Xây dựng thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng và hỗ trợ bé phát triển kỹ năng theo từng giai đoạn là việc quan trọng cho dù mẹ lựa chọn ăn dặm theo phương pháp nào.
Mẹ có thể bắt đầu từ một nguyên liệu cụ thể trong mỗi nhóm chất tinh bột, đạm, rau củ để phát triển thực đơn cho bé.
Cá hồi là một lựa chọn mẹ có thể nghĩ đến đầu tiên bởi những lợi ích không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mẹ hãy đọc bài viết này để biết cách xây dựng thực đơn từ cá hồi cho bé ăn dặm phù hợp với từng giai đoạn nhé!
MỤC LỤC
Lợi ích của cá hồi cho bé ăn dặm
Cách bảo quản cá hồi cho bé ăn dặm
Lợi ích của cá hồi cho bé ăn dặm
Cá hồi là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng quan trọng như Vitamin D, kẽm, sắt, protein, và nhiều chất quan trọng khác mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được.
Cá hồi là một trong những loại cá béo rất giàu omega-3, là chất béo cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cá hồi cũng là một trong số ít nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D, đóng vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi, cần thiết cho quá trình phát triển của hệ xương.
>> Cháo cá hồi cho bé ăn dặm cực dễ làm và thơm ngon bổ dưỡng
Cá hồi cho bé ăn dặm
Nếu mẹ đang băn khoăn về vấn đề thủy ngân khi cho bé ăn các loại cá biển thì các chuyên gia cho rằng nguy cơ nhiễm độc thủy ngân là có những lợi ích của hải sản đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được ưu tiên hơn.
Cá hồi là một trong những lựa chọn an toàn với hàm lượng thủy ngân tương đối thấp.
Bên cạnh đó, thịt cá hồi có độ mềm và thơm ngậy tự nhiên thân thiện với vị giác của trẻ sơ sinh.
Đồng thời, mẹ có thể dễ chế biến cá hồi một cách nhanh gọn và linh hoạt kết hợp vào những món ăn dặm thường ngày cho bé.
Theo đó để có lợi nhất cho sức khỏe, mẹ có thể đưa cá hồi vào thực đơn của bé hai đến ba lần một tuần.
Cách bảo quản cá hồi cho bé ăn dặm
Mẹ cần lựa chọn địa chỉ uy tín để mua cá hồi cho bé. Cá hồi thông thường ở các cửa hàng là cá hồi phi lê. Thịt cá hồi tươi sẽ có màu đỏ cam và hồng tươi.
Miếng thịt săn chắc, khi ấn ngón tay vào mẹ sẽ thấy thịt cá đàn hồi, không bị bở và không có màng nhầy trên bề mặt miếng cá.
Nếu mua về sử dụng ngay, mẹ có thể bảo quản cá hồi trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 2 ngày.
Nếu mua với số lượng nhiều và sử dụng trong thời gian dài thì mẹ cần biết cách trữ đông cá hồi cho bé ăn dặm.
Ngay khi mua về mẹ cần rửa cá cẩn thận với nước muối loãng, sau đó mẹ thấm khô bề mặt cá rồi cho vào túi hoặc hộp kín và cấp đông (-2 độ C).
Cá hồi cấp đông nên được sử dụng tối đa 3 tháng, nếu đã được rã đông, mẹ lưu ý chỉ sử dụng cá trong vòng 24 giờ.
Để đảm bảo cá hồi cấp đông vẫn giữ nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, trước khi dùng, mẹ nên chuyển cá từ ngăn đông xuống ngăn mát, rồi để rã đông tự nhiên 6-12 tiếng.
Cách chế biến cá hồi cho bé ăn dặm
Sơ chế cá hồi trước khi chế biến
Trước hết, mẹ cần chọn cá hồi thật tươi ngon và được bảo quản đúng cách. Tiếp đó mẹ rửa cá với dấm hoặc rượu gừng.
Có lẽ điều khiến mẹ đau đầu nhất khi chế biến cá hồi cho bé là việc làm sao để giảm bớt mùi tanh của cá. Mẹ có thể thực hiện theo một trong hai cách:
- Ngâm cá hồi trong sữa tươi khoảng 1 tiếng rồi rửa lại bằng rượu gừng.
- Hoặc rửa cá bằng chanh vàng. Trong trường hợp không có chanh vàng, mẹ có thể thay bằng chanh xanh nhưng chanh xanh không hiệu quả bằng và có thể để lại vị đắng cho món cá.
Sau đây là cách chế biến cá hồi cơ bản theo các phương pháp ăn dặm cụ thể để mẹ tham khảo.
Cá hồi có thể được nấu cháo, nướng, áp chảo hoặc hấp và kết hợp với nhiều loại nước sốt giúp kích thích vị giác cho bé.
Điều quan trọng là cá hồi phải được bảo đảm chin hoàn toàn và cách mẹ điều chỉnh kích thước miếng cá để phù hợp với các giai đoạn phát triển kỹ năng nhai nuốt và phối hợp với tay và mắt của bé.
Cá hồi được xếp vào nhóm cá thịt đỏ, do đó mẹ nên đợi đến khi bé khoảng 7-8 tháng mới giới thiệu cho bé.
Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn với một lượng nhỏ và lưu ý thử dị ứng trước khi tăng dần khẩu phần nhé.
Nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm 7 tháng
Cách chế biến cá hồi cho bé ăn dặm truyền thống
Với cách ăn dặm truyền thống, mẹ thường nấu thành cháo cá hồi cho bé ăn dặm. Ban đầu mẹ nên hấp chín cá, dằm nhỏ rồi nấu cùng cháo và các món rau khác như rau ngót, rau cải, bí đỏ…
Sau đó mẹ có thể quan sát bé để tăng dần độ thô bằng cách tăng kích thước của miếng cá hồi và cho bé ăn cùng với cơm nát.
>> Thực đơn ăn dặm truyền thống 30 ngày cho bé
Cách chế biến cá hồi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- Từ 7-8 tháng: Mẹ hấp chín cá hồi, dung thìa miết tơi hoặc giã nhỏ và cho bé ăn kèm với cháo.
- Từ 9 tháng trở đi, bé có nhu cầu tự ăn, mẹ có thể cắt cá hồi thành miếng dài khoảng 2 ngón tay rồi nướng, hấp hoặc áp chảo để bé tập bốc, cảm nhận hương vị và sau đó cắt nhỏ hơn nữa để bé tập dùng dĩa xiên cá.
Ăn dặm kiểu Nhật với cá hồi
Cách nấu cá hồi cho bé ăn dặm BLW
- 7-9 tháng tuổi: Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cắt cá hồi thành thanh dài khoảng 2 ngón tay người lớn để bé có thể dễ dàng cầm nắm bằng cả bàn tay.
Thịt cá hồi rất mềm nên bé có khả năng bóp nát thay vì thưởng thức hương vị cá hồi như mẹ hình dung đó ạ. Vậy nhưng đó cũng chính là cách bé khám phá và tìm hiểu món ăn này. Mẹ có thể làm thành bánh cá hồi giúp bé dễ cầm hơn.
- 9-12 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, mẹ có thể cắt cá thành những miếng nhỏ hơn nữa để bé tập bốc nhón. Bé cũng có khả năng nhón được những miếng vụn cá hồi rất nhỏ.
- Từ 12 tháng tuổi trở lên: bé có thể dùng dĩa để tập xiên những miếng cá hồi nhỏ.
Bé có thể bốc nhón những miếng vụn cá hồi
Một số món ăn dặm lành mạnh từ cá hồi cho bé
Mẹ đã biết về lợi ích của cá hồi đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, tuy nhiện cá hồi nấu với gì cho bé ăn dặm, chế biến cá hồi cho bé ăn cơm như thế nào để hợp với khẩu vị và được bé đón nhận?
Sau đây là một số công thức tuyệt ngon và cực dễ làm mẹ tham khảo nhé!
1. Cháo yến mạch cá hồi cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- 30g yến mạch
- 20 g cá hồi
Cách làm:
- Ngâm yến mạch trong nước ấm khoảng 5 phút
- Xào thơm cá hồi đến khi thịt cá săn lại
- Nấu chín yến mạch rồi cho cá hồi vào đảo đều
- Tắt bếp và thêm dầu oliu
Với món cháo yến mạch, mẹ có thể thêm các nguyên liệu khác như bí đỏ, rau ngót, rau cải bó xôi…
Cháo cá hồi yến mạch thơm ngon bổ dưỡng cho bé
2. Súp cá hồi cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- Cá hồi 60g
- Hạt sen tươi 40g
- Đậu Hà Lan 20g
- Nước dung gà 100ml
- Cà rốt
- Hành tây
- Gừng băm
- Bột năng
Cách làm:
- Ướp cá hồi: Cắt cá thành miếng vuông vừa ăn, ướp với gừng và một chút gia vị.
- Rửa sạch và thái hạt lựu rau củ.
- Hầm nước dùng gà với hạt sen rồi lần lượt cho cà rốt, đậu Hà lan, hành tây để các loại rau củ chín mềm mà không bị nát, nêm nếm gia vị vừa ăn và phù hợp với độ tuổi của bé. Sau đó cho cá hồi và bột năng vào đảo đều.
- Mẹ có thể trang trí bằng vài nhánh thì là.
Món súp cá hồi cho cả nhà cùng “xì xụp” trong ngày đông lạnh
3. Cá hồi áp chảo kèm nước sốt
Áp chảo cá hồi
Nguyên liệu:
- 1 miếng phi lê cá hồi
- Hạt tiêu
- Bơ hoặc dầu oliu
Cách làm:
- Ướp cá hồi khoảng 20 phút với chanh và tiêu
- Cho bơ hoặc dầu oliu vào chảo cho tan chảy, nóng đều, tiếp tục cho cá hồi vào áp chảo. Lúc đầu mẹ rán cá hồi với lửa to cho vàng ánh xém hai mặt, sau đó mẹ hạ lửa nhỏ để cá được chín đều vào bên trong.
Gắp cá ra đĩa, tiếp tục làm sốt rồi rưới đều lên cá. Tùy khẩu vị của bé, mẹ có rất nhiều lựa chọn cho món sốt cá hồi. Sau đây là những món sốt dễ làm chắc hẳn bé sẽ thích mê
Cách làm sốt bơ chanh
Hòa ¼ thìa cà phê bột ngô, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước cốt chanh và một chút gia vị cùng với 1 thìa canh nước trắng. Cho bơ vào chảo rồi đổ hỗn hợp vào khuấy đến khi nước sốt sánh lại thì tắt bếp.
Cá hồi sốt bơ chanh
Cách làm sốt cam
Tương tự sốt bơ chanh, để làm món cá hồi sốt cam cho bé ăn dặm, thay vì hòa các nguyên liệu trên vào nước, mẹ hòa cùng nước cam tươi vắt. tùy vào độ ngọt của cam, mẹ có thể giảm hoặc bỏ đường ra khỏi hỗn hợp.
Cách làm sốt cà chua
Xào thơm hành khô, cho cà chua vào đảo đều rồi thêm nước dừa đun cho cà chua chín nhừ.
Hoặc mẹ có thể cho cá hồi vào rim cùng đến khi nước sốt gần cạn để thịt cá thấm đều vị chua ngọt. Vậy là đã xong món cá hồi sốt cà chua cho bé ăn dặm thật thơm ngon và đậm đà.
Cách làm sốt bơ tỏi
Tỏi bóc sạch vỏ, băm nhỏ. Cho một chút bơ vào chảo nhỏ rồi phi tỏi đến khi chín vàng và thơm nức mũi
Cách làm sốt chanh leo
Mẹ chuẩn bị ½ quả chanh leo và 1 quả cam ngọt vắt nước rồi cho vào nồi nấu cạn một nửa. Tiếp tục cho 2 thìa cà phê kem tươi, 1 thìa cà phê đường vào đun sôi rồi thêm chút tiêu.
Sau khi đổ nước sốt lên cá hồi áp chảo, mẹ nhớ thêm một vài nhánh rau thơm hoặc chút măng tây để trang trí cho bắt mắt và hấp dẫn bé yêu nhé!
4. Ruốc cá hồi cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- Cá hồi
- Gừng
- Sả
Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm:
- Sơ chế cá hồi
- Cho cá hồi vào nồi hấp chin khoảng 20 phút cùng gừng và sả cho dậy mùi thơm.
- Cho cá hồi vào cối giã nát. Mẹ có thể dung máy xay nhanh và tiện hơn nhưng thịt cá sẽ tơi hơn khi được giã bằng tay. Nếu bé trên 1 tuổi thì mẹ có thể nêm nếm thêm chút gia vị để món ruốc cá hồi trở nên đậm đà hơn.
- Bắc chảo lên bếp, cho cá hồi và chút dầu ăn vào rang khoảng 30 phút đến khi thịt cá khô và vàng thơm.
- Mẹ tắt bếp đợi ruốc nguôi hoàn toàn rồi cất vào lọ kín để bảo quản.
Đây là món ăn mẹ có thể làm một lần và để phòng những ngày mẹ quá bận rộn không có nhiều thời gian chế biến mà vẫn đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Mẹ có thể kết hợp ruốc cá hồi với cháo trắng, cơm cuộn hoặc đơn giản là trộn đều với cơm rồi nắm thành nắm nhỏ xinh khiến bé thích thú với cách ăn khác lạ.
Để biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm toàn diện cho con yêu với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu, mời mẹ tham khảo khóa học POH EASY TWO (15-49 tuần).
Ngoài ra mẹ được hướng dẫn và lưu ý chi tiết cách cho bé ăn dặm theo từng phương pháp giúp con ăn ngoan, ăn khỏe và ăn vui. Đồng thời chương trình giúp con ngủ 10-12 tiếng/ đêm và mẹ được ngủ 8 tiếng/ đêm.
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo