Hạt óc chó và cách chế biến hạt óc chó cho bé ăn dặm

đăng bởi Nguyễn Khải

Ở thời điểm mới bắt đầu cho bé ăn dặm, các ông bố bà mẹ luôn muốn bổ sung thật nhiều đồ ăn vào thực đơn của con. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào bé cũng ăn được ngay khi mới làm quen với chế độ dinh dưỡng mới vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn yếu và đang phát triển.

Một trong những thực phẩm mà các ba mẹ trẻ rất muốn đưa vào thực đơn của bé là hạt óc chó. Hạt óc chó giàu axit béo omega-3 và rất có lợi cho sự phát triển của não bộ. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu cho bé ăn loại thực phẩm này, ba mẹ cần tìm hiểu những vấn đề như giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe, thời điểm thích hợp cho ăn hay các công thức bổ dưỡng. 

Nếu ba mẹ vẫn chưa có nhiều thông tin thì hãy đồng hành cùng POH trong bài viết dưới đây nhé!

Khi nào thì nên cho bé ăn hạt óc chó?

Nhiều người nghĩ có thể bắt đầu cho bé ăn hạt óc chó khi bé biết nhai. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyến nghị chỉ cho bé ăn các loại hạt khi bé được ít nhất 1 tuổi. Một số bác sĩ lại có quan điểm khác, các bác sĩ này khuyến nghị nên đợi đến khi bé được ít nhất 2 tuổi hoặc lớn hơn để đảm bảo an toàn. 

>> Cháo cà rốt cho bé

Hạt óc chó cho bé ăn dặm

Khi đã quyết định thời điểm phù hợp, tốt hơn hết là ba mẹ chỉ cho bé ăn hạt óc chó sau khi bé đã ăn một số loại hạt khác mà không có bất kỳ phản ứng nào liên quan đến sức khỏe. 

Giá trị dinh dưỡng của hạt óc chó

Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng tính trên 100g hạt óc chó:

Hạt óc chó cho bé ăn dặm

Lợi ích của hạt óc chó đối với sức khỏe của bé

Hạt óc chó có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Đó là lý do ba mẹ nên cho bé ăn loại hạt này. Hạt óc chó đen cũng có nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích tương tự đối với sức khỏe của bé. 

1. Hạt óc chó cung cấp nhiều năng lượng

Các bé mới biết đi cần rất nhiều năng lượng trong suốt những năm đầu đời để phát triển. Hạt óc chó giàu calo, cung cấp năng lượng để bé năng động cả ngày.

2. Giàu khoáng chất

Hạt óc chó chứa nhiều khoáng chất như magie, kali, vitamin B9, canxi, sắt cần thiết cho sự tăng trưởng vượt trội của bé. Canxi tăng cường chức năng xương, còn sắt giúp điều chỉnh hàm lượng huyết sắc tố trong cơ thể. Kali và muối giúp cân bằng chất điện giải, phốt pho hỗ trợ hệ tiêu hóa, tái tạo tế bào và sản sinh protein. 

Hạt óc chó cho bé ăn dặm

3. Giàu vitamin

Các vitamin như A, C, E và K có trong hạt óc chó đều rất tốt cho sự tăng trưởng của bé. Các vitamin này hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường chuyển hóa glucose thành glycogen, và kích thích quá trình trao đổi chất.

4. Hỗ trợ sự phát triển não bộ

Hạt óc chó có nhiều vitamin B9 và omega 3. Các dưỡng chất này hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của bé.

5. Giúp bé ngủ ngon và sâu hơn

Hóc-môn melatonin có trong hạt óc chó giúp bé dễ ngủ và điều tiết chức năng cơ thể trong lúc ngủ. Giấc ngủ thực sự rất cần thiết với các bé vì hầu hết quá trình tăng trưởng đều xảy ra khi bé chìm vào giấc ngủ sâu.

6. Duy trì trọng lượng cơ thể

Ăn hạt óc chó với lượng vừa phải giúp giảm hoặc duy trì cân nặng của các bé ở mức ổn định. Cân nặng hợp lý sẽ giúp bé có một sức khỏe tốt, tránh xa bệnh tật.

Lưu ý trước khi cho bé ăn hạt óc chó

Trong số các loại thực phẩm hỗ trợ sự phát triển của bé, hạt óc chó là một sự lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn dinh dưỡng với những lợi ích thiết thực đối với sức khỏe như giúp xương chắc khỏe, duy trì cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn độ tuổi phù hợp cho bé ăn hạt óc chó. Đợi đến khi bé được 1 tuổi hoặc thậm chí 2 tuổi là điều hết sức nên làm. Các bé rất dễ bị dị ứng khi hấp thụ các loại hạt, trong đó có hạt óc chó.

Nếu cho bé ăn quá sớm, dị ứng thức ăn sẽ còn dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tình trạng dị ứng với một loại thức ăn nào đó sẽ biến mất khi các bé đã lớn và quen với hương vị của món đó. Tuy nhiên, một số bé sẽ bị dị ứng suốt đời. Để tránh cho bé nguy cơ này, ba mẹ chỉ nên cho bé ăn hạt óc chó khi hệ miễn dịch của bé khỏe hơn.

  • Gia đình có tiền sử bị dị ứng. Dị ứng có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Nếu ba hoặc mẹ, hoặc cả 2 bị mắc dị ứng thì nguy cơ cao bé cũng như vậy. Khi đó, ba mẹ cần hết sức thận trọng và chỉ cho bé ăn các loại hạt khi bé lớn hơn. 
  • Thử dị ứng 3-5 ngày khi lần đầu bé ăn hạt óc chó

Hạt óc chó cho bé ăn dặm

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa. Trong một số trường hợp, bác sĩ nhi khoa sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác định nguy cơ mắc dị ứng. Ba mẹ có thể trao đổi với bác sĩ và cho bé ăn các loại hạt nếu chắc chắn 100% rằng bé không bị dị ứng.

Sau khi đã suy xét kỹ lưỡng, ba mẹ có thể cho bé ăn hạt óc chó nhưng với một lượng nhỏ vì nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ khi ăn quá nhiều hạt óc chó

  • Hệ tiêu hóa hoạt động kém. Bé có thể đi ngoài phân lỏng, sưng tấy, tiêu chảy và đau dạ dày nếu ăn quá nhiều hạt óc chó cùng một lúc vì hấp thụ một lượng chất xơ cao. 
  • Tăng cân. Hạt óc chó giúp quản lý cân nặng của bé ở mức ổn định; tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì bé sẽ bị tăng cân mất kiểm soát.
  • Làm các vết loét nghiêm trọng hơn. Hạt óc chó khiến cho các vết loét trên cơ thể trầm trọng hơn và khiến bé khó chịu. Trong trường hợp đó, mẹ hãy cho bé uống đủ chất lỏng, đặc biệt là nước lọc.
  • Nguy cơ hóc nghẹn. Ba mẹ không nên cho bé ăn hạt óc chó sống vì bé không thể tự nhai hoặc bị hóc nếu không có sự giám sát. Khi cho bé ăn, ba mẹ nên cắt thành các miếng nhỏ.

Khi cho bé ăn hạt óc chó, ba mẹ cần chú ý điều gì?

  • Luôn cho con đi khám để kiểm tra nguy cơ dị ứng. Nếu bé bị dị ứng với hạt lạc thì có nguy cơ tương tự với hạt óc chó. Ba mẹ hãy chắc chắn rằng bé có thể ăn loại hạt này. 
  • Để tránh nguy cơ bị hóc nghẹn, ba mẹ có thể cho bé ăn bơ từ hạt óc chó hoặc một món bổ dưỡng nào đó mịn và nhuyễn, không có các miếng nhỏ của hạt. 
  • Đảm  bảo cho bé uống đủ chất lỏng khi bị tiêu chảy hoặc viêm loét. 
  • Nghe tư vấn của bác sĩ ngay khi bé xuất hiện các tác dụng phụ. 

Các công thức từ hạt óc chó cho bé ăn dặm

1. Bơ hạt óc chó

Bơ hạt óc chó là một món ăn lành mạnh nên được bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé. Mẹ có thể quết bơ lên bánh mì nướng hoặc cho đút cho bé bằng thìa. 

Hạt óc chó cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • ½ chén hạt óc chó đã bóc vỏ
  • 1-2 thìa cà phê dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Rang hạt điều trên chảo cho đến khi có màu vàng nhẹ
  • Cho hạt điều vào máy xay và xay thành bột mịn
  • Thêm ½ thìa cà phê dầu dừa vào và trộn đều 
  • Bảo quản bơ trong bình kín, đặt trong tủ lạnh 

2. Sữa lắc chuối và hạt óc chó

Đây là một sự lựa chọn phù hợp cho những bé không chịu uống sữa. Tuy nhiên, các bé không dung nạp lactose thì không nên uống món sữa này.

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối lột vỏ, thái nhỏ
  • 1,5 chén sữa
  • 1-2 hạt óc chó
  • 2-3 viên đá

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố và đến khi được một hỗn hợp sánh mịn
  • Đổ hỗn hợp vào cốc
  • Cho bé ăn 

Hạt óc chó giúp thực đơn dinh dưỡng của bé thêm phong phú về cả hương vị lẫn kết cấu. Khi bé đã ăn được hạt óc chó, mẹ có thể trổ tài chế biến một trong những công thức trên. Đợi đến lúc bé lớn hơn, hạt óc chó sống hoặc rang chín sẽ là bữa phụ dinh dưỡng dành cho bé. Hi vọng, mẹ sẽ giúp bé làm quen với nguồn dinh dưỡng này và phát triển khỏe mạnh. 

Nguồn: Parenting Firstcry

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo