Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ba mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Việc cho bé ăn dặm sớm có thể gây ra một số tác hại như:
- Trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất
- Nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường cao
- Nguy cơ dị ứng thực phẩm cao
- Nguy cơ gây tổn thương gan thận cao
- Dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa
- Dễ bị hóc, sặc và mắc bệnh biếng ăn tâm lý
Tuy nhiên vì một số hiểu nhầm mà hiện nay nhiều ba mẹ cho các bé ăn dặm sớm từ 4-5 tháng hay có khi sớm hơn là 3 tháng. Ba mẹ hãy cùng POH phân tích các tình huống hiểu lầm sau để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất nhé.
Mục lục
Mẹ ít sữa có nên cho trẻ ăn dặm sớm?
Bé bú ít, tăng cân chậm có nên cho bé ăn dặm sớm?
Bé khóc đêm có nên cho ăn dặm sớm?
Mẹ ít sữa có nên cho trẻ ăn dặm sớm?
Ba mẹ đều biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bất kỳ mẹ nào sau sinh cũng mong muốn mình có thật nhiều sữa để cho con bú no, ngủ say. Thế nhưng sau khi bé chào đời có vô vàn lý do khiến mẹ bị ít sữa hay mất sữa hoàn toàn. Lúc này ba mẹ lo lắng vội nghĩ đến việc cho bé ăn dặm dù bé mới được 3-4 tháng. Hành động sai lầm này có thể gây ra tác hại cho bé cả về trước mắt và lâu dài. Vậy ba mẹ nên làm gì:
- Trước tiên, mẹ cố gắng lấy lại nguồn sữa dồi dào: Dù mất sữa nhưng mẹ vẫn nên cho con bú, động tác bú của bé sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động. Cùng với đó mẹ chú trọng dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thật thoải mái.
- Xin sữa mẹ từ những người thân quen hoặc từ nguồn tin tưởng: Việc này có thể mất khá nhiều công sức nhưng ba mẹ hãy cố gắng để con được uống sữa mẹ hoàn toàn ít nhất là trong 6 tháng đầu tiên.
- Kết hợp sử dụng sữa công thức: Sữa công thức tất nhiên không thể thay thế sữa mẹ nhưng trong trường hợp này vẫn tốt hơn là cho bé ăn nước cơm, nước cháo hay cháo xay.
Hoặc mẹ tìm hiểu kĩ hơn tại: Bé mấy tháng mới ăn dặm? Các dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm và thực đơn từng bữa
Mẹ ít sữa không có nghĩa là con cần ăn dặm thêm đâu mẹ nhé, mà phải dựa vào dấu hiệu và tháng tuổi của con
Bé bú ít, tăng cân chậm có nên cho bé ăn dặm sớm?
Ăn dặm cho trẻ sớm là lựa chọn của không ít mẹ khi thấy con bú ít, hơi còi hoặc tăng cân chậm. Tuy nhiên theo các nghiên cứu, sau 4 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm lại, đặc biệt là các bé bú mẹ nên đây không phải là dấu hiệu để bé bắt đầu ăn dặm. Ngược lại với mong muốn của ba mẹ, trẻ ăn dặm sớm lại dễ bị thiếu hụt dưỡng chất thậm chí suy dinh dưỡng do hệ tiêu hóa chưa thể xử lý được thức ăn dặm.
Việc lúc này ba mẹ nên làm là cố gắng tăng lượng sữa hàng ngày của con. Bé bú ít có thể do rất nhiều nguyên nhân như trong tuần khủng hoảng, đang mọc răng, sai kích cỡ núm ti (với bé bú bình) hay thời gian giữa các cữ bú chưa hợp lý. Ba mẹ hãy rà soát các nguyên nhân để có giải pháp hợp lý nhất. Đối với những nguyên nhân bất khả kháng như bé khó ở khi rơi vào tuần khủng hoảng, ba mẹ hãy kiên nhẫn chờ “bão” qua. Đặc biệt ba mẹ nên tôn trọng nhu cầu ăn của bé, tuyệt đối không ép bé ăn dẫn đến biếng ăn sau này.
>> Mẹ tìm hiểu thêm tại bài viết: Bé bú ít khắc phục thế nào?
Bé bú ít có thể do rất nhiều nguyên nhân, không phải dấu hiệu cần ăn dặm sớm
Bé khóc đêm có nên cho ăn dặm sớm?
Khóc là hình thức giao tiếp của trẻ sơ sinh với ba mẹ. Bé khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân: bỉm ướt, bị nóng hoặc lạnh, bị đau hoặc khó chịu, bị đói hay có thể do lịch sinh hoạt ban ngày chưa phù hợp, bé bị lẫn lộn ngày đêm. Tuy nhiên khi thấy bé khóc đêm ba mẹ liền nghĩ ngay là trẻ cần ăn dặm vì nghĩ bé sẽ ăn no hơn và ngủ ngon hơn.
Điều này là sai lầm vì do bé chưa hấp thụ được thức ăn dặm mà lượng sữa hàng ngày lại bị giảm đi nên làm bé càng thấy đói hơn. Chính vì đói nên bé lại càng ngủ không ngon và thức dậy nhiều hơn.
Sau khi loại trừ các nguyên nhân ban đầu, điều ba mẹ cần làm là điều chỉnh lại lịch sinh hoạt cho bé phù hợp với độ tuổi tương ứng để bé ngủ ngon giấc hơn.
Bé đòi ăn có nên cho bé ăn dặm sớm?
Khi thấy con chăm chú nhìn ba mẹ ăn, với tay ra đòi đồ ăn hoặc tóp tép miệng ba mẹ liền nghĩ ngay bé muốn ăn và cho bé ăn dặm sớm.
Tuy nhiên thực tế là khi được khoảng 4 tháng tuổi, các bé sẽ có một bước phát triển mới về nhận thức. Trong đó có việc bé rất chăm chú quan sát các hoạt động của người khác và bắt chước theo. Điều này hoàn toàn không phải là các bé biết đòi ăn như ba mẹ hiểu lầm.
Thật khó để nhận biết hành vi đó có phải là đòi ăn hay không
Vậy khi nào thì ba mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm?
Khi bé được gần 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm khi nhận thấy một số dấu hiệu sau:
- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh: Đây là dấu hiệu cho thấy bé cần ăn thêm thức ăn mới ngoài sữa mẹ để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết.
- Bé có thể ngồi vững mà không cần hoặc cần ít sự hỗ trợ của người lớn. Bé có thể giữ thẳng đầu khi ngồi.
- Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng.
- Bé với tay chộp lấy đồ ăn và đưa vào mồm chính xác.
- Bé có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
- Bé biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn một món nào đó.
Hoặc mẹ tìm hiểu kĩ hơn tại: Bé mấy tháng mới ăn dặm? Các dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm và thực đơn từng bữa
Nguồn: Chương trình POH Easy Two
Chúng tôi luôn hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình. POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc cho bản thân.
Với các em bé từ 6 tháng, POH giúp ba mẹ giải quyết toàn diện các vấn đề ăn ngủ của con - Bằng cách xây dựng khóa học POH EASY TWO: Ăn dặm kiểu EASY gồm:
- Lịch sinh hoạt EASY phù hợp với giai đoạn ăn dặm.
- Duy trì khả năng tự ngủ qua các tuần khủng hoảng và khủng hoảng ngủ 7 - 9 - 11 tháng.
- Các kiến thức về tâm sinh lý ở độ tuổi ăn dặm, các rắc rối thường gặp.
- Ăn dặm thành công.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo