Chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

đăng bởi Tiên Tiên

Trẻ 9 tháng tuổi nên ăn những gì? Thực phẩm nào tốt cho bé ăn dặm? Trẻ 9 tháng ăn dặm cần lưu ý những gì? Làm sao để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi? Mời ba mẹ cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết!

 

 

Trẻ 9 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Bé không thể ăn tất cả những món của người lớn nên khi được thưởng thức hương vị mới, bé sẽ rất vui vẻ và hứng thú. Tuy nhiên, ba mẹ lại khá áp lực và lo lắng về vấn đề cho con ăn gì và cho ăn bao nhiêu là đủ.

Không có bất cứ khuôn mẫu hay nguyên tắc cố định nào mà ba mẹ hãy làm những điều phù hợp nhất, đơn giản là cho bé ăn những món giàu dưỡng chất và tự nhiên nhất. 

Khi mới bắt đầu, bé sẽ mút thức ăn và nhổ ra nếu không hợp khẩu vị. Dạ dày của bé chỉ nhỏ bằng nắm tay của người lớn nên bé sẽ ăn được rất ít. Hơn nữa, các bé vẫn đang phát triển khẩu vị nên chưa thể ăn được tất cả các món mà mẹ cho. 

 Trẻ 9 tháng tuổi vẫn đang phát triển khẩu vị nhờ các món ăn dặm

Trẻ 9 tháng tuổi vẫn đang phát triển khẩu vị nhờ các món ăn dặm

Có trẻ thích ăn rau, có trẻ thích trái cây và cũng có trẻ vẫn đang xác định được mình thích loại kết cấu thức ăn nào: dạng xay nhuyễn, nghiền hay khoanh nhỏ. Thử nghiệm và mắc sai lầm chính là cách hiệu quả nhất để bé khám phá ra sở thích ăn uống của mình. 

Ở thời điểm này, sữa mẹ và sữa công thức vẫn đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé. Ngoài uống sữa, mẹ nên cho bé ăn hai bữa chính một ngày. 

Xem thêm: Chế độ ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi

Chế độ ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi

Những loại thức ăn tốt nhất cho bé 9 tháng tuổi

Lúc ăn những món mới, bé có thể sẽ quấy khóc nên mẹ cần cho bé ăn những món giàu dinh dưỡng và hợp với khẩu vị của trẻ. Mẹ lưu ý thử dị ứng 3-5 ngày khi cho bé thử bất kỳ món mới nào. Mẹ có thể tham khảo những loại món ăn dưới đây:

Trái cây 

Những loại trái cây như việt quất, dưa lưới, nam việt quất, chà là, sung, anh đào và các loại quả họ cam quýt đều rất tốt cho bé. Khi cho bé ăn, mẹ nên cắt tư quả, nấu chín ở dạng xay nhuyễn hoặc nghiền trước khi cho bé ăn.

Rau củ

Bông cải xanh, măng tây, khoai tây, cà tím, súp lơ, hành hay củ cải vàng là những loại rau củ có thể xay nhuyễn và rất giàu dinh dưỡng mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé.

Thịt và trứng

Trứng, thịt gà và cá được rửa sạch và chế biến kỹ sẽ trở thành những món ăn ngon miệng và tạo hứng thú trong bữa ăn. Mẹ lưu ý không nên cho bé ăn thịt sống hay trứng lòng đào.

 

 

Phô mai và những sản phẩm từ sữa

Phô mai kem, phô mai tươi, sữa chua đều là những thực phẩm tốt và có giá trị dinh dưỡng cao nên dễ khiến bé bị đầy bụng. Lượng ăn của mỗi loại từng ngày đều cần dựa theo số tháng tuổi của bé.

Ví dụ: với bé 6 tháng đến 1 tuổi mẹ cho bé ăn 50g sữa chua/ngày (nửa hộp) và ăn cách ngày.

Để theo dõi chi tiết lượng ăn sữa chua, phô mai cũng như giúp bé ăn dặm khoa học, ba mẹ đăng ký ngay POH Easy Two để được tư vấn chuyên sâu nhé!

Cây lương thực

Hạt quy noa nấu chín, hạt kê, mì ống nguyên cám, cơm và yến mạch là những lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn của bé.

Ngũ cốc 

Bánh mì nướng, bánh mì nhạt cắt lát, bánh quy sẽ cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho những hoạt động thường ngày của bé.

Các loại đậu

Các món ăn chế biến từ đậu mang đến những hương vị thơm ngon và nhiều giá trị dinh dưỡng.

Gia vị

Khi khẩu vị của bé phát triển, mẹ hãy thử cho thêm một chút gia vị vào món ăn của bé như a ngùy, hạt đinh hương, rau mùi, hạt mù tạc, hạt tiểu hồi, cỏ cà ri, nhục đậu khấu, lá cà ri, quế, bạch đậu khấu, lá nguyệt quế, nghệ và tỏi.

>> Cách dạy trẻ 9 tháng tuổi chơi mà học mẹ đừng bỏ lỡ

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi 

(Trích dẫn thực đơn kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW trong chương trình POH Easy Two)

9 Tháng, Tuần 1, Ngày 1: 

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Cháo yến mạch, cà rốt, thịt nạc + dưa chuột

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Chả đậu phụ sốt cà chua + cơm nắm

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

9 Tháng, Tuần 1, Ngày 2:

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Cơm nát, soup khoai tây thịt bò, chuối

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Bắp cải cuộn thịt hấp, bánh pancake yến mạch cá hồi, nho trộn sữa chua

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

9 Tháng, Tuần 1, Ngày 3: 

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Soup lươn, bánh flan bí đỏ, sinh tố chuối

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Mì udon trộn sốt quả bơ, su hào, bí đỏ hấp, thanh long

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Súp đậu lăng - khoai lang

 

9 Tháng, Tuần 1, Ngày 4: 

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Miến lươn rau cải, sinh tốt xoài

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Thịt bò xào cà chua, cơm nắm, canh khoai tây - cà rốt, táo

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

9 Tháng, Tuần 1, Ngày 5:

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Bún sườn chua, lê

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Cơm trắng, chả lươn, dưa gang

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

>> Mời mẹ tham khảo thêm tại: Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé 9 tháng (28 ngày) 

Hoặc Đăng ký POH Easy Two để xem full thực đơn đồng thời giúp con ăn dặm khoa học, bài bản mẹ nhé!

Những món ăn cần tránh

Việc cho bé ăn thức ăn tươi và ngon là điều rất quan trọng mà mẹ cần chú ý. Mẹ hãy quan tâm đến loại kết cấu thức ăn mà bé thích để cho bé ăn vào các bữa tiếp theo. Khi bé đã hứng thú hơn trong giờ ăn, mẹ lưu ý chưa nên cho bé ăn những món dưới đây:

Mật ong

Mật ong có chứa vi khuẩn có hại cho sức khỏe của bé, phá hủy đường ruột và dẫn đến một biến chứng nguy hiểm có tên “ngộ độc thịt”. Ngoài ra, mật ong cũng gây ảnh hưởng xấu đến răng mới mọc của bé.

Một số loại cá

Cá mập, cá kiếm và cá buồm có chứa hàm lượng thủy ngân cao, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé. Mẹ cũng không nên cho bé ăn những động vật có vỏ để tránh ngộ độc thực phẩm. 

Ngũ cốc nguyên hạt

Cho đến khi được 5 tuổi, mẹ không cho bé ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để tránh nguy cơ bị hóc.

Đường

Những thức ăn có đường không tốt cho răng của bé; vì vậy, mẹ nên tránh cho bé ăn kem, bánh quy và đồ ngọt. 

Muối

Muối là một loại gia vị mẹ nên tránh cho bé ăn khi còn quá nhỏ vì thành phần trong muối rất có hại cho thận. Muối có nhiều trong những món như đồ ăn vặt mặn hay khoai tây chiên. Mỗi ngày, bé chỉ nên tiêu thụ không quá 1g muối. 

Đậu phộng và các loại hạt

Mẹ chỉ nên cho bé ăn đậu phộng và các loại hạt khi bé được 1 tuổi trở lên vì những loại thực phẩm này rất dễ gây dị ứng. 

Sữa tươi

Sữa tươi có thể gây ra những vấn đề về đường ruột và tuyệt đối không cho uống kèm với sữa mẹ. Loại sữa này cản trở quá trình hấp thụ sắt - một loại dưỡng chất thiết yếu cho sự tăng trưởng của bé. Mẹ chỉ nên cho bé uống sữa tươi sau khi bé được 1 tuổi.

Mẹ có nên cho bé ăn thức ăn cầm tay và đồ ăn vặt không?

Các bé 9 tháng tuổi đã sẵn sàng ăn thức ăn cầm tay và đồ ăn vặt vì đã phát triển kỹ năng gọng kìm - dùng ngón cái và ngón trỏ để cầm nắm thức ăn. Nếu bé đã tự lấy được những vật nhỏ bằng các ngón tay mà không cần sự giúp đỡ và có thể nhai miếng thức ăn nhỏ thì mẹ nên bắt đầu cho bé ăn thức ăn cầm tay.

Thực đơn thức ăn cầm tay của bé rất đa dạng với các món nấu chín như cà rốt, táo, lê, dưa leo. Mẹ nên cắt nguyên liệu thành những thanh dài, nhỏ để bé dễ cầm và mút. Mẹ không nên để bé ăn một mình phòng trường hợp bé bị hóc nghẹn thức ăn.

Nếu bé vẫn chưa thể cầm nắm các đồ vật bằng ngón tay, mẹ hãy đợi một đến hai tháng nữa mới có thể bắt đầu đưa thức ăn cầm tay vào thực đơn.

Ngoài các bữa chính, mẹ nên sắp xếp xen kẽ một đến hai bữa phụ cho bé. Trong bữa phụ, mẹ cho bé một lượng nhỏ thức ăn để việc cai sữa sau này trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cân bằng chế độ dinh dưỡng của bé bằng việc tiếp tục cho bé bú sữa. 

Công thức ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

Bí đỏ xay nhuyễn

Đây là món ăn dễ làm, giàu beta - caroten, kali và sắt. 

bí đỏ nghiền ăn dặm

Nguyên liệu: 

  • 1 quả bí đỏ nhỏ
  • 1-2 chén nước, nước luộc rau củ hoặc sữa mẹ

Cách thực hiện:

  • Cắt bí đỏ, bỏ vỏ, bỏ hạt
  • Cho bí vào máy xay sinh tố 
  • Thêm nước hoặc nước luộc rau củ cho đến khi đạt độ sệt và mịn mong muốn
  • Nấu hỗn hợp 10 đến 15 phút
  • Để nguội và cho bé ăn

Hạt quy noa và chuối nghiền

chuối nghiền ăn dặm

Nguyên liệu:

  • ½ quả chuối
  • Bột quế
  • 3 thìa cà phê hạt quy noa nấu chín
  • 1 thìa canh sữa chua   

Cách thực hiện: 

  • Nghiền chuối vào tô
  • Nấu chín 3 thìa cà phê hạt quy noa trong chảo trong khoảng 10 đến 12 phút.
  • Cho hạt quy noa đã nấu chín và sữa chua vào tô chuối nghiền rồi đảo đều
  • Có thể cho thêm bột quế để tăng thêm hương vị
  • Cho bé ăn lạnh hoặc ở nhiệt độ thường

Cháo rau củ nhạt

cháo rau củ ăn dặm

Nguyên liệu: 

  • ½ chén gạo
  • ½ chén đậu xanh
  • 1 chén rau củ cắt nhỏ, rửa sạch (cà rốt, đậu, khoai tây)
  • 1 chút bơ 
  • Bột nghệ
  • 1.2 thìa cà phê hạt thì là
  • Rau mùi thái nhỏ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đậu xanh và gạo, ngâm 30 phút
  • Đun chảy bơ sữa trâu trong nồi áp suất và cho hạt thì là vào nấu đến khi vỏ hạt nổ
  • Tiếp theo, cho đậu xanh, gạo và rau củ vào nồi
  • Khi các nguyên liệu đã chín, nêm thêm một chút muối
  • Thêm nước và nấu 20 đến 25 phút cho chín kỹ
  • Dùng thìa nghiền nhẹ cháo và cho một chút bơ sữa trâu lỏng lên trên.

Rau củ cầm tay

rau củ cầm tay ăn dặm

Nguyên liệu: 

  • 1 củ cà rốt
  • 1 quả bí đỏ
  • 1 củ khoai lang
  • 1 quả bí ngòi hoặc dưa leo

   Cách thực hiện:

  • Cắt rau củ thành những thanh dài, nhỏ 
  • Hấp rau củ trong nồi áp suất từ 5 đến 7 phút
  • Để nguội và cho bé ăn

Bánh yến mạch

bánh chuối yến mạch

Nguyên liệu:

  • ¼ chén yến mạch
  • 1 trái chuối cỡ vừa
  • ¼ chén sữa mẹ/sữa công thức

Cách thực hiện: 

  • Nghiền chuối trong tô, thêm sữa, yến mạch rồi trộn đều 
  • Làm nóng chảo và thêm 1 đến 2 giọt dầu ăn
  • Đổ 3 đến 4 thìa hỗn hợp vào chảo, rán chín một mặt
  • Sau 1 phút, trở mặt bên kia, tiếp tục rán
  • Để bánh nguội bớt và cho bé ăn

Súp rau củ

súp rau củ ăn dặm

Nguyên liệu: 

  • ½ củ cà rốt cắt khúc
  • 3-4 hạt đậu xanh cắt nhỏ
  • 10 hạt đậu 
  • ½ quả cà chua cắt khúc
  • ½ củ khoai tây cắt khúc
  • Bột tiêu
  • Bột thì là

Cách thực hiện: 

  • Cho vào nồi áp suất các loại rau củ đã chuẩn bị, 2 chén nước và nấu trong khoảng 20 phút.
  • Để nguội và xay nhuyễn rau củ
  • Làm nóng lại hỗn hợp xay nhuyễn, chế thêm nước nếu cần 
  • Cho bột tiêu và bột thì là
  • Để nguội bớt và cho bé ăn

Bí quyết cho bé ăn

  • Mẹ có thể cho bé ăn được hết tất cả các loại rau củ và trái cây, tuy nhiên phải lên thời gian biểu cụ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để tránh việc bé bị dị ứng thức ăn.
  • Cho bé ăn một món trong vòng 4 ngày để kiểm tra xem bé có bị dị ứng với loại thức ăn đó không

Thời gian trôi qua rất nhanh, chẳng mấy chốc mà bé có thể đi vững và chạy nhảy tung tăng khắp nhà. Vì vậy, mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian này để cho bé làm quen với những món ăn lành mạnh và tạo một nền tảng vững chắc cho thói quen ăn uống của con sau này.

 

 

Những điều mẹ cần lưu ý

  • Mẹ hãy tham khảo thực đơn trên và điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị và yêu cầu của bé.
  • Tuyệt đối không ép bé ăn.
  • Khi cho bé uống sữa công thức, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thìa kèm theo để đong chính xác.
  • Trong những ngày đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng hay súp. Khi bé lớn hơn, tăng độ đặc của hỗn hợp lên sao cho phù hợp với khả năng nhai của bé. Đồ ăn quá đặc có thể khiến dạ dày bị quá tải trong khi quá loãng cũng làm bé nhanh đói hơn.
  • Nhiều bé có đôi lúc ăn ít hơn bình thường và mẹ không cần lo lắng về điều này. 
  • Bé có thể ăn ít hơn trong giai đoạn mọc răng hoặc khi mệt. Khi đó, mẹ nên cho bé bú hoặc uống sữa công thức nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng và cho bé ăn trở lại khi bé khỏe.
  • Dừng cho bé ăn nếu bé đang bị đi ngoài.
  • Nếu ban đầu bé không muốn ăn, mẹ nên thay đổi hương vị món ăn bằng các hương tự nhiên từ quế, bột thì là, nước chanh, lá cà ri,...
  • Nếu bé dị ứng với đậu phộng, gluten hay trứng, mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi cho con ăn những loại thức ăn có những thành phần trên

Nguồn: Parenting.firstcry 

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo