Nuôi dạy một em bé 6 tháng mới ăn dặm có bao nhiêu là cái úi chà mẹ nhỉ? Trong đó có một cơn bão mang tên biếng ăn sinh lý, đang yên đang lành mọi chuyện đảo lộn. Em bé của mẹ bỗng bỏ ăn dặm, bỏ sữa, hoặc thờ ơ với cả hai làm mẹ lo sốt vó. Đúng là trời đang yên, bể đang lặng thì bỗng nhiên nổi gió! Mẹ biết làm gì bây giờ? Hãy cùng POH đi tìm giải pháp nhé!
Biếng ăn sinh lý giai đoạn đầu ăn dặm là gì vậy?
Để cho dễ hiểu thì mẹ nhé, biếng ăn bao gồm 3 dạng: biếng ăn bệnh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn sinh lý. Trong đó hai dạng biếng ăn đầu tiên không phải trẻ nào cũng gặp phải và thường để lại hậu quả lâu dài nếu không được phát hiện và tìm cách khắc phục sớm. Còn biếng ăn sinh lý là biểu hiện do sự cân bằng bên trong của cơ thể trong quá trình phát triển.
Biếng ăn sinh lý có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng đều diễn ra nhanh chóng và là điều hết sức tự nhiên. Trong đó ở giai đoạn đầu ăn dặm, bé đang làm quen với loại hình thức ăn và cách thức ăn hoàn toàn mới, hơn nữa nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đang thay đổi từng ngày và các kỹ năng mới đang hình thành mạnh mẽ, biếng ăn sinh lý dễ dàng xảy ra và khiến mẹ vô cùng bối rối.
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi là cột mốc rất quan trọng đánh dấu giai đoạn bé bắt đầu chuyển sang một phương thức và loại thức ăn hoàn toàn mới: ăn dặm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bé dễ bị biếng ăn sinh lý do hệ tiêu hóa và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể có những thay đổi.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giác quan, đối với bé thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng giống như sữa mà còn là thế giới của kết cấu hình dạng mùi vị mới mẻ. Vì thế ăn dặm cũng là trải nghiệm mới lạ khiến bé mải khám phá đồ ăn dặm mà quên luôn sữa.
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi
Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng
Bé 7 tháng tuổi mải mê với việc tập bò. Chính vì có thể di chuyển tự do nên bé hào hứng bò đi khắp nới để được nhìn ngắm và sờ chạm. Lúc này đồ ăn dặm trên bàn trở nên kém hấp dẫn đi so với vô vàn những điều mới mẻ ở xung quanh thôi thúc bé ra khỏi ghế ăn để khám phá.
Những chiếc răng mới nhú gây sưng đau cũng là nguyên nhân khiến bé dễ dàng rơi vào trạng thái biếng ăn sinh lý.
Ngoài ra, thông thường các bé được làm quen với ăn dặm từ 5 hoặc 6 tháng và đến 7 tháng là đã ăn dặm tương đối tốt. Nhưng không phải em bé nào cũng vậy. Mỗi bé đều có tốc độ phát triển của riêng mình, nên có những em bé 7 tháng mới bắt đầu vào giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi.
Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 8 tháng
8 tháng tuổi là giai đoạn cơ thể bé phát triển mạnh mẽ cả về khả năng vận động tinh – thô, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc – xã hội với nhiều kỹ năng mới được hình thành như tập vịn đứng, tập đi men, tập bốc nhón… Giai đoạn này cũng tương ứng với tuần khủng hoảng 37, bé bận rộn xoay xở với những kỹ năng mới, trở nên “khó ở” và mọi thứ dường như đảo lộn. Tất cả khiến bé chểnh mảng với chuyện ăn uống. Bên cạnh đó, nếu mẹ ép bé ăn, lịch ăn uống không phù hợp, chế biến thức ăn không phù hợp với kỹ năng của bé… càng khiến biếng ăn sinh lý ở trẻ 8 tháng trở nên kéo dài.
Biểu hiện của biếng ăn sinh lý ở giai đoạn đầu ăn dặm?
Mẹ hãy quan sát bé để nhận biết bé đang ở giai đoạn biếng ăn sinh lý dựa trên những biểu hiện dưới đây nhé!
- Dù không bị ốm sốt mà bé bỗng nhiên sụt cân hoặc cân nặng chững lại, nhưng vẫn vui vẻ chơi như bình thường. Bé có thể bỏ ăn sữa, từ chối ăn dặm hoặc cả hai.
- Bé không chịu thử món mới mà chỉ ăn một số món quen thuộc.
- Bé thường xuyên bỏ bữa, lắc đầu từ chối ăn và nếu có ăn cũng chỉ ăn rất ít.
- Bé không tập trung vào đồ ăn mặc dù mẹ đã cố gắng thay đổi loại thực phẩm đa dạng và cách chế biến hấp dẫn hơn.
Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng
Mẹ nên làm gì khi bé biếng ăn sinh lý ở giai đoạn đầu ăn dặm?
POH gọi biếng ăn sinh lý giống như một cơn bão là bởi mẹ chỉ có thể chờ đợi nó đi qua như một điều tự nhiên mà thôi. Tuy nhiên chúng ta vẫn có những việc cần làm để khắc phục hậu quả của cơn bão. Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này đâu chỉ là con hết biếng ăn mà là làm sao để em bé lớn lên khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần và có niềm yêu thích tự nhiên với chuyện cả đời là sự ăn uống cơ mẹ nhỉ!
Trường hợp bé chỉ ăn dặm và bỏ ăn sữa
Đây là trường hợp thường gặp đối với các bé 6 tháng. Ở trẻ dưới 1 tuổi, dù là sữa mẹ hay sữa công thức thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng an toàn và đóng vai trò không thể thay thế nên mẹ có thể “mạnh tay” cho bé dừng ăn dặm từ 1-2 tuần cho đến khi nếp ăn sữa ổn định trở lại.
Trường hợp bé biếng ăn dặm
- Mẹ tăng số bữa trong ngày đồng thời chia nhỏ lượng thức ăn trong từng bữa để bé dễ dàng đón nhận hơn. Nếu bé vẫn ăn quá ít hoặc từ chối ăn dặm, mẹ đừng cắt hẳn sữa để chờ bé đói mà hãy tăng lượng sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho bé nhé!
- Mẹ chú ý chế biến thức ăn phù hợp với kỹ năng đang phát triển của bé. Chẳng hạn nếu như bé 6 tháng thích thú với món bột ngọt mới lạ thì sang tháng thứ 7 mẹ nên điều chỉnh lại tỉ lệ giữa gạo và nước để đáp ứng nhu cầu tập nhai và nuốt của bé. Hoặc bé 8 tháng không còn hào hứng với những miếng rau củ cắt thanh dài nữa mà bị hấp dẫn bởi những mẩu thức ăn nhỏ dễ nhón tay bốc để thỏa mãn nhu cầu bốc nhón.
Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 8 tháng
- Nếu có thể mẹ nên đầu tư thời gian để trang trí món ăn đa dạng màu sắc. Đây cũng chính là cách mẹ kích thích giác quan, tạo cơ hội cho bé học hỏi về nhiều mặt. Những món ăn bắt mắt, đa dạng về kích thước hình dạng khuyến khích bé khám phá và trải nghiệm từ thị giác, thính giác, xúc giác cho đến cuối cùng là vị giác.
- Mẹ hãy thu xếp lịch sinh hoạt để bé có thể tham gia vào bữa ăn chung của cả nhà. Không khí vui vẻ quây quần của bữa ăn gia đình góp phần khuyến khích bé ăn và cơ thể được trao đổi chất tích cực. Thêm vào đó, thông qua quan sát người lớn ăn uống và thao tác với dụng cụ ăn, bé học được kỹ năng ăn uống một cách tự nhiên.
- Mẹ lưu ý tuyệt đối không cho bé ăn rong hay vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại chỉ để qua giai đoạn biếng ăn này nhé bởi thói quen xấu thì dễ hình thành nhưng sẽ thật khó mà khắc phục.
Trường hợp bé không chịu ăn sữa cũng chẳng chịu ăn dặm
Nếu đã áp dụng đủ bí kíp mà biếng ăn sinh lý vẫn không cải thiện thì mẹ cũng đừng sốt ruột mà cố ép bé ăn nhé. Việc này chỉ mang lại tác dụng ngược. Biếng ăn thì vẫn thế mà còn rất dễ khiến bé từ biếng ăn sinh lý thành biến ăn tâm lý. Thay vào đó, mẹ hãy chấp nhận biếng ăn như một điều bình thường, thoải mái trong mỗi bữa ăn để tâm trạng tích cực của mẹ truyền sang con và giúp bé hoàn thành những kỹ năng mới của từng giai đoạn phát triển nhé!
Rồi chấp nhận, nhưng chờ bao lâu thì biếng ăn sinh lý mới qua đi nhỉ? Mình còn phải đối mặt với tình trạng này đến bao giờ? Giúp bé hoàn thành kỹ năng cụ thể là như thế nào đây? Có giải pháp nào luôn và ngay để cải thiện không?
Thật là nhức nhối quá đi mà! Hiểu được tâm trạng của mẹ, POH đã trằn trọc nghĩ ngợi để cho ra đời POH Easy Two đó mẹ!
Chương trình đặc biệt còn có sự giải đáp 1-1 với giảng viên giúp mẹ giải tỏa tâm trạng và tìm ngay ra giải pháp của con, giúp bé mau chóng ăn ngon, ăn khỏe và ăn vui. Mẹ hãy tham khảo ngay POH Easy Two nhé!
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo