7 bí quyết đơn giản mẹ cần nắm được khi cho bé ăn dặm lần đầu

đăng bởi Nguyễn Khải

Giai đoạn cho bé ăn dặm có rất nhiều điều thú vị mà chỉ ba mẹ nào trải qua mới cảm nhận được. Những chiếc thìa nhỏ xinh, khuôn miệng chúm chím lúc mẹ đút ăn hay tiếng cười khúc khích khi ăn món yêu thích thực sự rất đáng yêu.

Nếu ba mẹ đang có ý định cho bé ăn dặm và muốn trải nghiệm những giây phút hạnh phúc đó thì hãy tham khảo những bí quyết dưới đây của POH nhé!

 

 

1. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa

Khi quyết định cho con ăn dặm, ba mẹ thường hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh. Việc nhận quá nhiều lời khuyên khác nhau khiến không ít ba mẹ lúng túng và đặt ra nhiều thắc mắc như: “Cho con ăn dặm trong khoảng 4-6 tháng tuổi có phù hợp không?”, “Có nên bắt đầu với trái cây và rau củ?”, “Có cần thiết cho con ăn đồ xay nhuyễn với ngũ cốc không?”.

>> Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì? 

Bí quyết cho bé ăn dặm

Ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa

Trước khi bắt đầu mọi thứ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về những vấn đề quan trọng như:

  • Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
  • Cho bé ăn theo thứ tự nào
  • Mỗi bữa bé nên ăn bao nhiêu là đủ
  • Mỗi ngày bé cần ăn mấy bữa
  • Những lưu ý về an toàn cho bé

Ngoài ra tại POH Easy Two, Bác sĩ và giảng viên cũng sẽ giải đáp từ A đến Z những thắc mắc của ba mẹ. Đồng thời đưa ra lời khuyên và hỗ trợ ba mẹ trong suốt quá trình ăn dặm của con.

 

 

2. Sử dụng dụng cụ phù hợp khi cho bé ăn

Dù mẹ cho bé ăn đồ xay nhuyễn, thức ăn mềm hay kết hợp cả hai thì đều cần chuẩn bị những dụng cụ đơn giản và phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích cho mẹ:

  • Vài ngày trước khi tập ăn, mẹ hãy cho bé ngồi thử trên ghế cao để làm quen và cố gắng hỗ trợ bé ít nhất có thể. 
  • Dùng tô và thìa bằng nhựa để tránh tổn thương lợi của bé. 
  • Chuẩn bị cho bé thêm một chiếc thìa để chơi trong giờ ăn. Ban đầu, bé sẽ xúc được một ít thức ăn và cho vào miệng nhưng chủ yếu vẫn cần mẹ đút. Các bé ăn dặm tự chỉ huy sẽ không cần dùng đến dụng cụ ăn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cho bé chơi và làm quen với các dụng cụ để phát triển kỹ năng vận động. Mẹ có thể xúc sẵn cho bé một chút thức ăn lên thìa rồi để bé tự cầm và đút thức ăn vào miệng. 

3. Cho bé chơi với đồ ăn

Chơi với đồ ăn giúp bé khám phá hình dạng, kết cấu và hương vị của nhiều loại thức ăn khác nhau, từ đó hứng thú hơn với nguồn cung cấp dinh dưỡng mới ngoài sữa mẹ và sữa công thức. 

Bí quyết cho bé ăn dặm

Chơi với đồ ăn giúp bé có cảm hứng ăn uống hơn

Bé sẽ cực kỳ hứng thú và muốn khám phá những món ăn mới. Mẹ hãy để một ít đồ ăn lên bàn và cho bé chơi để làm quen, cuối cùng bé sẽ cho vào miệng thôi nên mẹ cứ yên tâm nhé. 

4. Cho ăn khi bé vui và bụng hơi đói

Có phải khi đói và mệt, mẹ thường dễ cáu gắt, khó chịu trong người? Ngược lại, mẹ cũng không còn chút hứng thú nào với đồ ăn khi bụng đã no phải không? Cơ thể bé cũng vậy mẹ ạ.

Cho bé ăn khi tâm trạng thoải mái và bụng hơi đói chính là thời điểm tốt nhất. Để chắc chắn, mẹ nên cho bé bú một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức để xem mức độ đói của bé, sau đó cho bé ăn bữa chính với lượng thức ăn phù hợp.

5. Tiếp tục cho bé ăn những món bé từng từ chối

Mẹ chuẩn bị cho bé món khoai lang nghiền thơm ngon nhưng trong suốt giờ ăn, bé chỉ ngậm chặt miệng hoặc nôn hết những gì mẹ vừa đút.

Trong trường hợp này, mẹ sẽ làm gì? Nhiều mẹ sẽ thất vọng vì cảm thấy tốn thời gian, công sức mà con không hấp thụ được chất dinh dưỡng. 

Tuy nhiên, mẹ nên kiên trì vì sau nhiều lần cố gắng, bé sẽ ăn món đó ngay thôi. Hãy cho bé thời gian để làm quen với thức ăn bằng thị giác và xúc giác trước vì điều này có ý nghĩa với việc ăn dặm của bé. 

6. Cẩn thận với nguy cơ dị ứng thức ăn

Một nguy cơ tiềm ẩn bé rất dễ gặp phải khi bắt đầu ăn dặm là dị ứng thức ăn. Những phản ứng nghiêm trọng như khó thở, sưng phồng thường xảy ra trong vòng ít phút hoặc vài giờ sau khi thức ăn được tiêu hóa. Những phản ứng nhẹ hơn như chàm, tiêu chảy hay táo bón thường xuất hiện vài ngày sau đó. 

Bí quyết cho bé ăn dặm

Ba mẹ cần thử dị ứng thức ăn cho bé

Tuy nhiên, những phản ứng này có thể không xuất hiện ngay nên mẹ cần đợi 2-4 ngày sau mới cho bé ăn món khác. Mẹ cũng có thể nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ nhi khoa để chắc chắn hơn về tình trạng của con.

Hãy duy trì cho bé một thói quen ăn uống đơn giản, khoa học để tránh những vấn đề không mong muốn xảy ra. Mẹ nên tự tay chuẩn bị thức ăn thay vì mua đồ chế biến sẵn. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý một số món chưa nên cho bé ăn trong thời điểm này. 

7. Để ý những dấu hiệu ăn uống của bé

Việc bị ép ăn khi thực sự không muốn sẽ làm các bé cảm thấy nhu cầu của mình không được tôn trọng.

Ở độ tuổi này, bé vẫn chưa thể biểu hiện bằng lời nói nên mẹ buộc phải học cách giao tiếp với con qua những dấu hiệu. Quay đầu đi, ngậm chặt miệng, quấy khóc, ném đồ ăn là những dấu hiệu cho thấy bé không muốn ăn nữa và mẹ nên cất thức ăn đi.

Khi thực sự hiểu và đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của bé, mẹ sẽ thấy quá trình cho con ăn dặm đỡ vất vả hơn nhiều. 

Hi vọng những gợi ý trên hữu ích và mẹ có thể tham khảo để áp dụng vào quá trình cho con ăn dặm đầy gian nan nhưng cũng rất thú vị.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo