18 siêu thực phẩm ăn dặm cho bé

đăng bởi Tiên Tiên

Cho dù mẹ cho bé ăn bột ăn dặm, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm truyền thống thì chọn thực phẩm ăn dặm cho bé cũng rất quan trọng. Mẹ nên chú trọng thực phẩm tốt cho bé ăn dặm, cân đối các nhóm dinh dưỡng. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 18 siêu thực phẩm ăn dặm cho bé, mời các mẹ cùng tham khảo!

Dạ dày bé còn rất nhỏ và không thể chứa nhiều thức ăn; vì vậy, mẹ cần xây dựng cho bé một thực đơn ăn uống đa dạng món và đầy đủ chất dinh dưỡng. Sẽ có những loại thức ăn chỉ phù hợp với bé ở từng độ tuổi nhất định. 

Khi nào thì mẹ nên cho bé ăn siêu thực phẩm?

Hầu hết các siêu thực phẩm trong danh sách dưới đây đều  phù hợp với trẻ 6 tháng tuổi và trẻ lớn hơn. Mẹ có thể chế biến món ăn với phương pháp phù hợp với từng độ tuổi của con. Với một số siêu thực phẩm như thịt, trái cây, và rau củ xay nhuyễn, mẹ có thể cho bé ăn trước 6 tháng tuổi nếu bé đã sẵn sàng. 

Mẹ lưu ý không nên cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì thời điểm này là quá sớm và có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Nếu cảm thấy không chắc chắn khi bắt đầu cho con ăn một số loại thực phẩm nhất định hoặc không rõ về những loại thực phẩm tốt nhất thì mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa. 

Mời ba mẹ tham khảo: 5 loại thực phẩm gây hại cho trẻ sơ sinh mẹ cần tránh

 Trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi được hơn 6 tháng tuổi

Trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi được hơn 6 tháng tuổi

Khi bé được 1 tuổi, thức ăn dặm sẽ thay thế phần lớn lượng sữa mẹ và chất dinh dưỡng sẽ đến chủ yếu từ thực phẩm ngoài. Ở thời điểm này, mẹ cần cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, trang trí món ăn đẹp mắt để khuyến khích bé tự ăn. 

Những siêu thực phẩm ăn dặm cho trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi

1. Chuối

chuối - siêu thực phẩm cho bé ăn dặm

Chuối chứa nhiều carbohydrate và chất xơ, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh. Đây là món ăn rất tiện lợi vì bé có thể tự bóc vỏ và ăn. Mẹ lưu ý nên cho bé ăn chuối đã chín và nghiền kỹ. Trẻ lớn hơn có thể ăn chuối ở dạng miếng như thức ăn cầm tay.

2. Khoai lang

Khoai lang - siêu thực phẩm cho bé ăn dặm

Khoai lang cung cấp lượng lớn kali, vitamin C, chất xơ và beta caroten - một chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư và sự hình thành các gốc tự do. Đa số các bé thích ăn khoai lang hơn là các loại rau củ khác vì khoai lang có vị ngọt tự nhiên rất dễ ăn.

Khoai lang nấu chín và nghiền nhuyễn rất thích hợp cho các bé chỉ mới chuyển sang giai đoạn ăn dặm. 

3. Quả bơ

ăn dặm: bơ

Bơ là loại trái cây chứa hàm lượng protein cao nhất và giàu axit béo không bão hòa đơn - một loại chất béo tốt giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Mẹ chọn những quả bơ đã chín, rửa sạch, bỏ vỏ và nghiền nhuyễn rồi cho bé ăn.

4. Trứng

Ăn dặm: trứng

Lòng trắng trứng cung cấp protein trong khi lòng đỏ chứa nhiều sắt, vitamin A, D, E và B12. 

Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn cung cấp cho cơ thể bé lượng lớn choline cần thiết cho sự phát triển não bộ. Thông thường, bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên mẹ không nên đưa trứng vào thực đơn, đặc biệt là lòng trắng cho đến khi được bé được hơn 1 tuổi vì trứng có nguy cơ cao gây dị ứng cho bé. 

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mẹ có thể hoàn toàn cho bé ăn trứng trước thời điểm này nếu gia đình không có tiền sử dị ứng. Để chắc chắn hơn, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn món này. 

Mời mẹ tìm hiểu kỹ hơn về trứng tại: Trứng và ăn dặm với trứng gà cho bé

5. Cà rốt

cà rốt

Cà rốt là thực phẩm chứa hàm lượng beta-caroten cao - một chất chống oxy hóa tạo nên màu cam đẹp mắt. Beta-caroten chuyển hóa thành vitamin A với tác dụng kích thích sự tăng trưởng và tăng cường thị lực cho bé.

Cà rốt nấu chín có vị ngọt tự nhiên, giúp món ăn hấp dẫn hơn với các bé đang tập ăn dặm. Khi chuẩn bị các món từ cà rốt, mẹ cần nấu chín mềm, xay nhuyễn hoặc thái hạt lựu để bé bốc ăn. 

6. Sữa chua

sữa hua

Đây là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều canxi, protein và phốt-pho cần thiết đối với sự phát triển chắc khỏe của xương và răng. Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp men vi sinh giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. 

POH khuyên trẻ dưới 1 tuổi nên ăn sữa chua làm từ sữa mẹ/ sữa công thức hoặc sữa chua ngoài cửa hàng dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Trẻ trên 1 tuổi có thể ăn sữa chua làm từ sữa tươi hoặc các loại sữa chua thông thường khác. Nên cho bé ăn loại không đường.

Trẻ cần chất béo trong chế độ dinh dưỡng nên khi cho bé ăn sữa chua, mẹ nên chọn loại nguyên kem hơn là loại ít béo hoặc tách béo. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh cho bé ăn sữa chua có hương vị vì chúng chứa rất nhiều đường không tốt cho sức khỏe của bé. 

7. Phô mai

ăn dặm: phô mai

Phô mai không chỉ chứa protein mà còn cung cấp nhiều canxi và vitamin B2 lành mạnh giúp chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate thành năng lượng.

Phô mai Thụy Sĩ đặc biệt có vị ngọt thanh nhẹ, rất phù hợp với bé. Tuy nhiên, phô mai cũng có thể khiến bé bị hóc nghẹn nên trước khi cho bé ăn, mẹ cần cắt thành những miếng nhỏ. 

8. Ngũ cốc trẻ em

ăn dặm: ngũ cốc

Ngũ cốc cung cấp lượng sắt dồi dào đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể bé. Từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã hấp thụ sắt; tuy nhiên, lượng sắt này sẽ hao hụt dần trong vòng 5 đến 6 tháng đầu đời.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên cho bé ăn ngũ cốc tăng cường sắt trong những ngày đầu ăn dặm vì loại thực phẩm này ít có khả năng gây dị ứng. 

9. Thịt gà

thịt gà

Thịt gà chứa nhiều protein và vitamin B6 giúp cơ thể hấp thụ năng lượng từ thức ăn. Mẹ nên thường xuyên cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều protein để để hỗ trợ bé phát triển nhanh chóng.

Nếu bé không thích mùi vị của thịt gà, mẹ có thể chế biến bằng nhiều cách khác như kết hợp với loại trái cây hay rau củ mà bé thích. 

10. Thịt đỏ

ăn dặm: thịt đỏ

Các loại thịt đỏ cung cấp lượng sắt ở dạng dễ hấp thụ, giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển khí oxy đến các tế bào trong cơ thể và hỗ trợ phát triển trí não. Các bé còn nhỏ có thể ăn thịt xay nhuyễn, nhưng với trẻ lớn hơn có khả năng nhai, mẹ nên nấu chín thịt và thái hạt lựu. 

11. Bí đỏ

ăn dặm: bí đỏ

Các bé rất thích vị ngọt tự nhiên của bí đỏ - loại thực phẩm chứa nhiều beta-caroten chống oxy hóa, vitamin C, kali, chất xơ, vitamin B9, vitamin nhóm B và một số axit béo omega-3. Cách chế biến rất đơn giản, mẹ có thể hấp hoặc luộc cho đến khi mềm, sau đó xay nhuyễn và cho bé ăn. 

12. Cá

Ăn dặm: Cá

Các loại cá béo như cá hồi chứa các vitamin tan trong chất béo và các chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị lực và hệ thống miễn dịch của bé.

Ngoài ra, những loại cá trắng như cá tuyết hoặc cá tuyết chấm đen cung cấp nguồn protein dồi dào. Cá có thể gây dị ứng ở trẻ; vì vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho con ăn loại thực phẩm này. 

13. Cà chua

cà chua

Cà chua chứa nhiều lycopene - một sắc tố chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể bé sẽ hấp thụ lycopene hiệu quả hơn nếu mẹ nấu cà chua cùng một chút dầu ăn. 

14. Đậu hạt

ăn dặm: đậu hạt

Đậu là loại rau củ chứa nhiều vitamin K - một chất dinh dưỡng hoạt động cùng với canxi giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, đậu còn cung cấp hàm lượng vitamin A và C chống oxy hóa, vitamin B9, chất xơ và các vitamin nhóm B. 

15. Bông cải xanh

bông cải xanh

Bông cải xanh thực sự là một siêu thực phẩm cho trẻ ăn dặm bởi hàm lượng vitamin C, beta carotene, vitamin B9, sắt, kali và chất xơ cao. Một nửa dưỡng chất trong bông cải xanh sẽ mất đi khi luộc với nước; vì vậy, cách tốt nhất để chế biến là hấp hoặc bỏ lò vi sóng.

Nếu bé không thích mùi vị của bông cải xanh, mẹ hãy khéo léo kết hợp cùng những loại rau củ có vị ngọt tự nhiên như khoai lang hoặc bí đỏ. Như vậy, bé có thể sẽ hứng thú và ăn nhiều hơn. 

16. Mì ống 

mì ống

Mì ống chứa nguồn carbohydrate phức hợp tốt, cung cấp cho cơ thể năng lượng bền bỉ. Đây là lý do tại sao các vận động viên thường cho mì ống vào thực đơn của mình.

Mẹ hãy thử kết hợp mì ống làm từ ngũ cốc nguyên cám với mì ống thường để bổ sung chất xơ cho bữa ăn của bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên chọn loại mì ống có kích thước nhỏ và nấu chín kỹ để bé dễ ăn hơn.

17. Quả mâm xôi

quả mâm xôi

Quả mâm xôi có chứa axit ellagic có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Trong số tất cả các loại trái cây, mâm xôi chứa nhiều chất xơ và ít calo nhất. 

18. Gạo lứt

ăn dặm: gạo lứt

Gạo lứt (gạo nâu) cung cấp năng lượng, protein, vitamin nhóm B và khoáng chất. So với gạo trắng, gạo nâu chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn vì gạo trắng đã mất đi phần lớn khoáng chất và vitamin quan trọng trong quá trình xay xát.

Tinh bột trong gạo được hấp thụ chậm giúp cơ thể giải phóng glucose ổn định nhằm duy trì năng lượng. 

Nguồn: Parent.com

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo