Ăn dặm kiểu Nhật

đăng bởi

 

Ăn dặm kiểu Nhật được biết đến là phương pháp ăn dặm mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé và được các mẹ đặc biệt quan tâm.

Thế nhưng giữa muôn vàn thông tin trên internet, hay những tài liệu ăn dặm kiểu nhật pdf chắc hẳn mẹ đang bối rối vì không biết bắt đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng nhất.

Ăn dặm kiểu nhật là gì?

Trong bài viết này, POH xin gửi đến mẹ những thông tin quan trọng nhất về ăn dặm kiểu Nhật để giúp mẹ có thể áp dụng phương pháp này cho con một cách hiệu quả nhất. Hi vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho mẹ và bé khi bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật!

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là giai đoạn bé dần chuyển từ việc ăn hoàn toàn sữa mẹ/SCT sang ăn các loại thực phẩm đa dạng hơn. Đây được nhiều mẹ coi là bước phát triển lớn nhất của bé trong năm đầu đời.

Việc ăn dặm của bé sẽ bắt đầu từ khi con được cho ăn thực phẩm ngoài sữa đầu tiên và kết thúc khi con có thể tự ăn một bữa ăn như người lớn.

Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay là ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning - BLW) và ăn dặm kiểu truyền thống.

 

 

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm được áp dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Các bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ được ăn thức ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô theo từng giai đoạn phát triển kĩ năng của bé.

Các loại thức ăn trong ăn dặm kiểu nhật cho bé được đựng riêng vào từng bát và cho ăn riêng rẽ chứ không trộn lẫn vào như ăn dặm truyền thống.

>> Mẹ có biết: Tổng quan về Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng sẽ gồm cháo, một món rau nghiền và một món đạm

Có thể áp dụng ăn dặm kiểu Nhật cho bé 1 tuổi và cả các bé lớn hơn vì ăn dặm kiểu Nhật có thể kéo dài đến khi bé được 18 tháng tuổi.

Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cũng sẽ phức tạp hơn phương pháp ăn dặm truyền thống quen thuộc ở Việt Nam. Dù lượng ăn của bé có thể sẽ rất ít nhưng tất cả các món ăn đều cần được nấu riêng rẽ.

Ví dụ như với một bữa ăn thông thường gồm tinh bột, rau và đạm, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cần nấu cháo trắng riêng, hấp rau củ và nghiền rau riêng, hấp cá và nghiền cá riêng. trong khi phương pháp ăn dặm truyền thống thường sẽ ninh hết nguyên liệu trong một nồi cháo.

Mẹ có thể tham khảo thêm các đầu sách ăn dặm kiểu Nhật được bán trên thị trường để biết rõ hơn về cách chế biến các món cho bé ăn dặm kiểu Nhật.

Thời điểm bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật

Mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm kiểu Nhật khi bé được đủ 5 tháng đến 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm quan trọng như:

Bé có thể tự ngồi hoặc ngồi vững mà chỉ cần một chút sự trợ giúp Bé có thể giữ thẳng đầu, không gật gù xiêu vẹo Bé hứng thú với các món ăn của người lớn, nuốt nước bọt khi nhìn thấy người lớn ăn.

>> Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6-7 tháng

>> Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7 tháng

Ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng_Bé có thể tự ngồi là dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm quan trọng

Ăn dặm kiểu Nhật có tốt không?

Chắc chắn là có nếu mẹ áp dụng ăn dặm kiểu Nhật đúng cách cho bé. Dưới đây là một số lợi ích to lớn mà ăn dặm kiểu Nhật mang lại:

Trẻ biết cách phân biệt mùi vị thức ăn

Lợi ích đầu tiên mà phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mang lại là giúp con có khả năng phân biệt rõ ràng được mùi vị của các loại thức ăn.

Điều này cũng sẽ giúp con không bị nhàm chán vì phải ăn các bữa ăn có hương vị na ná nhau như món cháo hỗn hợp của ăn dặm truyền thống. Việc được làm quen với nhiều loại hương vị khác nhau cũng sẽ giúp vị giác của con phát triển tốt hơn.

Phát triển kĩ năng xử lý thức ăn

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật rất chú trọng đến việc tăng độ thô thực phẩm cho bé để giúp con phát triển các kĩ năng xử lý thức ăn đúng thời điểm “vàng”.

Bé sẽ được ăn cháo từ loãng tới đặc, từ rây mịn đến hạt vỡ rồi đến nguyên hạt để tập kĩ năng nuốt và nhai, nghiền thức ăn. Đối với rau và thịt thì bé sẽ được ăn từ dạng nghiền nhuyễn rồi đến dằm rối, lợn cợn và đến cắt miếng nhỏ để bé tập nuốt và kĩ năng cắn xé thức ăn.

Giúp bé ăn uống tự lập

Ăn dặm kiểu Nhật rất chú trọng việc tập cho bé ăn dặm tự lập

Phương pháp dặm kiểu Nhật có quy định về thời điểm cho bé tập ăn tự lập bằng cách tập bốc nhón và tập dùng thìa. Vì thế, nếu mẹ biết cách quan sát sự phát triển kĩ năng của con và áp dụng được đúng phương pháp, con sẽ học được cách ăn uống tự lập từ rất sớm.

Dễ dàng xử lý nếu con bị dị ứng thực phẩm

Vì con được ăn các món ăn riêng rẽ nên nếu bé có phản ứng dị ứng thực phẩm, mẹ sẽ nhanh chóng tìm ra loại thực phẩm gây dị ứng ở trẻ và có các biện pháp xử lý phù hợp.

Nhận được sự ủng hộ của gia đình

Có rất nhiều mẹ cho con ăn dặm BLW gặp phải sự phản đối của ông bà trong nhà vì phương pháp ăn dặm BLW cho bé ăn thức ăn thô ngay từ đầu. Điều này dễ gây áp lực cho cả mẹ và bé trong bữa ăn, khiến cho hành trình ăn dặm của hai mẹ con trở nên khó khăn hơn.

Ăn dặm kiểu Nhật thì khác, vì phương pháp chế biến và dạng thức ăn gần giống với ăn dặm truyền thống nên phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dễ dàng nhận được sự ủng hộ của gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi.

Đồ dùng cần thiết khi cho con ăn dặm kiểu Nhật

Đồ dùng chế biến

Đồ dùng chế biến cần thiết nhất khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật là bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật. Bộ chế biến này thường gồm có: Bàn mài, rây, chày nghiền, dụng cụ vắt, bát và thìa cho bé ăn dặm. Đây là các vật dụng cần thiết để chuẩn bị các món ăn với độ thô tích hợp cho từng giai đoạn ăn dặm của bé.

Nếu mẹ không có điều kiện mua bộ dụng cụ này thì cũng không sao, mẹ có thể dùng các vật dụng sẵn có trong nhà bếp như máy xay, dao, thớt, chày, cối để chuẩn bị đồ ăn cho bé, miễn sao đúng độ thô là được.

Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật

Một đồ dùng khác cũng cần thiết không kém đó là cốc nấu cháo. Vì lượng ăn của bé giai đoạn đầu rất ít nên việc nấu cả một nồi cháo sẽ lãng phí và tốn nhiều công sức của mẹ.

Thay vào đó, mẹ có thể cho gạo và nước vào cốc nấu cháo và cho vào nồi cơm của gia đình, khi cơm chín là mẹ cũng đã có cháo thơm ngon cho bé ăn dặm. Ngoài ra, không thể thiếu các vật dụng trong nhà bếp: Dao, thớt, kéo, nạo, nồi, chảo,...

Mẹ nên sử dụng vật dụng chế biến đồ chín và đồ sống riêng rẽ để tránh cho đồ ăn chín bị nhiễm khuẩn. Nếu có điều kiện, mẹ nên dùng riêng đồ dùng nấu ăn cho bé, không nên dùng chung với đồ dùng của cả gia đình.

Đồ dùng cho ăn và lưu trữ thực phẩm

• Ghế ăn dặm: Đây là đồ dùng quan trọng nhất giúp mẹ rèn thói quen ăn dặm khoa học và an toàn cho con. Ghế ăn hiện nay có hai loại phổ biến là ghế ăn gấp gọn Booster Seat phù hợp với gia đình ăn bàn thấp hoặc không dùng bàn ăn, và ghế ăn cao High Chair phù hợp với gia đình ngồi bàn ăn cao.

• Yếm ăn dặm: Cho con đeo yếm khi ăn dặm sẽ giúp giữ vệ sinh cho bé. Yếm ăn dặm có rất nhiều loại, mẹ nên chọn loại yếm dễ làm sạch và phù hợp với bé.

• Bộ bát, thìa ăn dặm: Mẹ nên chuẩn bị một vào chiếc bát bé như bát đựng nước mắm để đựng độ ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Loại thìa nên dùng để đút cho bé là thìa 5ml. Đến giai đoạn bé tập dùng thìa, mẹ nên chuẩn bị cho con loại thìa to như thìa ăn cơm của người lớn.

• Cốc tập uống Bàn chải và kem đánh răng cho bé: Nếu bé đã mọc răng, mẹ nhớ đánh răng thường xuyên cho bé, dù cho con mới chỉ có một chiếc răng.

• Bộ khay đá có nắp hoặc dụng cụ trữ đông thực phẩm có nắp đậy: Để tiết kiệm thời gian, các mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật có thể nấu thức ăn cho vài bữa ăn dặm một lúc rồi trữ đông, đến bữa chỉ cần hâm nóng lại rồi cho con ăn. Mẹ mua các loại khay đá có nắp hay túi zip kín để đựng thực phẩm trữ đông cho bé.

Hướng dẫn cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Cách nấu cháo theo tỉ lệ

Bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ được ăn cháo nấu theo tỉ lệ 1:10, 1:9, 1:7 đến 1:2. Cách nấu cháo theo các tỉ lệ này như sau:

Cách nấu cháo theo tỉ lệ

Nếu sử dụng nồi để nấu cháo cho bé, mẹ nên đun sôi gạo và nước rồi hạ thật nhỏ lửa và ninh trong khoảng 20 phút rồi để ủ một lúc để cháo chín mà vẫn không bị mất nước. Còn nếu mẹ sử dụng cốc nấu cháo thì chỉ cần cho gạo và nước đúng tỉ lệ rồi cho vào cốc, đặt cốc vào nồi cơm gia đình là được.

Sử dụng cốc nấu cháo sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian và nấu đúng tỉ lệ hơn

Cách nấu nước dashi

Nước dashi là loại nước được sử dụng rất nhiều trong ăn dặm kiểu Nhật. Nước dashi dùng để nấu cháo và pha với thức ăn khi nghiền để tạo ra độ loãng phù hợp với bé. Nước dashi có hai loại là dashi cá bào rong biển và dashi rau củ.

Dashi rau củ được nấu bằng cách ninh các loại rau củ rồi lọc lấy nước trong. Mẹ có thể dùng các loại rau củ ăn hàng ngày để ninh nước cho bé.

Nước dashi thường được nấu từ cá bào và rong biển Nhật Bản

Dashi cá bào rong biển được nấu bằng cá bào và rong biển Nhật Bản. Mẹ có thể đến các siêu thị hoặc các cửa hàng bán đồ Nhật để hỏi mua hai loại thực phẩm này.

Các cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật

Tương ứng với từng vật dụng trong bộ đồ dùng chế biến ăn dặm kiểu Nhật sẽ là từng cách chế biến đồ ăn riêng:

• Rây thức ăn: Thức ăn được nấu chín rồi rây để tạo độ mịn, nhuyễn.

• Nghiền thức ăn: Dùng cối và chày để nghiền thức ăn theo độ thô mong muốn

• Mài thức ăn: Có thể mài đồ ăn sống và đồ ăn chín tùy vào từng loại món ăn

• Miết thức ăn: Thường dùng để miết các loại thịt chín để tạo độ thô mong muốn

Các cách chế biến món ăn phổ biến trong ăn dặm kiểu Nhật.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật mẫu

Trong 2 tháng đầu, thực đơn của bé ăn dặm kiểu Nhật nên ăn các loại món ăn riêng biệt và ăn 1-2 bữa/ngày. Ví dụ thực đơn trong một tuần của bé ăn dặm kiểu Nhật như sau:

• Ngày 1: Cháo 1:10 và cà rốt nghiền

• Ngày 2: Cháo 1:10, cà rốt nghiền và lòng đỏ trứng gà nghiền

• Ngày 3: Cháo 1:10, lòng đỏ trứng gà nghiền và su su nghiền

• Ngày 4: Cháo 1:10, cá basa nghiền và chuối nghiền

• Ngày 5: Cháo 1:10, đậu phụ nghiền và bơ nghiền

• Ngày 6: Cháo 1:10, súp lơ nghiền và thịt lườn gà nghiền

• Ngày 7: Cháo 1:10, lòng đỏ trứng gà nghiền và xoài nghiền

Đến tháng thứ 3, mẹ có thể cho bé ăn một vài món trộn lẫn để bé đỡ nhàm chán. Nhưng mẹ nên nhớ chỉ trộn lẫn khi bé đã được làm quen với từng loại món ăn riêng biệt rồi. Ví dụ bé đã ăn cà rốt và thịt gà có thể ăn cháo cà rốt với thịt gà.

>> Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật full 30 ngày đầu

 

 

Nguyên tắc cần nhớ khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

• Không nêm mắm, muối, đường, hạt nêm, mì chính,... vào đồ ăn dặm của bé

• Cần cho bé ăn đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột - Đạm - Rau củ - Trái cây

• Luôn cho bé ngồi an toàn trong ghế ăn khi ăn dặm

• Tôn trọng nhu cầu ăn của con, không ép con ăn

• Đảm bảo con bổ sung đủ lượng sữa cần thiết. Nếu con ăn dặm quá nhiều và bỏ sữa thì nên cắt lượng ăn dặm để con bú đủ sữa trở lại

• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con

• Tuân thủ nguyên tắc thử dị ứng: Cho ăn loại thực phẩm mới trong vòng 3 ngày theo lượng từ ít đến nhiều

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo