MỤC LỤC
Tại sao nên tập cho bé ăn cùng gia đình?
Những món ăn cả gia đình có thể cùng ăn với bé
Tại sao nên tập cho bé ăn cùng gia đình?
Tập cho bé ăn cùng gia đình từ sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho bé khi ăn dặm và cả về lâu về dài.
Bữa ăn gia đình là cơ hội để ba mẹ và bé dành thời gian cho nhau. Tập cho bé ăn cùng gia đình sẽ giúp con được làm quen với đa dạng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Ăn cùng nhau cũng là cách dạy trẻ về ứng xử trong bữa ăn vì con được theo dõi cách ba mẹ và các thành viên khác trong gia đình thưởng thức đồ ăn. Bên cạnh đó khi mọi người trò chuyện với nhau bé cũng học được thêm nhiều từ mới.
Cho bé ăn dặm cùng cả gia đình giúp tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho con
Bé sẽ nhận ra bữa ăn gia đình rất ấm áp và vui vẻ. Điều này giúp con gắn kết với gia đình hơn.
Dựa theo thói quen ăn uống của gia đình và bé cũng dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đúng bữa và đủ chất kể cả khi con lớn lên.
Những món ăn cả gia đình có thể cùng ăn với bé
Ngay khi con tròn sáu tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ngồi ăn dặm cùng với cả gia đình. Khuyến khích bé thử những món ăn phù hợp với độ tuổi của con.
Với các món ăn hàng ngày của gia đình, mẹ chỉ cần biến tấu một chút bằng cách xay, cắt nhỏ hoặc nấu thật mềm là bé có thể ăn được. Mẹ lưu ý không nên bỏ thêm muối hoặc đường trong khi nấu phần của bé. Sau khi đã để riêng phần của bé mẹ có thể thêm gia vị vào món ăn sau.
Để tiết kiệm thời gian mẹ có thể chuẩn bị thức ăn theo đợt. Mỗi lần chuẩn bị mẹ hãy chia nhỏ các bữa thành từng phần riêng để sử dụng sau. Mẹ có thể tận dụng các hộp nhỏ hoặc các khay đá có nắp đạy để đựng thức ăn.
Tuy nhiên mẹ nên lưu ý xem những món ăn của gia đình có phù hợp với bé hay không. Có một số thực phẩm mẹ không nên cho bé ăn trước khi con một tuổi ví dụ như các loại hạt và mật ong. Mẹ có thể tìm những thông tin phù hợp với bé 6 tháng đến 1 tuổi để lên thực đơn các bữa ăn phù hợp với cả gia đình.
Nếu mẹ là người ít nấu ăn, đây sẽ là dịp để mẹ học cách chế biến và nấu những món đơn giản cho cả gia đình.
Mẹ lựa chọn những thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé
Khi chọn thực phẩm, mẹ cố găng chọn thực phẩm tươi có giá cả phải chăng. Các siêu thị lớn giá thực phẩm khá rẻ và thường có những dịp ưu đãi. Chú ý chọn mua trái cây và rau quả đúng mùa mẹ nhé!
Mẹ có thể chọn rau và trái cây đông lạnh hoặc trái cây đóng hộp (ở dạng hoa quả tươi hoặc nước ép tươi chứ không phải hoa quả sấy khô, ướp muối, ướp đường hoặc siro) vì chúng cũng có lượng vitamin và khoáng chất rất lớn.
Nếu mẹ không có nhiều thời gian chuẩn bị bữa ăn hãy xem xét các loại rau và hoa quả đóng hộp để có thêm nhiều sự đa dạng cho các bữa ăn. Nếu còn thức ăn thừa mẹ có thể chế biến rau củ thành súp và trái cây để làm bánh pudding hoặc sinh tố.
Ăn dặm bé tự chỉ huy BLW
Một cách để tập cho bé tham gia với bữa ăn chính của gia đình là thử phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy. Với phương pháp này bé được tự ăn bằng cách dùng tay cầm thức ăn.
Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy giúp bé làm quen với các món ăn gia đình ngay từ những ngày đầu bé tập ăn dặm. Mẹ không cần tốn quá nhiều thời gian nấu cháo và chuẩn bị các món riêng hay cho bé ăn bột ăn dặm. (Bột ăn dặm chỉ duy trì một kết cấu món ăn và một hương vị trong thời gian dài, không tốt cho sự phát triển vị giác và giác quan của bé)
Mẹ sẽ bắt đầu bằng cách cho bé ăn trái cây chín và rau củ nấu chín mềm sau khi đã gọt vỏ.
Khi bé trở nên tự tin hơn với khẩu vị của mình và kết cấu của đồ ăn, mẹ có thể cho bé thử nhiều món hơn. Hãy luôn chú ý kiểm tra kỹ cá hoặc thịt để tìm xương. Với xúc xích mẹ cũng nên bỏ phần vỏ dai bên ngoài.
Không thể nói phương pháp ăn dặm nào tốt hơn phương pháp nào, nhưng một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho bé ăn dặm tự chỉ huy sẽ giúp bé dễ thích nghi với bữa ăn gia đình hơn. Đây cũng là phương pháp tập cho bé ăn uống ít gây căng thẳng hơn.
Tuy nhiên, các bé phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu bé chưa sẵn sàng để lấy thức ăn cho vào miệng, thì phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ chưa phù hợp với bé.
Bé theo phương pháp ăn dặm nào phụ thuộc vào sự lựa chọn của các mẹ. Mẹ hãy thử kết hợp các phương pháp: xay nhuyễn một số loại thức ăn, nấu kỹ rau củ và cắt thành các thanh dài và nhỏ như ngón tay. Cách này sẽ giúp bé có cơ hội thử nhiều kết cấu và chất dinh dưỡng khác nhau.
Thói quen và giờ ăn cùng với gia đình
Các em bé thích thói quen và quy luật vì bé muốn an tâm về những gì con sẽ làm mỗi ngày. Vì vậy mẹ nên sắp xếp để có một giờ ăn cố định mỗi ngày.
Nếu mẹ hình thành thói quen ăn uống đúng giờ từ khi bé mới tập ăn dặm, bé sẽ nhanh quen với việc này hơn. Càng để lâu mẹ càng khó đưa giờ ăn cố định vào lịch sinh hoạt hàng ngày của con.
Mẹ nên ăn một bữa với bé mỗi ngày
Nhiều mẹ không thể ở nhà cả ngày và ăn cơm cùng con, đặc biệt nếu các mẹ còn đi làm. Nhưng hãy cố gắng để ăn cùng con một bữa mỗi ngày.
Nếu mẹ phải đi làm về muộn thì ít nhất là hãy ăn bữa sáng cùng bé. Mặc dù điều này sẽ hơi vất vả cho mẹ nhưng sẽ tốt cho bé về lâu về dài.
Những gia đình dành thời gian ăn cùng nhau thường có chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn. Các thành viên trong gia đình cũng sẽ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm hơn, đặc biệt là trái cây và rau quả.
Vì vậy, tập cho bé làm quen với bữa ăn gia đình từ bé rất quan trọng. Khi lớn lên bé sẽ dễ gắn bó với gia đình và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh tốt hơn.
Bí quyết giúp bữa ăn gia đình luôn hạnh phúc
Các mẹ hãy cố gắng giữ cho bữa ăn bình tĩnh và thoải mái. Đừng biễn bữa ăn thành một mớ hỗn độn và khó chịu với con. Đây là điều quan trọng nhất khi cho bé tập ăn dặm cùng gia đình.
Một mẹo nhỏ cho mẹ là tránh để những thứ dễ gây phân tâm gần khu vực ăn uống của gia đình. Như vậy cả nhà sẽ tập trung vào bữa ăn tốt hơn.
Vì vậy, hãy tắt TV, máy tính bảng hoặc radio và tắt điện thoại của mình trong giờ ăn. Nếu mẹ không thể duy trì bữa ăn gia đình mỗi ngày thì hãy đặt mục tiêu một hai bữa ăn gia đình mỗi tuần.
Nếu con không muốn ăn một món ăn nào đó, hoặc bé đã ăn đủ, đừng dỗ dành, hứa sẽ thưởng cho bé hoặc ép bé ăn. Việc này có thể dẫn đến bữa ăn gia đình trở thành một khoảng thời gian không vui với bé.
Mẹ nên cho bé một phần thức ăn nhỏ để bé có thể tự ăn theo tốc độ của mình. Mẹ sẽ dần hiểu các dấu hiệu cho thấy bé đã ăn no như ngừng ăn, đẩy thức ăn ra xa hoặc quay đầu đi.
Nếu thấy con hành động như vậy, việc các mẹ cần làm chỉ đơn giản là dọn đồ ăn của bé đi.
Nếu mẹ cho bé làm quen với một món mới hãy chú ý tới những biểu cảm khuôn mặt bé. Đôi khi bé nhăn nhó khi ăn một hai miếng đầu, nhưng không có nghĩa là bé không thích món đó mà có thể là con chỉ đang ngạc nhiên bởi hương vị lạ này.
Niềm vui khi ăn cùng cả gia đình giúp bé hào hứng hơn
Bé sẽ học bằng cách sao chép các hành động của mẹ - hình mẫu lớn nhất của con. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng trở thành tấm gương tốt bằng cách thường xuyên nấu ăn hay ít nhất là ăn ở nhà cùng con.
Nếu các mẹ đã quen với việc bỏ bữa và ăn đồ ăn không lành mạnh thì đây là cơ hội để mẹ thay đổi. Hãy lấy bé làm động lực vì thói quen ăn uống của mẹ ảnh hưởng tới bé rất nhiều.
Mẹ cũng nên tập thói quen ăn cùng con. Ví dụ nếu bé đang ăn cà rốt luộc chín mềm, mẹ hãy ăn một chút cà rốt của con để bé biết mẹ cũng thích ăn những món này. Đây là cách khuyến khích bé thử thức ăn mới. Bé sẽ an tâm hơn khi tiếp xúc với những món mới.
Bé cần thời gian để làm quen với một loại thực phẩm mới. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé. Với những món ăn khác nhau và vào các thời điểm khác nhau bé cũng cần thời gian dài ngắn khác nhau để chấp nhận một món mới.
Nếu mẹ cũng không thích một món ăn nào đó nhưng đây lại là món tốt cho bé thì đây cũng có cơ hội để mẹ học cách chấp nhận ăn món đó. Khi nấu món đó cho bé, mẹ hãy thử ăn một chút để khuyến khích con. Sau vài lần thử biết đâu mẹ cũng sẽ ăn được món đó.
Chúc các mẹ giúp bé ăn dặm thành công.
Nguồn: Babycenter
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo