Chế độ (thực đơn) ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

đăng bởi Tiên Tiên

Chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là vấn đề nhiều mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Thực đơn đưa ra tổng hợp các món ăn dặm tốt cho bé 6 tháng tuổi tương tự thực đơn ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, giúp bé tăng cân đầy đủ và phát triển khỏe mạnh. Mời ba mẹ tham khảo!

 

 

Trải qua 6 tháng đầu hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, đã đến lúc bé cần làm quen với những loại thức ăn nhiều màu sắc và không kém phần bổ dưỡng để phát triển và khôn lớn. Vậy cụ thể hơn, bé cần những loại dưỡng chất nào?

Những nhóm chất cần thiết cho bé 6 tháng tuổi mà sữa mẹ không cung cấp đủ

  • Canxi: tốt cho sự phát triển của xương và răng
  • Sắt: vận chuyển máu có oxy đến các bộ phận trên cơ thể
  • Kẽm: cải thiện quá trình sửa chữa và tăng trưởng tế bào
  • Chất béo: giữ ấm cho bé và thúc đẩy quá trình phát triển của não bộ
  • Tinh bột: cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày
  • Protein: xây dựng khung liên kết cho tế bào
  • Vitamin: các loại vitamin có những lợi ích riêng đối với cơ thể. Vitamin A, B1, B2, B3, B6, B12, C, D, E và K rất cần thiết cho cơ thể bé. 
  • Khoáng chất: Natri và Kali ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của bé. 

>> Chế độ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

>> Chế độ ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Mẹ nên chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi

Mẹ nên chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng ăn bao nhiêu là đủ?

Bé 6 tháng tuổi chủ yếu vẫn hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.  Vì vậy mẹ không cần quá áp lực bé ăn bao nhiêu, có hết bát bột hay không. 

Tại khóa học POH Easy Two: Ăn dặm kiểu Easy, các giảng viên khuyên bé 6 tháng có thể ăn 1 bữa trong ngày vào bổi sáng hoặc trưa, để thức ăn mới không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của con nếu chẳng may thức ăn gây đầy hơi hoặc dị ứng.

Mẹ chỉ nên cho bé một loại hoa quả hay rau củ trong ít nhất 3 ngày. Nếu bé ăn ngon và không có dấu hiệu dị ứng, mẹ hoàn toàn yên tâm về loại thức ăn này và đưa thêm những món mới vào thực đơn.

Những món ăn tốt nhất cho bé 6 tháng tuổi

Các chuyên gia nhi khoa khuyến nghị mẹ không thêm muối và đường vào thức ăn của bé dưới 1 tuổi để tránh gây áp lực lên thận. Thay vào đó, mẹ nên tham khảo các món ăn lành mạnh dưới đây:

  • Hoa quả xay nhuyễn: mẹ nên chọn các loại quả như táo, chuối, lê, bơ, hồng xiêm hay đào. Khi cho bé ăn lần đầu tiên, mẹ cần hầm, nghiền hoặc xay nhuyễn để bé dễ làm quen hơn. 
  • Rau củ xay nhuyễn: khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, đậu leo rất tốt cho bé. Có thể chế biến bằng cách hầm, xay nhuyễn hoặc cho bé cầm tay.
  • Súp các loại đậu: các loại đậu, đặc biệt là đậu xanh được hầm kỹ và cho bé ăn. 
  • Cháo gạo: gạo là một nguồn cung cấp tinh bột và vitamin cho cơ thể. Gạo hầm kỹ kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức là món cháo rất tốt cho bé.
  • Cháo ngũ cốc: cháo ngũ cốc là sự kết hợp của nhiều loại ngũ cốc như lúa mì, hạt kê, lúa mạch, yến mạch... Những loại ngũ cốc này được phơi khô, xay thành bột mịn và nấu cháo.
  • Bột rau củ: mẹ luộc các loại rau củ và lấy nước luộc làm canh cho bé.
  • Sữa chua: bé dưới 1 tuổi không được uống sữa bò, vì vậy ăn sữa chua bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức với lượng vừa đủ có thể thay thế cho các món xay nhuyễn. 

 

 

Dị ứng thức ăn - Mẹ phải làm sao?

Cơ thể sẽ phản ứng lại một số loại đồ ăn qua nhiều biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, táo bón... Những triệu chứng này khiến mẹ rất lo lắng. Nếu bé bị dị ứng, mẹ hãy ngừng cho bé ăn món gần nhất.

Khi các triệu chứng kéo dài, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và thử cho con ăn lại món đó nếu được bác sĩ khuyến nghị.

Thực đơn ăn dặm tham khảo cho bé 6 tháng tuổi

Thực đơn tham khảo khóa học POH Easy Two: Ăn dặm kiểu Easy

Tuần 1, Ngày 1:

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Táo hầm

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

Tuần 1, Ngày 2:

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Táo hầm

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

Tuần 1, Ngày 3:

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Táo hầm

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

Tuần 1, Ngày 4:

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Bột đậu xanh xay nhuyễn

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

Tuần 1, Ngày 5:

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Bột đậu xanh xay nhuyễn

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

Tuần 1, Ngày 6:

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Bột đậu xanh xay nhuyễn

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

Tuần 1, Ngày 7:

Sáng sớm

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa sáng

Lê hầm

Bữa phụ sáng

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa trưa

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa chiều

Sữa mẹ/ sữa công thức

Bữa tối

Sữa mẹ/ sữa công thức

 

Đăng ký ngay POH Easy Two: Ăn dặm kiểu Easy để được tư vấn chuyên sâu toàn diện vấn đề ăn dặm - ngủ và thực đơn ăn dặm khoa học theo ngày cả 4 phương pháp giúp con ăn ngoan, ăn tốt, ăn vui và ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng.

7 công thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

1.Táo hầm quế

món ăn dặm táo hầm quế

Nguyên liệu: 

  • 1 quả táo
  • Nước sạch
  • Bột quế

Cách thực hiện: 

  • Đun sôi các lát táo đã được lột vỏ hoặc nấu trong nồi áp suất.
  • Cho táo đã hầm vào máy xay sinh tố sau đó lọc qua rây.
  • Thêm bột quế vào hỗn hợp và trộn đều.
  • Món ăn hoàn thành, mẹ có thể cho bé ăn khi nguội hẳn.

2. Xoài xay nhuyễn

món ăn dặm xoài xay nhuyễn

Nguyên liệu: 1 quả xoài chín

Cách thực hiện:

  • Xoài lột vỏ, lấy thịt.
  • Dầm nhuyễn thịt xoài và lọc qua rây.
  • Cho bé ăn mà không cần thêm đường.

3. Cháo yến mạch

món ăn dặm cháo yến mạch

Nguyên liệu: 

  • 1 chén bột yến mạch
  • Nước sạch
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • ½ quả chuối

Cách thực hiện:

  • Đun 2 chén nước trong chảo.
  • Khi nước bắt đầu sôi, đổ chầm chậm chén bột yến mạch vào chảo và đảo đều đẻ trán vón cục.
  • Khi yến mạch đã chín, thêm vào 2 thìa canh sữa.
  • Cuối cùng, cho thêm chuối đánh nhuyễn vào để tăng hương vị cho món ăn.

4. Bí đỏ xay nhuyễn

món ăn dặm bí đỏ xay nhuyễn

Nguyên liệu:

  • ¼ quả bí đỏ
  • Nước sạch

Cách thực hiện: 

  • Bí bỏ vỏ, bỏ hạt, lấy phần thịt rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ. 
  • Đun sôi 2 chén nước và cho phần thịt bí vào. Đậy nắp nồi và nấu trong ít phút.
  • Nghiền và trộn bí đã nấu chín thành hỗn hợp mịn và cho bé ăn.

5. Cháo gạo

món ăn dặm cháo gạo

Nguyên liệu:

  • Một chén bột gạo
  • Nước sạch
  • Sữa mẹ/ sữa công thức

Cách thực hiện:

  • Đun nước trong chảo.
  • Chầm chậm cho bột gạo vào và nấu chín.
  • Khuấy đều để tránh vón cục.
  • Cho thêm 2 thìa canh sữa và khuấy đều.

6. Khoai tây xay nhuyễn

món ăn dặm khoai tây xay nhuyễn

Nguyên liệu:

  • 2 củ khoai tây
  • Sữa mẹ/ sữa công thức

Cách thực hiện:

  • Khoai tây chọn củ không mềm nhũn hoặc có vết nứt.
  • Rửa sạch, lột vỏ, cắt thành miếng nhỏ.
  • Cho lượng nước vào ½ nồi, bỏ khoai tây vào và nấu mềm.
  • Cho khoai tây đã nấu chín vào tô và nghiền.
  • Cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Để nguội và cho bé ăn.

7. Quả bầu xay nhuyễn

món ăn dặm bầu xay nhuyễn

Nguyên liệu:

  • ½ quả bầu
  • ½ thìa canh đậu xanh
  • 1 ít bột thì là

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch và lột vỏ bầu, sau đó cắt thành miếng nhỏ.
  • Nấu bầu và đậu xanh với 50ml nước trong nồi áp suất.
  • Nấu chín với lửa vừa.
  • Để nguội, nghiền bầu, thêm bột thì là vào (tùy thích), đảo đều và cho bé ăn.

Các bí quyết cho bé ăn dặm

Cho con ăn thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đối với bất cứ bà mẹ nào. Dưới đây là một số bí quyết mẹ có thể tham khảo và áp dụng để giờ ăn vui vẻ và thoải mái hơn:

  • Chỉ cho bé ăn 1 đến 2 thìa khi mới bắt đầu và cho bé ăn thêm nếu bé thích món ăn.
  • Thử cho bé ăn 1 loại hoa quả hoặc rau củ và quan sát phản ứng trước khi cho ăn những món khác.
  • Thực hiện quy luật 3 ngày, ghi chép lại những món ăn và thành phần mới đã cho bé ăn để dễ dàng tìm ra nguyên nhân trong trường hợp bé bị dị ứng. 
  • Không cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn thức ăn cầm tay hoặc dạng cục để tránh nguy cơ bị nôn và hóc. 
  • Cho bé ăn ở những nơi yên tĩnh như phòng khách hay nhà bếp.
  • Không dỗ bé ăn bằng cách cho bé xem tivi hay điện thoại.
  • Đựng thức ăn trong tô thép tiệt trùng hoặc thủy tinh thay vì tô nhựa.
  • Chỉ cho bé ăn đồ ăn nấu tại nhà vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện.

Cho con ăn dặm là điều rất khó khăn và các mẹ hay phân vân không biết nên cho con ăn loại thức ăn nào. Thông thường, các bé thích ăn những thức ăn đa dạng về hương vị, kết cấu và màu sắc. Chỉ cần mẹ để ý và quan tâm nhiều đến con thì sẽ biết được khẩu vị của con và việc cho ăn sẽ bớt khó khăn hơn rất nhiều. 

 

 

Mẹ cần chú ý những gì khi cho bé ăn dặm?

  • Mẹ hãy tham khảo thực đơn trên và điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị và yêu cầu của bé.
  • Tuyệt đối không ép bé ăn.
  • Khi cho bé uống sữa công thức, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thìa kèm theo để đong chính xác.
  • Trong những ngày đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng hay súp. Khi bé lớn hơn, tăng độ đặc của hỗn hợp lên sao cho phù hợp với khả năng nhai của bé. Đồ ăn quá đặc có thể khiến dạ dày bị quá tải trong khi quá loãng cũng làm bé nhanh đói hơn.
  • Nhiều bé có đôi lúc ăn ít hơn bình thường và mẹ không cần lo lắng về điều này. Tuy nhiên, nếu bé liên tục ăn ít 3 đến 4 ngày liền, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.
  • Bé có thể ăn ít hơn trong giai đoạn mọc răng hoặc khi mệt. Khi đó, mẹ nên cho bé bú hoặc uống sữa công thức nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng và cho bé ăn trở lại khi bé khỏe.
  • Dừng cho bé ăn nếu bé đang bị đi ngoài.
  • Nếu ban đầu bé không muốn ăn, mẹ nên thay đổi hương vị món ăn bằng các hương tự nhiên từ quế, bột thì là, nước chanh, lá cà ri...
  • Nếu bé dị ứng với đậu phộng, gluten hay trứng, mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi cho con ăn những loại thức ăn có những thành phần trên.

Nguồn: Parenting.firstcry

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo