Bí quyết tập cho bé cầm thìa - Thực đơn cho bé tập xúc thìa

đăng bởi Minh Tâm

Các bé từ 1 tuổi trở lên đã phát triển các kỹ năng vận động, trong đó có kỹ năng vận động tinh của các ngón tay bé xinh. Có nhiều bé đã phát triển tính tự lập, muốn tự ăn và không thích mẹ đút bằng thìa nữa. Lúc này, mẹ cần tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa và giúp con phát triển kỹ năng tự xúc ăn từ nhỏ.

Ba mẹ đã tìm hiểu về cách tập cho bé tự xúc thìa chưa, đã lên thực đơn cho bé tập xúc thìa như thế nào rồi. Trong bài viết hôm nay, POH muốn đồng hành cùng ba mẹ để hỗ trợ bé rèn luyện kỹ năng quan trọng này!

 

 

Khi nào cho bé tập dùng thìa? 

Mỗi ngày, bé trải nghiệm và học thêm những điều mới lạ, từ những bước đi chập chững đầu tiên đến tiếng bi bô gọi bà, gọi mẹ. Những ngón tay nhỏ bé của con sẽ chạm vào tất cả những đồ vật nằm trong tầm với, trong đó có cả thức ăn. 

Thông thường, trong giai đoạn đầu ăn dặm, các bé chủ yếu dùng tay để lấy thức ăn. Theo thời gian, các ngón tay của bé cử động linh hoạt hơn đồng nghĩa với việc kỹ năng cầm nắm cũng tiến bộ dần. 

Kỹ năng mới này khiến bé cảm thấy hào hứng hơn với việc cầm, nắm và giữ các đồ vật trong tay. Lúc này, chiếc thìa cũng không phải là ngoại lệ. Có những lúc, mẹ để ý thấy bé tự cầm thìa lên, đặt lên đĩa thức ăn và cố gắng xúc rồi đưa vào miệng. Nhận biết được dấu hiệu này, mẹ còn chần chừ gì nữa mà không dạy cho bé tập xúc ăn?

Thời điểm dạy bé tập xúc thìa tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của bé. Nếu kỹ năng vận động tinh của các ngón tay đã phát triển, bé hào hứng ăn uống và thích cầm thìa thì mẹ hãy tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa. 

Kỹ năng tự xúc ăn cũng quan trọng như các kỹ năng vận động khác, là nền tảng để bé tự lập trong quá trình phát triển và lớn lên. Bé sẽ tự trải nghiệm và luyện tập khi thực sự sẵn sàng. Do đó, mẹ không nên hối thúc hay ép buộc con chỉ vì nóng lòng. 

Bé hào hứng cầm thìa và tự xúc thức ăn

Cách tập cho bé cầm thìa

Quá trình dạy bé dùng thìa tập xúc có thể hơi khó khăn lúc đầu nhưng mẹ hãy kiên trì vì kỹ năng tự ăn là một trong 31 kỹ năng tự phục vụ của trẻ.  

Khi cho bé tự xúc ăn, ba mẹ sẽ không tránh khỏi “bãi chiến trường” trên bàn ăn, trên sàn và trên quần áo của con. Tuy nhiên, bé đang rất hào hứng với dụng cụ ăn và kỹ năng mới mà không hề biết xung quanh đang xảy ra điều gì. 

Ba mẹ hãy tập chấp nhận điều đó và có thể trải tấm thảm dưới chân ghế để dọn dẹp nhanh hơn sau khi con ăn xong. 

Trước khi con biết cầm thìa tập xúc thức ăn, ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng cầm thìa, cụ thể là học cách nắm và điều khiển đồ vật bằng bàn tay và các ngón tay. Nếu bé đã phát triển kỹ năng gọng kìm (kỹ năng cầm nắm bằng ngón trỏ và ngón cái) thì sẽ học được kỹ năng tự xúc ăn rất nhanh. Với kỹ năng gọng kìm, bé có thể cầm nắm những món đồ chơi, vật dụng nhỏ bằng ngón trỏ và ngón cái thay vì bằng cả bàn tay như trước. 

Thực đơn cho bé tập xúc thìa 

Để bé luyện kỹ năng tự xúc ăn, mẹ cần lưu ý đến thực đơn cho bé tập xúc thìa với những món ăn phù hợp và dễ dàng cho bàn tay ‘còn hơi lóng ngóng” của bé. Mẹ có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

  • Các món có kết cấu lỏng, sệt: hoa quả nghiền, cháo loãng, sữa chua, canh…
  • Các món có độ bám dính: cháo đặc, khoai tây nghiền, xôi, súp đặc…
  • Các món khô: trứng bác, thịt băm xào…

Món khoai tây nghiền cho bé tập xúc ăn

Cho bé ăn các món ăn phù hợp cũng là cách tập cho bé tự xúc ăn một cách dễ dàng hơn. Các món có độ trơn như mì, miến… đôi khi khiến các bé dễ bỏ cuộc giữa chừng. Nếu bé không chịu ăn bằng thìa mà vẫn muốn lấy thức ăn bằng tay thì mẹ cũng nên thoải mái với điều đó. Đơn giản là bé chưa sẵn sàng và mẹ hãy tiếp tục với thực đơn các món cầm tay: 

  • Đậu cô-ve hoặc cà rốt luộc chín
  • Thanh dưa chuột
  • Phô mai viên
  • Chuối chín hoặc lê mềm cắt lát
  • Thanh bánh mì nướng
  • Bánh mì que sốt bơ
  • Mì ống nấu chín mềm

Làm sao để khuyến khích bé tập xúc ăn?

Trong giờ ăn của cả nhà, mẹ hãy đưa cho bé một chiếc thìa để chơi cùng. Tiếp xúc hằng ngày với dụng cụ ăn sẽ giúp bé làm quen và bớt bỡ ngỡ. 

Bé 15 tháng tuổi đã có thể đưa thìa hướng đến miệng và mút thìa nhưng vẫn chưa thể điều khiển chính xác khi đưa thìa vào trong miệng. 

Khả năng tự dùng thìa sẽ được cải thiện khi bé phát triển kỹ năng vận động tinh ở các ngón tay và cả bàn tay. Xương ở cổ tay tiếp tục phát triển và chắc khỏe hơn khi bé tiến đến cột mốc 18 tháng tuổi. Cho đến khi đó, mẹ cần ngồi cùng con trong giờ ăn để tập cho bé cầm thìa. Ngoài ra, mẹ có thể làm mẫu bằng cách ăn bằng thìa để bé quan sát và làm theo. 

Ngay cả khi đã có khả năng đưa thìa vào miệng một cách an toàn thì bé vẫn giữ thói quen chơi với đồ ăn. Mẹ hãy cho bé thoải mái đùa nghịch và chịu khó dọn dẹp “bãi chiến trường” nhé! 

Mẹ đưa thìa cho bé tập xúc và khuyến khích bé tự xúc ăn

Bí quyết chọn thìa cho bé ăn dặm

Nên dùng thìa nào cho bé ăn dặm là câu hỏi được nhiều ba mẹ quan tâm. Ba mẹ cần dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn thìa ăn dặm an toàn? Khi lựa chọn thìa tập xúc cho bé, mẹ nên chọn loại có chất liệu bằng nhựa và có độ mềm để không gây hại đến nướu của con. Muỗng cong cho bé tập ăn là một sản phẩm được khá nhiều mẹ tin dùng. 

Một số loại thìa cho bé ăn dặm được thiết kế với tính năng gấp cong và duỗi thẳng theo ý muốn. Ngoài ra, nếu có thể thì mẹ hãy mua thìa có chức năng đổi màu báo nóng để biết nhiệt độ thức ăn đã nguội bớt hay chưa trước khi đút cho con ăn.

Nguồn: Babycenter

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo