Ăn dặm kiểu Nhật được biết đến là phương pháp khá cầu kỳ trong cách chế biến và chuẩn bị nguyên liệu cũng như dụng cụ hỗ trợ.
Vậy nên dù rất ưng cái bụng về những lợi ích mà ăn dặm kiểu Nhật mang lại cho bé rồi, nhưng nhiều mẹ vẫn e ngại khi quyết định có áp dụng hay không. Thực tế là khi đã nắm vững được cách thức cơ bản thì mọi chuyện lại trở nên rất đơn giản.
Trong bài viết này, POH sẽ hướng dẫn cách nấu ăn dặm kiểu Nhật thật ngắn gọn giúp mẹ dễ dàng nắm bắt nhé!
MỤC LỤC
Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng
Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
Đây là giai đoạn 5-6 tháng tuổi, bé bắt đầu làm quen với việc chuyển đổi thức ăn từ sữa sang một cấu trúc hoàn toàn mới mẻ.
Bởi vậy thức ăn cho bé thường chỉ gồm một hoặc hai thành phần và được nấu ở dạng bột loãng, sánh mịn giúp bé dễ nuốt.
Mẹ có thể bắt đầu với nhóm tinh bột và nhóm rau của quả là những loại thực phẩm thân thiện với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Trong nhóm tinh bột, gạo có vị ngọt nhẹ và mát, gần với vị nhạt của sữa giúp bé dễ thích nghi về khẩu vị. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 5 tháng là nấu cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước).
Cháo được nấu chín kỹ rồi rây thật mịn cho bé ăn. Rây cháo xong có phải đun lại không? Bé ăn cháo ấm với nhiệt độ gần giống với sữa mẹ nên nếu dụng cụ nấu ăn được tiệt trùng cẩn thận thì mẹ không nhất thiết phải đun lại đâu nhé!
Về nhóm rau củ quả, mẹ cho bé làm quen với nhiều loại củ quả giàu chất xơ và vitamin như cà rốt, bí đỏ, su hào, củ cải, chuối, táo… theo nguyên tắc thử dị ứng. Cách chế biến rau củ như sau:
- Sơ chế: Mẹ gọt vỏ, rửa sạch và cắt củ/quả thành miếng nhỏ
- Mẹ cho củ/quả vào nồi luộc hoặc hấp cho đến khi củ/quả chín mềm
- Mẹ cho củ/quả ra cối giã, hoặc dùng thìa nghiền thật nhuyễn, hoặc sử dụng máy xay, sau đó hòa thêm nước, nước dashi hoặc nước luộc (nếu có) rồi lọc qua rây. Mẹ có thể tham khảo cách nấu nước dashi.
Dụng cụ nấu ăn dặm kiểu Nhật
Đối với các loại quả chín mềm, mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn rồi cho bé ăn trực tiếp, còn các loại quả có kết cấu cứng hơn như táo, lê… mẹ cần hấp sơ cho mềm.
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các nguyên liệu sẽ được nấu riêng để bé có cơ hội nếm hương vị nguyên bản của từng loại thức ăn.
Ví dụ, cà chua ăn dặm kiểu Nhật sẽ được bỏ vỏ, hạt, hấp chín rồi lọc qua rây và cho bé ăn riêng biệt để bé cảm nhận được vị ngọt và chua nhẹ.
>> Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
Trong những tuần tiếp theo của thời kỳ đầu ăn dặm, mẹ tăng dần độ đặc từ rất loãng đến loãng và sánh dần để tập phản xạ nhai và nuốt cho bé.
Mẹ lưu ý khi lên thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm kiểu Nhật, chúng ta không sử dụng muối đường mà tận dụng vị ngọt tự nhiên của thực phẩm.
Các loại rau củ quả có vị ngọt nên được sắp xếp để giới thiệu tăng dần theo cấp độ để bé cảm nhận được các mức độ khác nhau của mùi vị nhé. Điều này giúp bé dần dần có nhận thức về vị giác.
Ngoài ra, một công đoạn trong cách nấu món ăn dặm kiểu Nhật sẽ giảm tải cho mẹ rất nhiều là việc sơ chế và bảo quản nguyên liệu. Các bà mẹ Nhật thường chuẩn bị những chiếc hộp nhỏ có nắp hoặc khay có nhiều ngăn nhỏ với chất liệu an toàn.
Mỗi bữa bé chỉ ăn một lượng rất nhỏ nên mẹ có thể sơ chế một lần rồi chia thành khẩu phần ăn và cấp đông.
Chẳng hạn, mẹ có thể lên sẵn thực đơn nấu nước dashi cho bé 6 tháng rồi đổ vào khay đựng đá. Mỗi lần chế biến mẹ chỉ cần lấy ra một lượng vừa đủ, như thế sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức.
Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng
Bước sang ăn dặm kiểu nhật giai đoạn 7-8 tháng, bé bắt đầu tập dùng lưỡi đảo thức ăn và tập nhai. Thức ăn có kết cấu đặc hơn một chút, lợn cợn các vụn thức ăn mềm để bé tập nghiền bằng lưỡi.
Về thực phẩm, ngoài các loại thức ăn như ở giai đoạn trước, mẹ có thể thêm nhóm đạm với các lựa chọn ban đầu ưu tiên đạm dễ tiêu hóa, đạm có nguồn gốc từ thực vật.
- Nhóm tinh bột: mì gạo, mì udon, khoai tây, khoai lang…
- Nhóm rau củ quả: cải bó xôi, bắp cải, nấm rơm, súp lơ, cà chua…
- Nhóm đạm bao gồm lòng đỏ trứng gà, đậu phụ, thịt cá trắng, sữa chua…
Thức ăn của bé cần được nấu cứng hơn giai đoạn trước nhưng vẫn đủ mềm sao cho có thể dùng thìa nghiền nát. Mẹ tiếp tục quan sát và điều chỉnh độ đặc của thức ăn cho phù hợp với bé.
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm kiểu Nhật cho be 7 tháng: mẹ điều chỉnh sao cho tỷ lệ gạo và nước vào khoảng 1: 7. Sau khi nấu chín nhừ, mẹ vẫn nên dùng rây lọc để làm nhuyễn.
Đối với các loại rau củ quả, mẹ hấp chín mềm rồi giã nát hoặc băm nhỏ. Mẹ hạn chế sử dụng máy xay nhé!
Đối với các loại thịt cá mềm hoặc đậu phụ, mẹ có thể nấu chín rồi dùng thìa dằm nhỏ và tơi. Nhất là với các món ăn từ cá, mẹ chú ý lọc xương thật kỹ nhé.
Đặc biệt đối với trứng gà là loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, mẹ cần cho bé thử dị ứng cẩn thẩn. Khi chế biến trứng gà, mẹ cần luộc chín rồi tách riêng lòng đỏ dằm tơi bằng thìa.
Ở giai đoạn này, mẹ có thể trộn chung nhiều loại thực phẩm trong cùng một món ăn để bé được trải nghiệm đa dạng hơn về hương vị.
>> Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng (full 30 ngày)
Mẹ quan sát để điều chỉnh độ thô phù hợp với bé
Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng
Giai đoạn này, bé có thể để nhai trệu trạo những miếng thức ăn mềm như bơ, chuối. Vì vậy mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn để bé có thể nhai bằng lợi hoặc một vài chiếc răng mới mọc.
Bé cũng thể hiện nhu cầu muốn được tự ăn bằng tay, vì vậy mẹ có thể chế biến đồ ăn sao cho bé có cơ hội được tự bốc như cắt rau củ thành miếng cỡ ngón tay bằng dao lượn sóng
Ở giai đoạn này, ngoài thức ăn như các giai đoạn trước, mẹ có thể bổ sung thêm tôm, thịt ức gà, thịt lợn, thịt bò, cá hồi, bún, miến, hoặc giá đỗ cho bé.
Bé ăn cháo với tỷ lệ 1: 5 (1 gạo và 5 nước) đến 1: 3 và 1:2. Mẹ cũng có thể cho bé ăn cháo nấu chín từ các loại ngũ cốc nếu khả năng nhai của bé đủ tốt.
Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 1 tuổi
Giai đoạn này bé đã mọc thêm nhiều răng nên có thể nhai thức ăn thành thạo hơn và các kỹ năng của bàn tay, ngón tay cũng hoàn thiện dần. Mẹ nên khuyến khích bé tập cầm thìa dĩa và cho bé tham gia vào bữa ăn chung của gia đình càng nhiều càng tốt.
Đây là giai đoạn ăn dặm cuối cùng tiến đến thay thế vai trò chính của sữa, bé có thể ăn thêm cua, mực, hầu hết các loại rau củ quả và chuyển dần sang cơm nát.
Mục tiêu chế biến thức ăn của giai đoạn này là tạo cơ hội cho bé dễ cầm bằng tay và dễ gặm bằng răng cửa như cơm nắm, thịt viên... Mẹ cũng có thể chuyển sang nêm gia vị nhạt như sử dụng một lượng nhỏ xì dầu hoặc dầu vừng.
Giờ thì mẹ đã nắm được cách lựa chọn thực phẩm và các phương pháp chế biến phù hợp với từng giai đoạn ăn thô của bé theo cách ăn dặm kiểu Nhật.
Tuy nhiên, kết hợp các loại thực phẩm ra sao để đảm bảo đầy đủ về mặt dinh dưỡng và tối ưu khả năng hấp thụ? Đồng thời giúp bé ăn dặm kiểu Nhật thành công như thế nào? thì không phải mẹ nào cũng nắm rõ.
Đó là lý do POH cho ra đời POH EASY Two (15-49 tuần) giúp con ăn dặm thành công và ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng.
Khóa học giúp mẹ xây dựng thực đơn “chất” nhất cho bé yêu. Mẹ được hướng dẫn tăng độ thô, thấu hiểu tâm lý con giai đoạn ăn dặm, cách xử lý khi con không chịu ăn, ném thức ăn… giúp con ăn chủ động, tích cực và hứng thú với ăn uống. Đồng thời hướng dẫn lịch sinh hoạt giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng, mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm và vượt tuần khủng hoảng dễ dàng.
<3 Giúp con ĂN DẶM thành công và ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng ngay hôm nay cùng POH EASY TWO
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo