Các loại hạt tốt cho bé ăn dặm

đăng bởi Nguyễn Khải

Đối với các ông bố bà mẹ, cho con ăn dặm là một quá trình khá gian nan và cần nhiều sự cố gắng. Hệ tiêu hóa của bé vẫn còn đang phát triển và cần bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa nhất. Do đó rất nhiều ba mẹ thắc mắc nên và không nên cho bé ăn gì. 

Nguy cơ dị ứng thức ăn cũng là mối lo ngại khi cho bé làm quen với nguồn dinh dưỡng mới. Quả khô và các loại hạt nằm trong danh sách những món ăn dễ gây dị ứng.

Lợi ích đối với sức khỏe của nhóm thực phẩm này thì không cần bàn cãi, thế nhưng khi nào nên cho bé ăn và chế biến như thế nào lại là điều mà ba mẹ cần phải chú ý. 

Vì thuộc nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nên việc lo lắng khi cho bé ăn các loại hạt và quả khô là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị cho bé ăn khi bé được 6 tháng tuổi. 

Những nghiên cứu từ năm 2008 đã chỉ ra rằng việc cho bé ăn các loại thực phẩm này muộn hơn là không cần thiết, thậm chí còn phản tác dụng. Cho bé làm quen với các loại hạt từ sớm sẽ giúp giảm nguy cơ bị dị ứng.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mẹ nên đợi 3 ngày sau khi cho bé thử một thực phẩm mới rồi mới tiếp tục thử các món khác. Như vậy nếu trẻ có phản ứng dị ứng mẹ sẽ xác định được nguyên nhân gây dị ứng một cách chính xác.

95% các bé không bị dị ứng thức ăn nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Ngoài ra, việc mẹ ăn các loại hạt hoặc quả khô trong thai kỳ cũng không hề ảnh hưởng đến nguy cơ dị ứng ở bé. Bây giờ thì ba mẹ đã hoàn toàn yên tâm và cùng POH tìm hiểu về nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng này rồi đúng không nào?

 

 

Lợi ích và công thức từ các loại hạt tốt cho bé ăn dặm

1. Hạt lạc (đậu phộng)

Lạc là loại hạt được biết đến với nguy cơ dị ứng cao, đặc biệt là với những bé sinh ra trong gia đình có tiền sử bị dị ứng. Trên thực tế, lạc không hẳn là một loại hạt mà là một thành viên thuộc nhóm cây họ đậu.

Trước khi quyết định đưa lạc vào thực đơn của bé, tốt hơn hết mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Nếu gia đình không có tiền sử bị dị ứng thì mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn lạc khi bé được 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, mẹ có thể đợi đến lúc bé được 8-12 tháng tuổi và nghe tư vấn của bác sĩ nếu muốn chắc chắn hơn. 

Các loại hạt tốt cho bé ăn dặm

Đậu phộng có nguy cơ cao gây dị ứng cho bé ăn dặm

Lợi ích dinh dưỡng của lạc đối với bé

  • Giàu protein, đặc biệt phù hợp với các bé ăn chay
  • Chứa chất béo không bão hòa - một loại chất béo tốt cho cơ thể
  • Tốt cho não bộ
  • Chứa Resveratrol giúp tăng cường hệ miễn dịch

Mời mẹ tham khảo thêm: Yến mạch cho bé và 5 cách chế biến yến mạch bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Các công thức cho bé ăn dặm từ lạc

1. Bơ đậu phộng

Nguyên liệu: 2 chén đậu phộng rang chín, bỏ vỏ

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm có gắn lưỡi kim loại.
  • Đập dập đậu phộng cho đến khi vỡ nhỏ ra
  • Cho đậu phộng vào máy xay và xay trong 3 phút. 
  • Nếu bơ quá khô hoặc quá nhão thì mẹ hãy trộn thêm 2-3 phút nữa hoặc cho thêm 1-2 thìa canh dầu đậu phộng, dầu hướng dương hay dầu hạt cải để tăng độ sánh. 
  • Bảo quản bơ đậu phộng trong tủ lạnh trong 3-4 tuần.

2. Cháo bột lúa mì với lạc

Nguyên liệu: 

  • 60g lúa mì
  • 25g đậu xanh
  • 15g lạc

Sơ chế:

  • Rang chín lúa mì, đậu xanh và lạc
  • Đập bột các nguyên liệu và để riêng
  • Trộn đều các nguyên liệu với nhau
  • Bảo quản trong hộp khô và kín gió

Cách chế biến:

  • Đong khoảng 4 thìa canh bột hỗn hợp cho vào tô
  • Chế 100ml nước sôi vào, khuấy đều để tránh vón cục
  • Để nguội bớt rồi cho bé ăn
  • Mẹ có thể tăng thêm hương vị của món cháo với trái cây nghiền như chuối, hồng xiêm, đu đủ, xoài…

3. Bánh chuối bơ đậu phộng

Nguyên liệu: 

  • 2 quả trứng
  • 1 quả chuối
  • ½ chén yến mạch
  • ¼ chén bơ đậu phộng
  • 1 thìa cà phê vani
  • ½ thìa cà phê bột quế

Cách thực hiện:

  • Cho yến mạch vào máy xay, xay nhỏ
  • Thêm các nguyên liệu khác vào và xay đến khi được hỗn hợp sền sệt
  • Đun nóng bơ trên chảo và cho hỗn hợp vào rán vàng đều hai mặt
  • Để nguội bớt và cho bé ăn

Mời mẹ tham khảo thêm: Có an toàn khi cho trẻ ăn hạt và các sản phẩm từ hạt không?

2. Hạt hạnh nhân

Hạnh nhân là loại hạt rất phổ biến đối và được biết đến với lợi ích tuyệt vời cho sự phát triển của não bộ. So với lạc, hạnh nhân có ít nguy cơ gây dị ứng hơn nhưng ba mẹ vẫn cần lưu ý khi cho bé ăn. Sữa hạnh nhân là một sự lựa chọn phù hợp cho những bé mắc hội chứng không dung nạp lactose. 

Các loại hạt tốt cho bé ăn dặm

Hạt hạnh nhân rất tốt cho não bộ của bé

Lợi ích dinh dưỡng của hạt hạnh nhân

  • Hỗ trợ phát triển trí não
  • Giàu phốt pho, các vitamin và chất khoáng, tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của xương
  • Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch
  • Tốt cho làn da
  • Kháng viêm hiệu quả

Các công thức từ hạt hạnh nhân

1. Sữa chua hạnh nhân với bí đỏ và cherry

Nguyên liệu: 

  • 1 chén sữa chua hạnh nhân vani
  • 1 chén bí đỏ nướng
  • 10 quả cherry ngọt rửa sạch và bỏ hạt

Cách thực hiện:

  • Làm nóng lò ở nhiệt độ 425 độ C và lót khay nướng nướng với giấy. 
  • Cắt dọc quả bí đỏ, lấy 1 nửa, bỏ hạt, xơ rồi đặt lên trên khay nướng. Cho khay vào lò và nướng khoảng 35-45 phút đến khi bí chín mềm. Lấy bí ra và để 5 phút cho nguội.
  • Bỏ vỏ nửa quả bí đã nướng. Thái hạt lựu 1 chén bí và bảo quản phần còn lại. 
  • Xay nhuyễn hỗn hợp bí đỏ, cherry và sữa chua bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm. 
  • Bảo quản sữa chua trong hộp kín trong ngăn mát hoặc ngăn đông của tủ lạnh.

2. Bột trái cây khô

Nguyên liệu:

  • 100g hạt hạnh nhân lột vỏ
  • 100g hạt dẻ cười
  • 100g hạt điều
  • 1 thìa cà phê bột nhục đậu khấu
  • ½ thìa cà phê bột nghệ (tùy thích)
  • ½ thìa cà phê nhụy hoa nghệ tây

Cách thực hiện:

  • Rang chín hạnh nhân, hạt dẻ cười và hạt điều
  • Cho nhụy hoa nghệ tây vào chảo nóng, đảo đều tay đến khi chuyển màu đen nhạt thì tắt bếp
  • Nghiền nhục đậu khấu thành bột
  • Nghiền tất cả các nguyên liệu đã rang thành bột và trộn lại với nhau. Cuối cùng, thêm bột nhục đậu khấu và bột nghệ vào rồi trộn tiếp.
  • Bảo quản bột trong hộp kín trong ngăn mát tủ lạnh. Thông thường, thời gian bảo quản có thể kéo dài 1 tháng. 

Lưu ý: 

  • Mẹ không cần nghiền quá lâu vì các hạt sẽ tiết dầu
  • Bột không khô hoàn toàn mà sẽ hơi dính vì dầu tự nhiên tiết ra từ các loại hạt.

3. Bánh các loại quả khô

Nguyên liệu: 

  • ½ chén quả chà là bỏ hạt, thái nhỏ
  • ¼ chén quả sung khô thái nhỏ
  • ¼ chén hỗn hợp hạt hạnh nhân và hạt điều
  • ¾ chén yến mạch cán dẹt
  • ¼ chén sữa nóng

Cách thực hiện:

  • Ngâm quả chà là và quả sung trong sữa ấm khoảng 1 tiếng
  • Lấy hết phần cái ra và nghiền nhuyễn. Thêm một chút nước nếu hỗn hợp quá khô.
  • Rang các loại hạt và yến mạch trên lửa nhỏ trong vài phút.
  • Xay hỗn hợp vừa rang thành bột mịn.
  • Cho bột ra một chiếc tô và trộn cùng một ít hỗn hợp đã nghiền nhuyễn. 
  • Vo tròn hỗn hợp thành các viên nhỏ và đặt vào đĩa. Để bột nghỉ trong vòng 30 phút.
  • Bỏ mỗi viên vào khuôn giấy nướng và cho bé ăn.

3. Hạt điều

Các loại hạt tốt cho bé ăn dặm

Hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao

Lợi ích dinh dưỡng của hạt điều

  • Hạt điều cung cấp đồng, canxi, magie, kali và kẽm
  • Hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của các cơ, dây thần kinh và xương
  • Ngăn ngừa thiếu máu
  • Tăng cường hệ miễn dịch

Công thức từ hạt điều cho bé ăn dặm

1. Bơ hạt điều

Nguyên liệu: 

  • 2 chén hạt điều sống
  • 5 thìa cà phê dầu hạt điều

Cách thực hiện:

  • Làm nóng lò ở nhiệt độ 325 độ C, bỏ hạt điều vào lò nướng khoảng 15 phút cho đến khi ngả vàng.
  • Để nguội hạt điều trong vòng 10 phút
  • Cho hạt điều đã nguội vào máy xay và xay đến khi thành hỗn hợp nhuyễn
  • Thêm 2 thìa cà phê dầu hạt điều vào và xay thêm 4-5 phút để hỗn hợp sánh hơn
  • Bảo quản bơ hạt điều trong bình kín, đặt trong ngăn mát tủ lạnh

2. Sốt hạt điều với đậu phụ

Nguyên liệu: 

  • 1 miếng đậu phụ mềm
  • ½ chén bột nhão hạt điều
  • 1 thìa cà phê nước cốt chanh
  • 1 thìa cà phê bột mù tạt
  • Bột tiêu đen
  • 1 thìa cà phê đường
  • ¼ thìa cà phê sốt wasabi

Cách thực hiện:

  • Để đậu phụ ráo nước và cho vào máy xay cùng với bột hạt điều, nước cốt chanh, bột mù tạt và bột tiêu.
  • Xay hỗn hợp đến khi mịn và nhuyễn
  • Thêm đường và sốt wasabi
  • Tiếp tục trộn đều hỗn hợp
  • Cho bé ăn kèm với bánh quy hoặc quết lên bánh mì

4. Hạt óc chó

Hạt óc chó cũng có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ nên mẹ cần áp dụng quy tắc “3 ngày” (đợi 3 ngày sau mới cho bé ăn món mới) khi cho bé ăn lần đầu. 

Các loại hạt tốt cho bé ăn dặm

Hạt óc cho không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé ăn dặm

 Lợi ích dinh dưỡng của hạt óc chó

  • Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào
  • Chứa nhiều chất khoáng có lợi cho sự phát triển của xương, ngăn ngừa thiếu máu và thúc đẩy tái tạo tế bào.
  • Chứa các chất béo có lợi như axit béo Omega 3, hỗ trợ phát triển trí não
  • Chứa hóc-môn melatonin giúp bé dễ ngủ

Các công thức từ hạt óc chó

1. Bơ hạt óc chó

Nguyên liệu: 

  • 2 chén hạt óc chó
  • Dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Cho 2 chén hạt óc chó vào máy xay, xay khoảng 12 phút cho đến khi mịn và nhuyễn
  • Cho dầu dừa vào hỗn hợp trong máy xay và tiếp tục trộn đều
  • Bảo quản bơ trong bình kín và đặt vào ngăn mát tủ lạnh

2. Sữa lắc hạt óc chó và chuối

Nguyên liệu:

  • ½ chén chuối chín đã lột vỏ, cắt tư
  • 1 chén sữa
  • 2 thìa canh hạt óc chó cắt nhỏ
  • 4-5 viên đá

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay và xay trong vòng 1 phút
  • Đổ hỗn hợp lỏng ra cốc và cho bé ăn

Mời mẹ tham khảo thêm hạt óc chó cho bé ăn dặm tại: Hạt óc chó cho bé ăn dặm

5. Hạt dẻ cười

Các loại hạt tốt cho bé ăn dặm

Hạt dẻ cười 

Lợi ích dinh dưỡng của hạt dẻ cười

  • Ngừa khô da
  • Giàu chất xơ
  • Chống oxy hóa tốt

Công thức các món từ hạt dẻ cười

1. Sữa hạt dẻ cười

Nguyên liệu:

  • 1 chén hạt dẻ cười đã bóc vỏ
  • 1 thìa cà phê vani
  • 4 chén nước lọc

Cách thực hiện:

  • Cho hạt dẻ cười đã bóc vỏ vào máy xay sinh tố cùng các nguyên liệu còn lại
  • Xay nhuyễn hỗn hợp trong hơn 1 phút
  • Dùng vải thưa để lọc hỗn hợp, lấy phần nước, bỏ phần bã
  • Như vậy, mẹ đã hoàn thành món sữa hạt dẻ cười cho bé

2. Bơ hạt dẻ cười

Nguyên liệu:

  • 2 chén hạt dẻ cười lột vỏ
  • ⅛ thìa cà phê bột quế

Cách thực hiện: 

  • Đun nóng lò ở nhiệt độ 350 độ C. Cho hạt dẻ cười vào khay nướng và nướng khoảng 6-8 phút cho đến khi vàng thơm. 
  • Cho hạt dẻ nóng vào máy xay, xay khoảng 10 phút cho đến khi mịn và nhuyễn.
  • Thêm bột quế vào hỗn hợp trong máy xay, xay thêm 10 phút.
  • Bảo quản bơ trong bình kín và đặt trong tủ lạnh.

6. Quả chà là

Chà là là loại quả giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ. Loại quả này cũng có nguy cơ gây dị ứng cho bé nên ba mẹ cũng cần hết sức chú ý.

Các loại hạt tốt cho bé ăn dặm

Quả chà là giàu dưỡng chất

Lợi ích dinh dưỡng của quả chà là

  • Chống táo bón
  • Giàu sắt, ngăn ngừa thiếu máu
  • Giàu khoáng chất như canxi, kali, magie và vitamin A
  • Giàu chất xơ tốt

Các công thức từ quả chà là

1. Cháo chà là và lê

Nguyên liệu:

  • 3 trái lê, gọt vỏ, bỏ lõi và thái miếng mỏng
  • 5 quả chà là khô, bỏ hạt
  • 1 trái cam

Cách thực hiện:

  • Đun nóng lò ở nhiệt độ 425 độ C. Lót một lớp giấy lên khay nướng.
  • Xếp các lát lê lên khay, đặt vào lò, nướng trong 30 phút và để nguội bớt.
  • Ngâm quả chà là với nước nóng trong tô nhỏ
  • Cho lê đã nướng và quả chà là vào máy xay sinh tố cùng với nước ép cam. 
  • Xay các nguyên liệu 1-2 phút cho nhuyễn (thêm nước nếu quá đặc)
  • Cho ra tô, để nguội và cho bé ăn. 

2. Bánh nướng không đường

Nguyên liệu: 

  • 150g yến mạch cán dẹt
  • 1 thìa canh dầu dừa khô
  • 50g dầu dừa hoặc bơ (làm nóng bằng lò vi sóng)
  • 1,5 quả chuối
  • 3 quả chà là
  • 4 thìa canh nước ép cam hoặc nước ép táo

Cách chế biến:

  • Làm nóng lò ở nhiệt độ 170 độ C và chuẩn bị khay nướng có lót giấy
  • Xay yến mạch trong máy xay vài giây rồi cho vào tô lớn và trộn cùng dầu dừa khô
  • Xay hỗn hợp dầu dừa lỏng, chuối, quả chà là và nước ép trái cây thành hỗn hợp dẻo. Đổ hỗn hợp này lên lớp yến mạch và quấy đến khi được một hỗn hợp đồng nhất mới
  • Múc hỗn hợp này cho lên đĩa, dùng thìa trải đều và nén xuống
  • Nướng trong lò khoảng 20-25 phút đến khi các cạnh của bánh chuyển màu nâu
  • Nhấc giấy nướng ra khỏi đĩa, để bánh nguội rồi cắt thành các miếng nhỏ. 

7. Quả sung

Các loại hạt tốt cho bé ăn dặm

Quả sung giúp thực đơn ăn dặm thêm phong phú

Lợi ích dinh dưỡng của quả sung

  • Giàu chất xơ, giúp bé tiêu hóa tốt hơn
  • Giàu canxi, tốt cho sự phát triển của bé
  • Có vai trò như một loại thuốc nhuận tràng từ thiên nhiên và ngăn ngừa táo bón
  • Có tính kháng khuẩn và hỗ trợ sự phát triển của hệ miễn dịch
  • Giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé

Các công thức từ quả sung

1. Cháo sung khô

Nguyên liệu: 

  • 2-3 quả sung khô
  • Sữa mẹ/ sữa công thức

Cách thực hiện:

  • Ngâm 2-3 quả sung trong nước ấm khoảng 30 phút
  • Nghiền nhuyễn sung. Cho thêm sữa mẹ/ sữa công thức nếu muốn cháo loãng hơn
  • Cho bé ăn

2. Cháo sung và quả mơ

Nguyên liệu:

  • 2 quả mơ khô 
  • 2 quả sung khô
  • ¼ chén sữa mẹ hoặc nước sôi

Cách chế biến: 

  • Ngâm mơ và sung trong nước ấm khoảng 30 phút. Để ráo nước và bỏ hạt quả mơ.
  • Thêm sữa mẹ hoặc nước sôi và 2 loại quả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn
  • Lọc hỗn hợp vừa xay để bỏ hạt sung
  • Cho bé ăn

3. Quả sung nướng

Nguyên liệu: 

  • 3 quả sung
  • Dầu oliu

Cách thực hiện:

  • Làm nóng lò ở nhiệt độ 450 độ C
  • Cho quả sung lên khay nướng và quết đều dầu oliu
  • Nướng cho đến khi vỏ quả sung nhăn lại và mềm
  • Nghiền sung đã chín bằng nĩa và cho bé ăn

Bé sẽ cần nhiều thời gian để làm quen với hương vị của các loại hạt và quả khô. Bữa phụ của bé sẽ lành mạnh và giàu dinh dưỡng hơn với các công thức đơn giản và dễ làm từ các loại hạt và quả khô.

Mẹ hãy cố gắng xây dựng cho bé một thực đơn ăn uống dài hạn với nhóm thực phẩm này để giúp bé tránh được các vấn đề về sức khỏe và duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo