Bé mấy tháng mới ăn dặm? Các dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm và thực đơn từng bữa

đăng bởi Tiên Tiên

Bài viết giới thiệu các kiến thức cần thiết cho mẹ khi bé mới ăn dặm truyền thống.

Bé mấy tháng mới ăn dặm?

Mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé thực sự sẵn sàng. Khi được 6 tháng tuổi, hầu hết các bé cần ăn dặm để cung cấp dưỡng chất cho sự tăng trưởng và phát triển. 

Vì sao bé cần ăn dặm?

Các bé cần ăn dặm để hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết phục vụ cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Trong vòng 6 tháng đầu đời, bé chỉ tiêu thụ lượng sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, bé cần nhiều sắt hơn từ sữa mẹ và sữa công thức để chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển mới.

Khi đó, bé sẽ tập ăn thức ăn đặc để nạp thêm chất dinh dưỡng. Đây cũng là lúc bé bắt đầu trải nghiệm những hương vị và kết cấu mới của thức ăn, phát triển chức năng răng hàm, và hình thành các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ

Ăn dặm giúp bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ

Ăn dặm giúp bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ

Tuy nhiên, mẹ cần nhớ thức ăn đặc không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ hay sữa công thức.

Bé nên ăn kết hợp cả sữa mẹ, sữa công thức và thức ăn đặc ít nhất 12 tháng đầu. Nếu mẹ thay đổi chế độ ăn quá nhanh, bé sẽ không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. 

Các dấu hiệu bé cần bắt đầu ăn dặm 

Dưới đây là những dấu hiệu con đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Bé điều khiển đầu và cổ tốt, có thể ngồi lên cao khi có sự trợ giúp
  • Bé thể hiện sự thích thú với món ăn bày trên đĩa
  • Bé đòi ăn món của mẹ
  • Bé há miệng khi mẹ đút thức ăn bằng thìa

Hầu hết bé có những dấu hiệu này khi được 4 đến 6 tháng tuổi, tuy nhiên đây chỉ là báo hiệu ban đầu mà thôi. Mẹ nên dựa vào sự phát triển và hành vi của con để xác định thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm. 

Khi con được khoảng 6 tháng, mẹ có thể cho con làm quen với thức ăn đặc, đặc biệt là những loại giàu sắt. Nếu bé đã gần được 7 tháng tuổi mà chưa bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể gặp bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ đa khoa để xin lời khuyên. 

Mẹ có thể tham khảo thêm: Những hiểu nhầm của cha mẹ khiến trẻ bị ăn dặm sớm

Trẻ mới ăn dặm nên ăn mấy bữa? Thời gian cho con ăn

Thời điểm tốt nhất để cho con ăn là khi cả mẹ và bé đều đang vui vẻ và thoải mái. Bé cũng sẽ muốn ăn thức ăn đặc sau khi bú sữa mẹ hay sữa công thức vì khi thực sự đói, bé chỉ biết bú sữa để thỏa mãn nhu cầu của mình và dạ dày vẫn còn chỗ để chứa thêm thức ăn. 

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Bé sáu tháng tuổi cần bao nhiêu sữa?

Theo thời gian, mẹ sẽ dựa vào các dấu hiệu để biết khi nào con đói, no, không muốn ăn hay mệt mỏi. 

Dấu hiệu bé đói bao gồm: 

  • Hào hứng khi thấy mẹ chuẩn bị đồ ăn
  • Nghiêng về phía mẹ khi ngồi trên ghế cao
  • Há miệng khi được mẹ đút

Dấu hiệu bé không muốn ăn nữa:

  • Quay lưng lại với thức ăn
  • Mất hứng thú hoặc bị sao nhãng
  • Đẩy thìa ra xa
  • Ngậm chặt miệng

Vậy mẹ nên cho bé ăn lượng thức ăn như thế nào là vừa đủ? Ban đầu, thử một đến hai thìa cà phê thức ăn, sau đó tăng dần lên theo khẩu vị của bé. Khi bé được 12 tháng, mẹ nên cho bé ăn khoảng ba bữa một ngày.

Kết cấu thức ăn nào phù hợp với bé?

Với ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, bé mới ăn dặm thường ăn thức ăn xay nhuyễn. Thức ăn dạng nghiền, băm nhỏ sẽ giúp bé ăn nhanh hơn. Bé sẽ ăn được thức ăn cầm tay như miếng rau củ nấu chín, hoa quả mềm, vỏ bánh mì mềm hay bánh mì nướng khi được 8 tháng tuổi. 

Mẹ nên chuẩn bị thức ăn mềm hoặc nấu chín

Mẹ nên chuẩn bị thức ăn mềm hoặc nấu chín

6 đến 8 tháng là mốc thời gian quan trọng để bé chuyển từ thức ăn dạng mịn sang dạng cục và thức ăn cầm tay. Khi đó, bé sẽ học được cách nhai thức ăn và phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Điều này cũng khuyến khích bé tự ăn và hạn chế những khó khăn trong quá trình ăn uống sau này. 

Đến thời điểm 12 tháng tuổi, bé có thể ăn những loại thức ăn giống với cả nhà. Khi cho bé ăn thức ăn đặc, mẹ luôn phải giám sát, cẩn thận với những thức ăn cứng như các loại hạt, thịt có xương nhỏ vì chúng có thể gây hóc.

Ngồi cùng con trong bữa ăn không chỉ tránh cho con khỏi bị hóc mà còn khuyến khích con tương tác và học về cách ăn uống. 

Mời mẹ tham khảo bài viết Tập cho bé ăn dặm cùng gia đình

Thực đơn cho bé mới ăn dặm

Bé hứng thú với tất cả những loại đồ ăn mới nên mẹ không cần cố gắng nấu những món đặc biệt. Con có thể ăn thức ăn mà không cần theo thứ tự, miễn là thức ăn giàu sắt và đúng kết cấu như gạo ngũ cốc bổ sung sắt cho bé sơ sinh, rau củ nấu mềm, hoa quả hấp hoặc nghiền.

Mẹ nên cho bé ăn thức ăn nghiền như trứng, ngũ cốc như lúa mì, cá nấu chín, thịt băm hoặc xay nhuyễn, hoa quả và rau củ. Ngoài ra còn có đậu phụ, đậu hạt, đậu lăng hay bột nhão hạt mịn. 

Trộn các loại thức ăn lại với nhau cũng là một cách để mẹ đỡ phải cho con ăn từng món một. Tuy nhiên, nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng thức ăn, mẹ nên cho con ăn từng món để dễ dàng nhận biết nguyên nhân gây dị ứng cho con.

Mẹ tham khảo thực đơn chi tiết tại: Chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi hoặc chương trình POH Easy Two (12-49 tuần): Ăn dặm kiểu Easy

Mẹ hãy cho con ăn đa dạng thức ăn và ưu tiên những món nấu tại nhà như:

  • Rau củ: khoai tây, cà rốt, đậu nấu chín
  • Hoa quả: chuối, táo, dưa lưới, bơ
  • Lúa mì, yến mạch, bánh mì, cơm, mì ống
  • Các thực phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai 
  • Thịt, cá, thịt lợn, các loại đậu và trứng nấu chín (không cho bé ăn trứng sống hay trứng lòng đào)

Trong 12 tháng đầu, mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức kết hợp với ăn thức ăn đặc. Sau khoảng thời gian này, bé có thể uống sữa bò tiệt trùng bằng cốc.

Tùy vào từng giai đoạn của con mà mẹ nên tránh những loại thực phẩm không phù hợp:

  • Trước 12 tháng tuổi, tránh cho con ăn mật ong
  • Trước 12 tháng tuổi, tránh cho con uống sữa bò, sữa dê và sữa đậu nành
  • Trước 2 tuổi không sử dụng bơ ít béo
  • Trước 3 tuổi không cho ăn các loại hạt và thức ăn cứng vì có thể gây hóc
  • Không cho con uống sữa chưa tiệt trùng, nước hoa quả, trà, cà phê và các loại đồ uống có đường ở mọi lứa tuổi.

Để học được cách ăn và thưởng thưởng thức các món ăn khác nhau, bé cần thời gian và sự kiên nhẫn. Nếu bé không thích một món nào đó, hãy thử cho bé ăn lại vào một lúc khác. Mẹ cần cố gắng kiên nhẫn cho con ăn món mới nhiều lần để con quen với mùi vị và kết cấu.

Cho con tập uống nước

Khi con được 6 tháng tuổi, mẹ có thể thêm một lượng nhỏ nước sôi để nguội vào sữa mẹ hoặc sữa công thức và tập cho trẻ uống bằng cốc.

Dị ứng thức ăn

Các bé mắc chàm bội nhiễm hay gia đình có tiền sử dị ứng thường dễ bị dị ứng thức ăn hoặc hội chứng không dung nạp thực phẩm. Tuy nhiên, những bé không có tiền sử dị ứng cũng có thể bị dị ứng thức ăn. Cho con ăn thức ăn đặc quá sớm (trước 4 tháng tuổi) hoặc quá muộn có thể làm tăng nguy cơ dị ứng.

Mẹ nên tìm gặp bác sĩ đã khoa, chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia về dị ứng nếu:

  • Bé đã từng bị dị ứng thức ăn
  • Gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn
  • Mẹ lo lắng về các phản ứng của con với thức ăn

Các bí quyết cho con ăn dặm

Khi muốn cho con ăn dặm, những điều mẹ cần làm là bắt đầu với thức ăn xay nhuyễn giàu sắt, vài tuần sau đó thì cho bé ăn thức ăn dạng nghiền và mềm, cuối cùng là các món ăn cầm tay khi con được 8 tháng tuổi. 

Dưới đây là một số bí quyết để mẹ cùng con bắt đầu quá trình ăn dặm.

Ăn dặm giờ nào tốt?

Với POH, giờ tốt cho con ăn dặm là khi:

  • Cho bé ăn khi cả mẹ và bé đều đang bình tĩnh và thoải mái. Con đã cảm thấy đói. Để biết xem giờ nào là phù hợp nhất cho con ăn dặm, ba mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt Easy 2-3-3.5 hoặc Easy 234 bao gồm lịch ngủ - ăn sữa - ăn dặm
  • Đặt con trên ghế ăn dặm hoặc vị trí nào đó an toàn và đút bằng thìa hoặc từng miếng nhỏ bằng tay
  • Để ý những dấu hiệu để biết con đã no

Tạo hứng thú với đồ ăn

  • Cho bé ăn những món bé thích. 
  • Cho bé tập dùng thìa.
  • Miêu tả màu sắc, hương vị của món ăn, nói cho bé biết nguồn gốc món ăn và cách mẹ nấu.
  • Cho bé ăn những món của mẹ để bé làm quen với hương vị món ăn nấu tại nhà. Đây cũng là thời điểm mà mẹ cần suy nghĩ nên chọn loại thức ăn lành mạnh nào cho bữa cơm gia đình vui vẻ, ấm áp. 
  • Cho bé ăn theo sở thích và khẩu vị thay đổi từng ngày. Mẹ cần cho bé ăn ba bữa chính xen lẫn các bữa phụ trong một ngày.

Các món ăn của bé không cho thêm muối hay đường. Các thực phẩm đã qua chế biến và đóng hộp với lượng chất béo, đường hay muối cao như bánh ngọt, bánh quy, khoai tây rán và các món chiên rán đều không tốt cho bé. 

Con mất trật tự và chơi trong giờ ăn

Mẹ hãy chuẩn bị tinh thần rằng giờ ăn của bé sẽ rất lộn xộn và kéo dài do ăn uống là một kỹ năng mà bé cần học. Bé cần có thời gian khám phá các kết cấu và hình dạng của thức ăn đặc để phát triển kỹ năng vận động tinh và tư duy.

Cùng tìm hiểu thêm với bài viết Hãy để con được bẩn trong bữa ăn!

Bữa ăn chính là thời gian cả gia đình quây quần bên nhau. Nếu mẹ kiên nhẫn với bé và cả mớ lộn xộn mà bé tạo ra, bé sẽ hứng thú với giờ ăn và có điều kiện để phát triển. Mẹ hãy đặt một tờ báo hay tấm nhựa dưới chân ghế của bé và luôn cầm khăn lau trên tay để việc dọn dẹp sau bữa ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Cho bé ăn dặm không đơn thuần là để con làm quen với thức ăn và chất dinh dưỡng mà còn là thời điểm tốt để bố mẹ trò chuyện, lắng nghe và gắn kết với con.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo