn dặm – Ăn sữa

Một cách kết hợp khác để giúp bé làm quen với ăn dặm ở giai đoạn đầu theo khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) là mẹ cho bé bú một ít sữa trước, sau đó là ăn dặm với lượng nhỏ và kết thúc là bú sữa theo nhu cầu cơ thể. 

Đây là một cách tốt để giữ cho quá trình chuyển đổi thức ăn từ chất lỏng sang chất rắn diễn ra một cách từ từ để hệ tiêu hóa của bé kịp thời thích nghi. Theo đó, nguồn sữa mẹ được duy trì và bé bú được đủ lượng sữa cần thiết, đặc biệt là sữa mẹ.

 

 

Tuy nhiên, mỗi em bé là một cá thể riêng biệt có sở thích và nhu cầu khác nhau. Các bé cũng theo các phương pháp ăn dặm khác nhau. Vì vậy, cho bé ăn dặm trước hay sau khi bú? Thứ tự kết hợp ra sao? Ăn bao nhiêu và khoảng cách giữa các bữa như thế nào là cảm nhận riêng của mẹ. Việc mẹ cần làm là quan sát những biểu hiện của bé để tìm ra cách điều chỉnh cho phù hợp nhất với em bé nhà mình.

Để giúp mẹ nắm bắt kỹ năng xử lý thức ăn và xây dựng lịch sinh hoạt dễ dàng cho riêng em bé nhà mình, POH xây dựng khóa học POH Easy Two giúp bé ăn dặm thành công.

POH Easy Two cung cấp cho mẹ lịch sinh hoạt phù hợp với sự phát triển của bé, 4 phương pháp ăn dặm và thực đơn từng bữa giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Giúp con ăn dặm thành công ngay hôm nay cùng POH Easy Two https://poh.vn/easy-two mẹ nhé!

 

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo